Các nội dung cơ bản về quản lý hệ thống kinh tế

Trả lời:

1. Xung đột trong hệ thống

a.Khái niệm

Xung đột theo cách hiểu thông thường là sự khác biệt tâm lý và dẫn tới hành vi cản trở, tiêu diệt hoặc làm cho nhau mất hết hiệu lực giữa các bên tham gia xung đột.

b. Nguyên nhân của xung đột

Tuỳ theo mức độ diễn ra mà có các nguyên nhân khác nhau: Do cạnh tranh trong hệ thống; Do sự xung đột về mặt tâm lý; Do mâu thuẫn lợi ích

c. Cách xử lý xung đột

Có nhiều giải pháp xử lý xung đột như:

– Giảm bớt xung đột khi quyền lợi của các bên tham gia quả thực có sự loại bỏ lẫn nhau

– Khử bỏ hẳn một phía tham gia xung đột

– Khử bỏ nguyên nhân gây xung đột

– Đẩy mức độ xung đột lên tối đa để các bên tham gia giác ngộ mà từ bỏ.

2. Đổ vỡ hệ thống

a. Khái niệm

Đổ vỡ hệ thống là tình trạng sụp đổ của một hệ thống khi nó không còn khả năng duy trì bảo vệ được hệ thống và mọi thành viên của nó.

b. Nguyên nhân đổ vỡ hệ thống

– Trường hợp đổ vỡ thụ động : việc đổ vỡ thường do một số nguyên nhân sau

+ Do lãnh đạo bất lực không điều khiển được

+ Do mục đích, đường lối của hệ thống trái đạo lý

+ Do xung đột trong hệ thống

+ Do rủi ro

– Trường hợp đổ vỡ chủ động : đây là trường hợp ít có vấn đề xảy ra nhất vì hệ thống đã làm xong phận sự của mình, sự tồn tại của nó là không cần thiết, nó cần được giải thể để chuyển sang loại hoạt động mới.

c. Cách xử lý đổ vỡ

– Trong trường hợp đổ vỡ thụ động việc xử lý tuỳ theo tình hình cụ thể mà có đối sách nhưng cơ bản bao gồm các giải pháp sau:

+ Thay thế lãnh đạo hệ thống

+ Sửa đổi hệ thống : chủ trương, đường lối, chính sách, cơ cấu …

+ Liên kết với một hệ thống khác

– Trong trường hợp đổ vỡ chủ động: việc xử lý đổ vỡ cần có kế hoạch chu đáo để giải quyết nốt các mối quan hệ đối ngoại chưa xong, xắp xếp công việc cho con người trong tổ chức, thanh lý các tài sản của hệ thống.

3. Phát triển hệ thống

– Sự lớn mạnh của hệ thống: Một hệ thống có chính danh có quá trình hoạt động hiệu quả tất yếu dẫn đến sự phát triển. Từ một ngưỡng (một vị thế) ban đầu, đòi hỏi hệ thống phải chuyển lên một ngưỡng mới cao hơn về quy mô, ảnh hưởng và năng suất lao động.

– Các bước phát triển của hệ thống

Thông thường sự phát triển của hệ thống phải trải qua các bước sau :

– Phân tích tình thế (cả trong lẫn ngoài) hệ thống để xác định vị thế của hệ thống đang ở và vị thée mới mà hệ thống muốn đạt tới

– Hình thành sơ bộ cơ cấu hệ thống quản lý mới, tính toán nhu cầu phải có, các trở ngại cần khắc phục, các thế lực cần lôi kéo, liên kết hay chia rẽ, các tình thế, các cơ hội, các rủi ro có thể xảy ra và phải đối phó.

– Thực hành công tác truyền thông (cả trong và ngoài, nhưng chủ yếu ở bên trong) của hệ thống để mọi người hiểu rõ và ủng hộ bước phát triển mới.

– Tổ chức nhóm chuyên trách thực thi nhiệm vụ sau khi đã hoàn thành ba bước trên mà mục tiêu của nhóm là soạn thảo chi tiết đề án nhằm hình tành cơ cấu tổ chức bộ máy mới.

– Thực hiện đề án cơ cấu tổ chức quản lý mới, đưa hệ thống mới vào hoạt động, từng bước hoàn thiện dần cơ cấu này cùng cơ chế điều khiển tương ứng.

