Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, để lựa chọn được phương pháp phù hợp với doanh nghiệp kế toán phải hiểu được sản phẩm dở dang là gì? Và nắm rõ được đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ở bài viết sau Nguyên lý kế toán chia sẻ chi tiết các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và cách tính.

1. Sản phẩm dở dang là gì?

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến, đang nằm trên các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. khóa học về nhân sự

Như chúng ta đã biết giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được tính theo công thức sau:

giá thành chi phí SPDD

Do vậy trước khi tính giá thành thì bắt buộc doanh nghiệp phải đánh giá sản phẩm dở dang.

– Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán trước chuyển sang

– Sản phẩm dở dang cuối kỳ: Là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua một hoặc một số công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm.

2.

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phù hợp cần phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp, có 3 phương pháp sau: sách hay về đầu tư chứng khoán

a) Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp)

Doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 65% đến 80% trở lên) nên sử dụng phương pháp này. nguồn nhân lực là gì

Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần chi phí NVL trực tiếp, hoặc NVL chính còn các chi phí khác tính cả cho thành phẩm.

giá trị SPDDCK

Ví dụ

– Chi phí sản phẩm dở dang đầu tháng : 2.500.000 đ

– Chi phí SX trong tháng tập hợp được bao gồm:

  • Chi phí NVL trực tiếp                      : 8.910.000 đ

  • Chi phí nhân công trực tiếp          :1.666.000 đ

  • Chi phí SX chung                             :1.088.000 đ

– Kết quả sản xuất: Cuối tháng nhập kho thành phẩm 100 sp hoàn thành còn 20 sp dở dang

– Kế toán đánh giá SPDD cuối kỳ: khóa học logistics

SPDDCK

b) Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương

Phương pháp này dùng cho Doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. học quản trị nhân sự ở đâu

Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.

– Đối với những chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quá trình sản xuất như CP NVL trực tiếp, NVL chính, toàn bộ CP NVL trực tiếp đầu kỳ và PS trong kỳ được tính cho SP hoàn thành và dở dang. Theo đó:

CPNVL trong SPDDCK– Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho SPDD cuối kỳ theo mức độ hoàn thành:

CPNCTT, SXC


Ví dụ:
                                                            

– CP SPDD đầu tháng gồm:

  • CP NVL trực tiếp                             :1.600.000 đ

  • CP nhân công trực tiếp                 :534.000 đ

  • CP sản xuất chung                         :226.000đ

– CP sản xuất trong tháng tập hợp được:

  • CP NVL trực tiếp                                       :168.000.000 đ

  • CP nhân công trực tiếp                          :6.286.000 đ

  • CP sản xuất chung                                   :7.200.000 đ

– Cuối tháng hoàn thành nhập kho 180 thành phẩm , còn 50 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%

Tính CP SPDD cuối kỳ: khóa học xuất nhập khẩu tphcm

=> Hướng dẫn giải:

– Chi phí NVL trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối kỳ:

= [(1.600.000đ + 168.000.000 đ) * 50] / [ 180 +50 ] = 36.869.565,2

– Chi phí Nhân công trực tiếp của SPDD cuối kỳ:

= [(534.000đ + 6.286.000đ) *50*.5 ] / [ 180 + (50 *5) ] = 831.707,3

– Chi phí sản xuất chung của SPDD cuối kỳ:

= [ (226.000+7.200.000)*50*.5 ] / [ 180 + (50 *5) ] = 905.609,8

Tổng CPDDCK = 36.869.565,2+831.707,3+905.609,8 = 38.606.882,3

 c) Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức

Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định nên sử dụng phương pháp này.

Theo PP này kế toán căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sản phẩm ở từng giai đoạn để tính ra chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ví dụ: đầu tư chứng khoán hiệu quả

– Có số liệu về sản phẩm A như sau:

Chi phí sản xuất định mức cho 1 đơn vị sp như sau:

  • CP nguyên vật liệu trực tiếp                    :12.000 đ

  • CP nhân công trực tiếp                             : 2.500 đ

  • CP sản xuất chung                                     : 1.500 đ

Kết quả sản xuất trong tháng: hoàn thành 60 thành phẩm, còn lại 10 SPDD, mức độ hoàn thành 50%

Bài giải: ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán

Kế toán tính chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:

– CP NVL trực tiếp trong sản phẩm dở dang       : 12.000 * 10 = 120.000

– CP nhân công trực tiếp                                         : 2.500*(10*0,5)=12.500

– CP sản xuất chung                                                 : 1.500*(10*0,5)=7.500  

Bài viết trên được tư vấn bởi CEO Lê Ánh Trung tâm Đào tạo kế toán Lê Ánh.

Để có thể hiểu và thành thạo công việc kế toán mua bán hàng hoá trong doanh nghiệp, kế toán nên tham khảo các khoá học nguyên lý kế toán hoặc kế toán tổng hợp thực hành tại các Trung tâm đào tạo kế toán uy tín. 

>>>> Xem thêm: Kế toán bán hàng trong doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

Rate this post

Tags:

  • https://nguyenlyketoan net/cac-phuong-phap-danh-gia-san-pham-do-dang/