Các thuật ngữ cần phải biết trong SEO

Thuật ngữ SEO là các từ hoặc cụm từ dùng để mô tả các yếu tố, hành động, thuật toán liên quan đến lĩnh vực SEO website. Có nhiều các thuật ngữ SEO khác nhau nhưng trong bài viết này sẽ giải thích cho các bạn những thuật ngữ SEO cơ bản và thông dụng nhất trong SEO.

Quy Trình SEO website lên Top Google

1. SEO

Viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization là công việc đi tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm giúp cho website đạt được thứ hạng cao khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh.

2. CTR

Là tỷ lệ số người click vào website trên số lần hiển thị của trang web. Ví dụ: Có 100 người tìm kiếm và nhìn thấy website của bạn trên google nhưng chỉ có 10 người click vào xem trang web ==> CTR = 10%. Để đạt được CTR cao thì tiêu đề + mô tả trang web phải hấp dẫn.

3. CRO

Viết tắt của Conversion Rate optimization – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng truy cập vào website thành khách hàng tiềm năng (có khả năng đưa ra quyết định mua hàng).

Ví dụ: 100 khách hàng truy cập vào website nhưng chỉ có 5 khách đưa ra quyết định mua hàng (đặt hàng, nhấc máy gọi điện mua hàng) thì tỷ lệ chuyển đổi là 5%.

(*) Lưu ý: Tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào 1 số yếu tố như:

– Mức độ chuyên nghiệp của website.

– Giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên trang web của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

– Thương hiệu của công ty.

– Sự chuyên nghiệp trong khâu tư vấn, chăm sóc khách hàng…

4. PR (Page Rank)

Chỉ số đánh giá mức độ uy tín của website do Google đưa ra xếp hạng theo thứ nguyên từ 0 – 10. Chỉ số PR càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Google xếp hạng PR cho webiste phụ thuộc vào số lượng + chất lượng backlink trỏ về trang web.

Quá trình Google bot lấy dữ liệu website và lưu vào trong bộ nhớ của Google (đánh chỉ mục). Chỉ khi nào website được index thì mới xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.

6. Robots.txt

Là file điều hướng cho phép các công cụ tìm kiếm được phép index nội dung nào bên trong trang web. Giả sử trong website có 1 bài viết mà bạn không muốn xuất hiện trên google thì có thể sử dụng File Robots.txt để ngăn google bot index bài này.

7. DA, PA

Viết tắt của cụm từ Domain AuthorityPage Authority là chỉ số đánh giá mức độ uy tín của trang web do Seomoz đưa ra (tương tự như PR của google nhưng hiện nay 2 chỉ số này phổ biến hơn).

DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. Chỉ số DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn trang (1 tên miền), PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng bài viết, chuyên mục bên trong website. Bạn có thể cài addon Mozbar để xem được chỉ số PA và DA cho trang web.

BacklinkBacklink

Liên kết từ 1 trang web khác trỏ về website của mình. Google coi backlink là yếu tố quan trọng thứ 2 sau nội dung để đánh giá và xếp hạng cho trang web.

9. Internal Link và External Link

  • Internal Link (liên kết nội bộ) là liên kết giữa các trang bên trong phạm vi của 1 trang web.
  • External Link (liên kết ngoài) là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet.

Internal Link và External LinkInternal Link và External Link

10. Anchor Text

Anchor Text  hay còn gọi là văn bản neo là các từ hoặc cụm từ (thông thường là từ khóa) được sử dụng để gắn link điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm.

11. Onpage SEO

Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên trong website giúp website trở nên thân thiện với công cụ tìm kiếm.

Onpage SEOOnpage SEO

Là các yếu tố về Seo được thực hiện bên ngoài phạm vi website (nôm na là quá trình đi xây dựng backlink trỏ về website).

Thẻ mô tả hình ảnh, giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của hình ảnh đang nói về điều gì.

