Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính hiện nay đã được đơn giản hóa tuy nhiên vẫn không tranh khỏi cồng kềnh chưa triệt để. Bởi các nguyên tắc đặc thù.
Tùy theo tính chất công việc thực hiện mà các cá nhân, tổ chức cần làm việc với các cơ quan hành chính nhà nước như ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các sở ban ngành thuộc tỉnh. Đơn cử có thể kể đến các thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta như các thủ tục thành lập doanh nghiệp, các thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai, nộp thuế, Các thủ tục hành chính thông quan hàng hóa của hải quan và các thủ tục khác. Các thủ tục hành chính phải tiến hành công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết, đúng thẩm quyền, đúng đối tượng. Trong phạm vi của bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ các nguyên tắc khi thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
Có thể hiểu đơn giản các thủ tục hành chính là các trình tự, thủ tục, các cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan và những người có thẩm quyền quy định đại diện nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi đến thực hiện thủ tục hành chính. Pháp luật quy định để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có thể thực hiện chức năng, hoạt động quản lý nhà nước thông qua các thủ tục hành chính để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình.
Các nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
1. Chỉ có cơ quan Nhà nước người có thẩm quyền do pháp luật qui định mới được thực hiện các thủ tục hành chính.
Có thể hiểu các cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận được hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các hoạt động điều hành chấp hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Không phải cơ quan của nhà nước nào cũng có thể thực hiện thủ tục hành chính mà chỉ có những cơ quan hành chính nhà nước được luật định mới được thực hiện thủ tục hành chính cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nguyên tắc này đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Theo đó, chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành các thủ tục hành chính nhất định.
Xem thêm: Liên hệ thực tiễn việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay
2. Khi thực hiện thủ tục hành chính phải đảm bảo chính xác, khách quan, công minh
Tính chính xác, khách quan khi thực hiện thủ tục hành chính thể hiện ở việc cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ khi xem xét giải quyết công việc, đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu của thủ tục nhằm giải quyết một cách đúng đắn nhất các công việc của nhà nước, các kiến nghị, yêu cầu hợp pháp của công dân, tổ chức. Khi thực hiện thủ tục hành chính phải bảo đảm tính khách quan, không vì vụ lợi mà gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể và cá nhân. Để thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi:
Thứ nhất, các cơ quan nhà nước phải có quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, và các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ cung cấp một cách chính xác, đầy đủ các thông tin khi được yêu cầu. Ngoài ra các cơ quan nhà nước phải có một chế độ công vụ rõ ràng và khoa học, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch.
Thứ hai, các cơ quan cần có đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ phù hợp với chuyên môn để thực thi công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trình độ chuyên môn và có trách nhiệm cao với công việc được giao và đảm bảo được trang bị những phương tiện vật chất phù hợp, cần thiết phục vụ cho việc bảo quản, xử lý, lưu trữ và tìm kiếm thông tin như hệ thống sổ sách, các thiết bị CNTT…
Chính vì vậy, các cơ quan phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ, giáo dục đạo đức chính trị tư tưởng, có chế độ đãi ngộ hợp lý và trang bị những phương tiện vật chất đầy đủ nhằm thực hiện công vụ một cách hiệu quả và nhằm nâng cao uy tín của các cơ quan hành chính nhận được sự ủng hộ của người dân, tạo niềm tin của nhân dân vào đảng và nhà nước.
Xem thêm: Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?
3. Thủ tục hành chính phải rõ ràng, và được thực hiện công khai
Thủ tục hành chính phải rõ ràng. Đây là một nguyên tắc quan trọng vì sự thiếu rõ ràng của hệ thống thủ tục hành chính trong việc giải quyết các nhu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức gây nhiều khó khăn cho công dân, tổ chức khi đến cơ quan quản lý nhà nước để xin giải quyết một vấn đề nào đó. Sự không rõ ràng của thủ tục hành chính cũng nảy sinh tiêu cực trong thực hiện thủ tục hành chính. Bởi vì người dân không biết mình phải thực hiện những quy định gì, các quy định đó được giải quyết ở đâu?. Do sự không rõ ràng này mà trong quá trình tiến hành thẩm định các dự án, các nhà quản lý đã lợi dụng làm ăn không hợp pháp hoặc gây ra sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt. Thủ tục hành chính rõ ràng đòi hỏi thủ tục hành chính phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Thủ tục hành chính phải công khai. Công khai hoá quy trình, thủ tục hành chính, đặc biệt trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, các tổ chức là đều kiện góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu. Công dân, các tổ chức biết rõ được họ cần phải làm gì, cần chuẩn bị những vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặt khác người thừa hành công vụ sẽ không có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Công khai còn là cơ sở để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục, do đó nó là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ với dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực hiện thủ tục hành chính.
Như vậy, công khai các thủ tục hành chính cũng là sự biểu hiện cao nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh. Nhưng, trong trường hợp pháp luật qui định phải bí mật theo quy định chung thì không được công khai như là các tài liệu mật của nhà nước, có quyền liên quan đến nhân thân của cá nhân, đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của những người thực hiện thủ tục hành chính,
Xem thêm: Các yếu tố xã hội tác động đến việc thực hiện pháp luật
4. Các bên tham gia thủ tục hành chính bình đẳng trước pháp luật
Có thể hiểu việc bình đẳng trước pháp luật của các cá nhân, tổ chức là những nguyên lý của pháp luật được thể hiện qua các quy định cụ thể, được thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau, công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật theo đó không phân biệt về tuổi tác, mọi công dân nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau, tín ngưỡng, tôn giáo thành phần xã hội, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều bình đẳng về việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Giữa chủ thể tham gia và chủ thể thực hiện thủ tục hành chính bình đẳng với nhau trước pháp luật. Cụ thể là:
+ Đối với chủ thể tham gia, là cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục do pháp luật quy định, phải đảm bảo có đủ giấy tờ cần thiết có giá trị pháp lý mà pháp luật quy định.
+ Đối với chủ thể thực hiện thủ tục hành chính, phải giải quyết yêu cầu, đòi hỏi của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện luật định. Cần tránh tình trạng yêu cầu của dân gởi đến cơ quan nhà nước không được giải quyết kịp thời, mặc dù thủ tục hoàn toàn đầy đủ, chính xác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi những quy định về thủ tục hành chính phải rõ ràng, cụ thể, quy định rõ trách nhiệm, nội dung, thời hạn giải quyết công việc của cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền.
Xem thêm: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật
5. Thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản tiết kiệm
Thực tế, hiện nay, còn rất nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp qua nhiều cửa khác nhau còn nhiều sự trùng lặp và đùn đẩy trách nhiệm vì vậy, nguyên tắc thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giảm phiền hà, tốn kém về tiền bạc, thời gian công sức cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi phải giảm bớt các cấp, các cửa các giai đoạn. Giảm tới mức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, lệ phí đối với công dân, tổ chức. Do đó, nhà nước phải rà soát lại các văn bản pháp luật về thủ tục hành chính, bãi bỏ các cửa, các cấp các khâu và các loại giấy tờ không cần thiết; Cần có sự phân công rành mạch rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan, bộ phận trong cùng một cơ quan và từng cán bộ có thẩm quyền, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,sự đùn đẩy trách nhiệm; Cần phải nhanh nhạy sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện thủ tục hành chính; Nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính.
Do đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và cải cách hành chính là vô cùng cần thiết như là khai báo trực tuyến điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức đi lại cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan hành chính. Tiết kiệm chi phí cho công tác nhân sự do thực hiện thủ tục hành chính, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, xã hội văn minh.