Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo thông tư 200 bạn cần biết

Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, có lẽ bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của kế toán giá thành sản phẩm. Vậy kế toán giá thành sản phẩm là gì và các phương pháp tính giá thành mới nhất theo thông tư 200 được tính theo công thức nào, bài viết sau sẽ cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành và kế toán chi phí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó có thể định nghĩa về kế toán giá thành như sau: 

Kế toán giá thành là vị trí đảm nhận phần việc xác định đầy đủ – chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình SXKD. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phản ánh giá trị thực của các tư liệu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan. Kết quả thu được là sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành đánh giá được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí.

Dựa vào các tiêu thức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thành khác nhau.

  • Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, bao gồm: Giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành thực tế.

  • Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành sản phẩm được phân thành: Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng), giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ).

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo thông tư 200

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về 4 phương pháp tính giá thành sản phẩm theo thông tư 200 được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay:

1. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ

– Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp có cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.

– Đặc điểm: Đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo nhóm sản phẩm của toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong quy trình đó.

– Trình tự tính giá thành:

Bước 1: Tổng cộng chi phí của quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.

Bước 2: Xác định tỷ lệ tính giá thành, căn cứ vào giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức.

Tỷ lệ giá thành = [Tổng giá thành thực tế toàn bộ sản phẩm / Tổng giá thành theo kế hoạch (Định mức)] x 100

Giá thành thực tế

=

Giá thành kế hoạch

x

Giá thành tỷ lệ

2. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức

– Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định; đã xây dựng và quản lý được định mức; trình độ tổ chức và tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của kế toán viên tương đối vững. 

– Cụ thể: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí sản xuất chung để xác định giá thành định mức. Sau đó, tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong phạm vi định mức cho phép và số thoát ly so với định mức.

– Công thức tính:

Gía thành thực tế

=

Gía thành định mức 

+ (-)

Chênh lệch do thay đổi định mức

+ (-)

Chênh lệch do thoát ly định mức

Lý do thay đổi định mức:

  • Do trang thiết bị sản xuất hiện đại

  • Trình độ tay nghề của công nhân tăng lên

  • Trình độ tổ chức quản lý sản xuất tăng lên

3 .Tính giá thành theo phương pháp hệ số

Bước 1: Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm/ Tổng số sản phẩm gốc

Bước 2: Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định

Số sản phẩm tiêu chuẩn

=

Số sản phẩm từng loại

x

Hệ số quy đổi từng loại

Bước 3: Xác định giá thành

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

=

Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại

x

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)

Tính giá thành theo phương pháp giản đơn được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…).

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm hay dịch vụ.

Công thức tính:

Tổng giá thành SX sản phẩm

=

Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

+

Chi phí SX trong kỳ

Chi phí SX dở dang cuối kỳ

 

Giá thành sản phẩm đơn chiếc

=

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

/

Số lượng sản phẩm hoàn thành

  • Tham khảo phần mềm tính giá thành sản phẩm tốt nhất hiện nay

  • Cách phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

Trên đây là hướng dẫn về các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo thông tư 200 mới nhất mà ISOCERT muốn chia sẻ đến quý Doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm việc. Chúng tôi hẹn gặp quý bạn đọc ở những bài viết sắp tới!

Ngày cập nhật: 23-10-2021