14. Meta Description

Thẻ mô tả nội dung của trang web.

15. Title

Thẻ tiêu đề của trang web.

Sơ đồ của trang web, giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website. Sitemap có 2 loại là sitemap cho người dùng (sitemap.html) và sitemap cho các công cụ tìm kiếm đọc hiểu (sitemap.xml).

17. Rich Snippets

Là các thông tin hiển thị bổ sung bên cạnh kết quả tìm kiếm (hiển thị dưới dạng như dấu sao, số lượng đánh giá, hình ảnh tác giả…) nhằm giúp nổi bật hơn các kết quả tìm kiếm từ đó tăng tỷ lệ CTR.

18. Domain Age

Tuổi đời của tên miền (được tính từ thời điểm tên miền đăng ký). Giống như 1 nhân viên làm việc lâu năm trong công ty, website có tuổi đời tên miền càng cao thì độ uy tín càng cao.

19. Heading

Các thẻ tiêu đề (từ H1-H6) được sử dụng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng của trang web đến các công cụ tìm kiếm.

20. Domain Keyword

Tên miền chứa từ khóa – 1 trong những yếu tố google xếp hạng cho trang web.

21. RSS

Nguồn cấp dữ liệu, cho phép các trang web, hoặc người dùng được phép lấy tin tự động từ website về.

22. Algorithm

Về cơ bản, thuật toán là một bộ quy tắc cụ thể được xác định để giải quyết vấn đề theo cách tự động. Các công cụ tìm kiếm sử dụng những thuật toán để khám phá những trang trên web và xếp hạng chúng theo cách phù hợp nhất cho người tìm kiếm.

Thuật toán Google bao gồm hơn 200 dấu hiệu hoặc quy tắc được tính đến khi quyết định số phận của trang web trong kết quả tìm kiếm (chẳng hạn như tiêu đề SEO, backlink đến trang web, v.v…).

23. Bounce Rate

Bounce Rate là tỷ lệ khách truy cập vào trang web của bạn và chọn rời đi sau khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát cao sẽ tác động tiêu cực đến SEO.

24. Bot

Bot hoặc robot là bất kỳ loại ứng dụng được lập trình nào có khả năng chạy các tác vụ tự động. Các bot công cụ tìm kiếm (còn được gọi là trình thu thập thông tin, chẳng hạn như Googlebot) được giao nhiệm vụ quét web và những website trên các trang của Google. Từ đó trở đi, một cơ sở dữ liệu hoặc chỉ mục lớn được tạo ra từ tất cả các trang web đã thu thập thông tin.

25. Content

Content đóng vai trò quan trọng trong SEOContent đóng vai trò quan trọng trong SEO

Trong SEO, nội dung đề cập đến bất kỳ loại thông tin có ý nghĩa nào được hiển thị trên trang web của bạn. Đây có thể là bản sao, hình ảnh, video, infographic, v.v… Nội dung chất lượng cao là một trong những yếu tố chính sẽ tác động tích cực đến thứ hạng của bạn. Để đánh giá chất lượng, công cụ tìm kiếm nhìn vào các tiêu chí cụ thể.

Để được xếp hạng tốt, nội dung của bạn phải là:

  • Dạng thông tin và hữu ích cho người đọc
  • Duy nhất (có nghĩa là không sao chép văn bản từ một trang web khác)
  • Mới mẻ (nghĩa là phải mới hoặc cập nhật thường xuyên)

26. Duplicate Content

Nội dung giống hệt nhau xuất hiện ở nhiều nơi trên web, khiến các công cụ tìm kiếm chỉ hiển thị một trong những liên kết có nội dung này. Dù vẫn còn tranh cãi, nhưng một số chuyên gia SEO có xu hướng tin rằng các công cụ tìm kiếm có thể xử phạt trang web của bạn vì nội dung trùng lặp, do đó, điều cực kỳ quan trọng là tất cả nội dung đều là duy nhất, có liên quan và chất lượng.