Quản lý kinh tế là một hoạt động rất cơ bản và là một nghề mà nghề đó đòi hỏi người thực hiện phải được đào tạo chu đáo. Trong quản lý kinh tế đòi hỏi kiến thức tổng hợp rất rộng nhưng tiền đề và quan trọng nhất là người quản lý phải nắm rõ lý thuyết hệ thống bởi vì điều đó giúp cho người lãnh đạo hiểu được nhiệm vụ phương hướng phát triển của hệ thống, biết giao việc đúng cho cấp dưới, biết lường trước mọi tình huống có thể xảy ra cho hệ thống và giải pháp giải quyết đúng đắn đồng thời biết dồn đúng tiềm lực vào khâu xung yếu của hệ thống và tận dụng thời cơ.

F.Saussure cho rằng “cơ cấu như là một tập hợp các yếu tố cùng với các quan hệ ràng buộc giữa chúng, nhưng cơ cấu không được coi là một tập hợp giản đơn mà là một tổng thể trong đó mỗi yếu tố đều phụ thuộc vào các yếu tố khác”. L.A.Zadeh cũng cùng quan điểm trên khi khẳng định “Trật tự bên trong của hệ thống , vị trí và sự sắp xếp các bộ phận hay các yếu tố của một chỉnh thể, cũng như những tương tác đặc trưng của chúng trong khung cảnh hệ thống tạo nên cơ cấu của nó. Như vậy, cơ cấu trước tiên phải là một tổng thể, một hệ thống các yếu tố gắn bó, một nguyên thể”. J.Piaget cho là “Một cơ cấu phải bao gồm 3 đặc điểm : tổng thể, biến đổi, và tự điều chỉnh”.

4. Tổng quan về quản lý kinh tế

a. Khái niệm

– Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.

– Quản lý và lãnh đạo: đây là hai thuật ngữ sử dụng trong hệ thống có con người ở trong, chúng không đồng nhất và được giải thích tuỳ thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Lãnh đạo là quản lý nhưng mục tiêu rộng hơn, xa hơn, khái quát hơn. Việc lãnh đạo và quản lý do chủ thể quản lý tiến hành.

Quản lý có nhiều dạng nhưng có thể gộp thành 3 dạng chính: Quản lý giới vô sinh; Quản lý giới sinh vật; Quản lý xã hội con người.

Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên tập thể những người lao động trong hệ thống và khách thể quản lý , sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hôi nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra theo đúng luật định và thông lệ hiện hành. Thực chất xét về mặt tổ chức và kỹ thuật của hoạt động quản lý thì đó chính là sự kết hợp mọi sự lỗ lực chung của con ngưởitong một hệ thống và việc sử dụng tốt các của cải vật chất thuộc phạm vi sở hữu của hệ thống để đạt tới mục tiêu chung.

b. Bản chất của quản lý kinh tế

Xét về mặt kinh tế xã hội của quản lý, quản lý kinh tế là các hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, bảo đảm cho hệ thống tồn tại, phát triển lâu dài, trang trải vốn và lao động, bảo đảm tính độc lập và cho phép thoả mãn những đòi hoải xã hội của chủ thể quản lý và của mọi cá nhân khác trong hệ thống. Nói một cách khác, bản chất của quản lý kinh tế tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống.

c. Nội dung của quản lý kinh tế

– Quản lý kinh tế có các nội dung chủ yếu sau:

– Cơ sở lý luận và phương phap luận của quản lý:

+ Lý thuyết hệ thống

+ Thực chất, bản chất, đối tượng, nội dung quản lý

+ Vận dụng các quy luật trong quản lý

+ Các nguyên tắc quản lý

+ Các phương pháp quản lý

+ Đường lối chủ trương chiến lược phát triển

+ Quan hệ giữa quản lý macro và micro

– Cơ sở tổ chức quản lý: Chức năng quản lý; Cơ cấu tổ chức bộ máy; Cán bộ quản lý

– Tổ chức quá trình quản lý: Mục tiêu quản lý; Thông tin kinh tế; Quyết định quản lý

– Cải tiến và đổi mới quản lý: Hiệu quả quản lý; Phân tích quản lý; Cải tiến và đổi mới quản lý.

