Các phương pháp sấy khô một số rau quả – Thương hiệu máy chế biến nông sản hàng đầu Việt Nam

Sấy là một trong những phương pháp chế biến rau quả đang được áp dụng nhiều ở các các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một hình thức chế biến giúp làm tăng giá trị nông sản cũng như tăng nguồn thu cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi xin phép giới thiệu một số phương pháp sấy khô một số rau quả phổ biến để các bạn tham khảo.

1.Tỏi

Tỏi sau khi thu hoạch được bóc và lột vỏ bằng tay sau đó được thái lát thành miếng không quá 5mm. Sản phẩm được rải đều trên các khay sấy và tiến hành sấy cho đến khô, độ ẩm còn lại khoảng 5%. Để sấy tỏi thì có thể sử dụng phương pháp sấy nóng hoặc sấy lạnh. Phương pháp sấy lạnh có ưu điểm lớn là giữ màu, hương vị rất tốt nên được ứng dụng nhiều trong sấy các loại rau củ làm gia vị. Tỏi sau khi sấy có thể dùng trực tiếp hoặc nghiền ra thành bột sử dụng kết hợp với một số gia vị hay thực phẩm khác.

2.Củ cải đường

Củ cải sau khi rửa sạch, cắt vỏ rồi thái ra thành từng lát với độ dày khoảng 2-3mm. Trước khi sấy thì sản phẩm nên được trần qua bằng nước giúp làm sạch cả bên trong lẫn bên ngoài hoặc có thể nhúng trong dung dịch chứa 8000 ppm S02 trong 1 phút. Sau đó đặt sản phẩm vào khay sấy và sấy đến cho khi độ ẩm còn 6%, tỷ lệ còn lại sau khi sấy là 12:1. Thông thường củ cải hiện nay có thể sử dụng phương pháp sấy nóng để sấy sản phẩm giúp khô nhanh và giảm chi phí sản xuất, đầu tư ban đầu vì giá thành của một chiếc sấy nóng chỉ bằng 1/2 giá máy sấy lạnh.

3. Củ cải

Củ cải là nguyên liệu khá phổ biến và được sử dụng nhiều làm nguyên liệu chế biến. Củ cải được thu hoạch và cắt lát thành các miếng từ 2-5mm. Các miếng được trần qua nước sôi từ 4-6 phút sau đó nhúng qua dung metalbisunfite chúa 800 ppm S02 trmg 1 phút dịch. Sau khi xử lý nguyên liệu thì đưa vào sấy và độ ẩm sau khi sấy là 6%. Với sản phẩm này thì có thể nhiệt trong khung nhiệt độ 50-100 độ c, thời gian sấy tùy vào độ khô của từng sản phẩm yêu cầu.

4. Ớt ngọt

Nguyên liệu được làm sạch và cắt nhỏ. Phần lõi và các vách ngăn được tách bằng tay. Phần không đảm bảo chất lượng được cắt bỏ bằng dao. Thịt của quả được giữ lại và ngâm trong dung dịch có nồng độ  metabisunfite thấp (2000 ppm) trước khi dùng dao để cắt thành từng miếng có bề rộng 5mm. Các miếng được nhúng trong dung dịch 2000 ppm S02 1 phút. Sau đó được rải trên khay sấy và sấy cho đến khi còn độ khô 7% và tỷ lệ sau sấy là 13:1

5. Chuối

Cả chuối xanh và chuối chín đều có thể sấy được nhưng chúng được sử dụng với mục đích khác nhau. Chúng ta không thể trộn lẫn được với nhau.

Quả chuối được rửa sạch, bóc vỏ và thái với kích thước khoảng 10mm. Quả được chần trong nước sôi khoảng 1 phút sau đó được bóc vỏ, quả chín thì không cần phải chần.

Nguyên liệu đã chuẩn bị được nhúng vào dung dịch chứa  2000 ppm S02 trong 1 phút. Các miếng cắt nhỏ được sấy trong khay đã phủ 1 lớp glyxerin để tránh bị dính vào khay. Độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy là 12%. Sản phẩm từ chuối chưa chín có thể được sử dụng trực tiếp hoặc nghiền ra thành bột.

Hiện nay, chuối có thể sử dụng cả phương pháp sấy nóng và sấy lạnh trong đó thường sản phẩm sau sấy nóng thì cho sản phẩm giòn còn sản phẩm dùng sấy lạnh thì sản phẩm sẽ là dẻo, có độ ẩm 15%.

Việc lựa chọn phương pháp này là tùy vào yêu cầu đầu ra của sản phẩm.

7. Dâu

Sấy dâu tây cũng như sấy một số loại quả khác, cụ thể quy trình như sau:
Tiến hành thu gom, rửa và kiểm tra phân loại các loại quả có thể sử dụng được, sau đó rửa sạch lại một lần nữa và cắt loại bỏ phần hư hại không cần thiết sau đó đưa lên khay sấy. Để sản phẩm có độ ngon thì nhà sản xuất nên tiến hành các khâu sơ chế tẩm ướt trước khi đưa vào sấy. Tùy theo yêu cầu đầu ra của sản phẩm mà lựa chọn phương pháp sấy phù hợp. Đối với dâu thì hiện nay một số nhà sản xuất sản phẩm sấy có thể áp dụng phương pháp sấy lạnh để sấy, sản phẩm sau khi sấy sẽ giữ khoảng 15% độ ẩm và cho ra sản phẩm có độ dẻo. Nhiệt độ sấy trung bình để sấy dâu là 40 độ C và thời gian sấy 12-15h. Sản phẩm sau khi sấy nên được đóng gói chân không và đưa vào kho lạnh bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 2 – 10 độ C để đảm bảo sản phẩm được đảm bảo lâu dài.

8. Bắp cải

Băp cải giống như một số loại rau củ khác là một trong những nông sản khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong thực tế.

Bắp cải bắt đầu được ứng dụng công nghệ sấy để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn. Sau khi thu hoạch về tiến hành bóc hết lá ngoài và rửa sạch,chia làm 4 phân, để giữ được màu sau khi sấy thì nên ngâm nước muối loãng và dung dịch kali metabisunfit trong 3 phút. Sau đó tiến hành đưa lên khay sấy và máy sấy được sử dụng nhiều cho sấy bắp cải này thường là máy sấy lạnh vì ưu điểm của quá trình sấy lạnh là giữ màu, sấy từ từ giúp đảm bảo dinh dưỡng và không hư hại trong quá trình sấy. Tỷ lệ sản phẩm sau sấy là 12:1 với độ ẩm là 5%.

Sản phẩm sau khi sấy cũng nên đưa vào máy hút chân không và bảo quản để đảm bảo sản phẩm không bị xâm hại bởi các điều kiện môi trường.

9. Các loại quả mướp tây

Mướp tây sau khi thu hoạch cũng được loại bỏ những phần không cần thiết và đưa vào sơ chế. Cát lọc bỏ hạt, ngâm vào nước đun sôi muối loãng trong 3 phút sau đó trần qua nước lạnh để loại bỏ bớt nhớt trong sản phẩm và ngâm lại trong dung dịch kali metabisunfit trong 3 phút. Loại quả này cũng có thể được dùng phương pháp sấy lạnh để sấy nhằm tối ưu hóa sự mất màu và giá trị dinh dưỡng. Sản phẩm sau khi sấy giữ lại 5% độ ẩm và tỷ lệ hao hụt là 12:1.