27. Fetch as Google

Fetch as GoogleFetch as Google

Một tính năng trong Google Search Console, trong đó bạn có thể mô phỏng những gì Googlebot thực sự “nhìn thấy” hoặc thu thập trên trang. Vô cùng thuận tiện để phát hiện các lỗi có thể ảnh hưởng đến việc SEO trang web.

28. Featured Snippet (trích dẫn nổi bật)

Featured SnippetFeatured Snippet

Một tính năng của trang kết quả công cụ tìm kiếm, trong đó một kết quả được hiển thị ở đầu trang trong một hộp chuyên dụng đặc biệt, bao gồm nhiều yếu tố văn bản và hình ảnh hơn. Còn được gọi là kết quả 0, vì chúng xuất hiện trước bất kỳ kết quả organic nào khác. Những loại kết quả này có xu hướng nhận được nhiều nhấp chuột hơn những cái khác, nhờ vị trí và định dạng bắt mắt.

29. Google Analytics

Một phần mềm do Google phát triển cho phép bạn theo dõi tất cả các loại thông tin trên trang web, chẳng hạn như lưu lượng truy cập mà bạn nhận được, nguồn của nó, hành vi của khách truy cập, tỷ lệ thoát (bounce rate), v.v…

Công cụ này cũng cho phép bạn so sánh dữ liệu trong quá khứ với hiện tại, do đó bạn có thể đánh giá mức tăng trưởng, điểm mạnh và điểm yếu của trang web. Nếu bạn không biết chắc nên bắt đầu từ đâu, may mắn thay, Quantrimang.com đã tạo một hướng dẫn về cách làm chủ Google Analytics.

Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) là dịch vụ miễn phí do Google cung cấp cho chủ sở hữu trang web. Xác minh trang web với GSC được coi là một việc làm tốt nhất cho SEO.

Khi xác nhận quyền sở hữu, bạn sẽ có quyền truy cập vào rất nhiều công cụ giúp tối ưu hóa trang web của mình (thu thập báo cáo, khả năng gửi sơ đồ trang web, v.v…). Google Search Console cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin có giá trị, chẳng hạn như lượng hiển thị trên kết quả tìm kiếm, số lần nhấp và vị trí của trang cho các từ khóa nhất định.

31. Google Webmaster Guidelines

Google Webmaster GuidelinesGoogle Webmaster Guidelines

Trong thế giới SEO, Google Webmaster Guidelines được ví như cuốn kinh thánh. Google Webmaster Guidelines (Nguyên tắc quản trị trang web của Google) là một tài liệu hỗ trợ, trong đó tất cả các thực tiễn tốt nhất, cũng như trái quy định, khi tối ưu hóa trang web, được nêu rõ. Làm theo những hướng dẫn này sẽ giúp ích cho Google khi tìm, lập chỉ mục và xếp hạng trang web của bạn.

Điều này đề cập đến việc tối ưu hóa mọi thứ liên quan đến hình ảnh, ảnh chụp hoặc các loại đồ họa khác trên trang. Làm thế nào để cải thiện vấn đề này? Điền Alt text, thêm các yếu tố văn bản khác xung quanh hình ảnh, chẳng hạn như chú thích và đừng quên đảm bảo rằng hình ảnh được tối ưu hóa để load nhanh trên trang web của bạn, hoặc chỉ sử dụng Wix Pro Gallery.

33. Mật độ từ khóa

Tỷ lệ phần trăm được tính bằng cách lấy số lượng từ khóa xuất hiện trên một trang web chia cho tổng số từ trên trang. Mặc dù phổ biến nhưng khái niệm này không phải là thước đo chính xác để xác định chất lượng hoặc tính unique (duy nhất) của một phần nội dung. Có nghĩa là đối với từ khóa cũng vậy, bạn nên nhắm vào chất lượng hơn là số lượng.