5. Các nguyên tắc quản lý kinh tế

a. Khái niệm

Các nguyên tắc quản lý kinh tế là các quy tắc chỉ đạo những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý và các nhà lãnh đạo phải tuân thủ trong quá trình quản lý.

b. Các nguyên tắc cơ bản

– Thống nhất lãnh đạo giữa chính trị và kinh tế: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế, phát huy via trò điều hành, quản lý của nhà nước, vừa phát triển kinh tế sản xuất, vừa phải chăm lo vấn đề an ninh quốc phòng của đất nước

– Tập trung dân chủ: Phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.

– Kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội: Phải kết hợp hài hoà các lợi ích xã hội (lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của cá nhân) trên cơ sở những đòi hỏi của các quy luật khách quan.

– Tiết kiệm và hiểu quả: Đây là hai mặt của một vấn đề làm sao để với một cơ sở vật chất và kỹ thuật, một nguồn tài nguyên, một lực lượng lao động xá hội hiện có có thể sản xuất ra được khối lượng của cải vật chất và tinh thần nhiều nhất .

– Phân hoá tối ưu: Nhằm chia tách các tổ chức có ý đồ xấu đối với tổ chức của mình bằng những giải pháp có thể; chia tách các tổ chức đó theo kiểu chia để trị, chia tách nội bộ từng tổ chức đối kháng

– Nắm đúng khâu xung yếu: đòi hỏi những người lãnh đạo các tổ chức phải có khả năngphân tích chuẩn xác tình thế của hệ thống trong bước phát triển để tìm ra các công tác chủ yếu, các vấn đề then chốt để tập trung sức giải quyết dứt điểm.

– Kiên trì mục tiêu ý định

– Chuyên môn hoá

– Khôn khéo che dấu ý đồ

– Xử lý tốt các mối quan hệ đối ngoại.

6. Các phương pháp quản lý kinh tế

a. Khái niệm

Các phương pháp quản lý kinh tế là tập hợp các cách thức tác động có thể có và có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý để đạt được các mục tiêu đề ra.

b. Các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống

– Các phương pháp tác động lên con người:

+ Phương pháp hành chính

+ Phương pháp kinh tế

+ Phương pháp giáo dục

+ Tổng hợp cả ba phương pháp

– Các phương pháp tác động lên các yếu tố khác của hệ thống.

– Các phương pháp tác động lên các hệ thống khác: Đây là các cách tác động bên ngoài hệ thống vì vậy nó không sử dụng các tác động trực tiếp mà tuỳ thuộc vào từng đối tượng có mối tương quan như thế nào mà có cách sử dụng thích hợp. Có thể dùng các phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý thay cho phương pháp giáo dục, các phương pháp quan hệ pháp lý thay cho phương pháp hành chính …

Nghệ thuật quản lý là việc xem xét động tĩnh công việc quản lý để chế ngự nó một cách hiểu quả nhất, thực hiện thành công mội ý đồ và kế hoạch hoạt động của hệ thống.

7. Các chức năng quản lý hệ thống kinh tế

a. Khái niệm

Chức năng quản lý kinh tế là những hoạt động quản lý đặc biệt, biểu hiện phuơng hướng tác động hoặc giai đoạn tiến hành quản lý.

b. Phân loại

Theo phương hướng, quản lý kinh tế có hai chức năng:

+ Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế : là chức năng quản lý của nhà nước nhằm điều phối toàn bộ các hoạt động kinh tế của toàn xã hội bao gồm 5 nội dung của nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế.

+ Chức năng sản xuất kinh doanh : là chức năng điều hành doanh nghiệp của các cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị.

– Theo giai đoạn tác động, quản lý kinh tế có 5 chức năng:

+ Chức năng hoạch định: Đây là chức năng quan trọng nhất nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt

+ Chức năng tổ chức: Nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hoá, các phân hệ tạo ra hệ thống để cùng góp phần vào hoạt động của hệ thống đạt tới mục tiêu mong muốn.

+ Chức năng điều khiển: Nhằm phối hợp hoạt động chung của nhóm, các phân hệ của hệ thống.

+ Chức năng kiểm tra: Nhằm kịp thời phát hiện các sai sót trong quá trình hoạt động.

+ Chức năng điều chỉnh: Nhằm sửa chữa các sai sót nảy sinh trong quá trình hoạt động.