34. Từ khóa đuôi dài

Từ khóa đuôi dài là một cụm từ (hoặc từ khóa) có sự kết hợp của 4 từ trở lênTừ khóa đuôi dài là một cụm từ (hoặc từ khóa) có sự kết hợp của 4 từ trở lên

Từ khóa đuôi dài là một cụm từ (hoặc từ khóa) có sự kết hợp của 4 từ trở lên, được sử dụng để mô tả điều gì đó theo cách chính xác hơn. Từ khóa đuôi dài ít cạnh tranh hơn và giúp nhắm mục tiêu đến đối tượng xác định hơn, điều này có thể giúp cải thiện việc chuyển đổi của bạn.

35. Meta keyword

Danh sách các từ khóa bạn điền vào chỉ hiển thị với công cụ tìm kiếm hoặc bằng cách xem nguồn trang web của bạn. Điền vào các meta keyword là một kỹ thuật SEO lỗi thời. Trước đây, các meta keyword được sử dụng để thông báo cho các công cụ tìm kiếm chủ đề của trang web là gì, nhưng ngày nay, các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung tốt hơn nhiều. Do đó, việc điền meta keyword là dư thừa.

36. Organic Traffic

Organic Traffic là lưu lượng truy cập đến trang web do kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Mục đích chính của việc tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm (SEO) là thu hút càng nhiều lưu lượng truy cập không phải trả tiền vào trang web càng tốt.

37. PPC

Viết tắt của Pay-Per-Click, PPC là một mô hình tiếp thị trên Internet, trong đó các nhà quảng cáo trả phí mỗi khi một trong các quảng cáo của họ được nhấp vào.

38. Pageview

Pageview càng cao càng tốtPageview càng cao càng tốt

Chỉ số phân tích trang web được xác định là tổng số trang được xem trên một trang web trong khoảng thời gian nhất định. Số liệu này có thể cho biết liệu khách truy cập trang web có tương tác với nội dung để khám phá sâu hơn trang chủ hay không. Số lần xem trang (Pageview) càng cao càng tốt.

39. Vị trí

Trong SEO, vị trí đề cập đến thứ hạng của trang web trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Vị trí của trang phụ thuộc vào hơn 200 yếu tố, như mức độ liên quan của nội dung với cụm từ tìm kiếm hoặc chất lượng của các liên kết trỏ đến trang.

40. Truy vấn

Truy vấn về cơ bản là từ hoặc cụm từ được nhập vào hộp tìm kiếm khi ai đó đang cần tìm thông tin về thứ gì hoặc ai đó.

41. Rank Brain

Một chương trình trí tuệ nhân tạo do Google phát triển được sử dụng để xử lý các truy vấn. Ngoài việc có thể hiểu hành vi trên trang kết quả công cụ tìm kiếm của người dùng, Rank Brain có một cơ chế để hiểu ngữ nghĩa và mối quan hệ giữa các chủ đề và truy vấn.

42. Robots.txt

Đây là file được thêm vào để hạn chế quyền truy cập vào một trang web của bot công cụ tìm kiếm, với mục đích thu thập dữ liệu web. Hiện không thể chỉnh sửa file robots.txt trên trang Wix. Tuy nhiên, bạn có thể thêm thẻ no-index vào một trang riêng lẻ trên trang Wix của mình, ngăn nó xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm.

43. Toán tử tìm kiếm

Đây là các định dạng tìm kiếm đặc biệt được sử dụng để thu hẹp hoặc lấy kết quả cụ thể hơn cho một truy vấn nhất định.

44. Search intent

Search intent đề cập đến lý do tại sao ai dùng nhập một truy vấn vào hộp tìm kiếmSearch intent đề cập đến lý do tại sao ai dùng nhập một truy vấn vào hộp tìm kiếm

Trong SEO, Search intent đề cập đến mục đích ban đầu hoặc lý do tại sao ai dùng nhập một truy vấn vào hộp tìm kiếm. Hiểu ý định của người tìm kiếm sẽ giúp bạn hình thành chiến lược SEO rõ ràng và tạo nội dung tốt hơn cho trang web của mình.

45. SEM

Search Engine Marketing là một loại tiếp thị Internet liên quan đến việc trả tiền cho các quảng cáo để tăng khả năng hiển thị của bạn trên kết quả tìm kiếm. Điều này trái ngược với SEO, vốn là miễn phí.

46. SERP

Viết tắt của Search Engine Results Page (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), SERP là danh sách các trang hiển thị khi tìm kiếm một từ khóa nhất định.

47. Spider

Spider là trình thu thập thông tin cho công cụ tìm kiếm. Nó sẽ quét các trang trên website của bạn để lập chỉ mục. Một ví dụ về spider là Googlebot.

48. Time on page (Thời gian trung bình trên trang)

Time on page là thời gian trung bình mà người dùng dành trên trangTime on page là thời gian trung bình mà người dùng dành trên trang

Số liệu này có thể được tìm thấy trên phần mềm Google Analytics. Nó cho biết thời gian khách truy cập dành cho một trang web. Time on page cao có liên quan đến xếp hạng tốt hơn.

URL là viết tắt của “Uniform Resource Locator”. URL là địa chỉ của một trang web hoặc file cụ thể trên Internet.

50. Voice Search (Tìm kiếm bằng giọng nói)

Đây là loại tìm kiếm trong đó một người đặt câu hỏi thành tiếng. Sau đó, một phần mềm nhận dạng giọng nói sẽ đăng ký câu hỏi và đưa ra câu trả lời trên kết quả tìm kiếm hoặc sẽ nói ra câu trả lời (giống như Siri).

51. Tốc độ trang web

Tốc độ trang web là thời gian load trang web của bạn. Có tốc độ trang web nhanh sẽ tốt hơn cho trải nghiệm người dùng trên trang web, điều này có thể tác động tích cực đến chiến lược SEO của bạn.

52. Black hat SEO (SEO mũ đen)

SEO mũ đen đề cập đến một tập hợp các phương pháp được sử dụng để tăng thứ hạng của trang web hoặc trang trong công cụ tìm kiếm, thông qua các phương tiện vi phạm điều khoản dịch vụ của công cụ tìm kiếm.

SEO mũ đen và SEO mũ trắng là 2 chiến lược SEO hoàn toàn trái ngược nhauSEO mũ đen và SEO mũ trắng là 2 chiến lược SEO hoàn toàn trái ngược nhau

53. White hat SEO (SEO mũ trắng)

Đối lập với kỹ thuật SEO mũ đen, SEO mũ trắng đề cập đến việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và chiến thuật SEO tập trung vào đối tượng con người, hoàn toàn tuân theo các quy tắc và chính sách của công cụ tìm kiếm.

54. Wix SEO Wiz

Wix SEO Wiz là công cụ để cải thiện xếp hạng trang web, được phát triển bởi Wix. Công cụ miễn phí này tạo ra một danh sách những thứ cần kiểm tra (checklist) được cá nhân hóa, với tất cả các bước bạn cần thực hiện để sẵn sàng cho việc SEO và cải thiện xếp hạng về lâu dài.

55. 200 OK

Mã phản hồi của máy chủ cho biết tất cả đều A-OK với một trang web.

56. 301 Moved Permanently hoặc 301 Redirect

Phản hồi của máy chủ tự động chuyển hướng người dùng cố gắng truy cập một địa chỉ web nhất định đến một địa chỉ web khác.

57. 404 Not Found

404 là một thông báo lỗi do trình duyệt hiển thị, cho bạn biết rằng không thể tìm thấy địa chỉ Internet (trang đã bị xóa, có lỗi trong URL, v.v…).

Xem thêm: