Các nguồn lực của doanh nghiệp & cách tối ưu nguồn lực hiệu quả
Nguồn lực được xem là một yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Nhà quản trị biết cách kiểm soát tốt các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra nhiều lợi nhuận và vận hành hiệu quả quy trình sản xuất kinh doanh. Vậy làm cách nào để tối ưu hóa và phân bổ nguồn lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh? Bài viết này sẽ giải đáp cho câu hỏi trên.
1. Nguồn lực của doanh nghiệp là gì?
Nguồn lực của doanh nghiệp – Business resources, nói một cách dễ hiểu đó chính là các nhân tố được doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Những tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu như đất đai, tiền, máy móc, thiết bị, công nghệ, con người,… đều được xem là các nguồn lực của doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào sức mạnh của nguồn lực. Nguồn lực càng mạnh thì doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận và danh tiếng. Do đó, việc tối ưu hóa cũng như sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả dần trở thành nhiệm vụ cấp bách của các nhà quản lý.
Hiện nay nguồn lực được chia thành hai nhóm:
- Nguồn lực hữu hình: Là những vật thể sờ và thấy được, bao gồm các trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất, nhân viên,…
- Nguồn lực vô hình: Bao gồm kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ xã hội,… những thứ không hiện hữu ngoài đời thực.
Hữu hình
Vô hình
Nguồn lực vật chất
Nguồn nhân lực
-
Công nghệ
-
Tài chính
-
Nhà xưởng, máy móc, thiết bị
-
Nguyên vật liệu dự trữ
-
Những tài sản của doanh nghiệp có thể nhìn thấy và định lượng được
-
Nhân sự
-
Sức lao động
-
Trình độ của người lao động
-
Các mối quan hệ
-
Hiểu biết của các nhà quản lý và người lao động
-
Mối quan hệ với các đối tác, nhà cung cấp
-
Nhận thức của người khác đối với doanh nghiệp và sản phẩm
-
Sự am hiểu thị trường, hình ảnh và uy tín với khách hàng
Bảng phía trên là một số ví dụ về các nguồn lực của doanh nghiệp hiện nay. Trong đó sẽ có 5 nguồn lực quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần chú trọng, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sang hướng phát triển bền vững gồm:
- Nguồn lực con người
- Trang thiết bị phục vụ sản xuất và hoạt động kinh doanh
- Thị trường tiềm năng
- Kỹ năng quản trị doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược
- Nguồn vốn
Một doanh nghiệp có năng lực quản lý tốt 5 nguồn lực trên, chắc chắn sẽ đạt được thành công trong tương lai. Việc kiểm soát tốt hay phân bổ hợp lý các nguồn lực đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tận dụng tối đa tài sản hiện tại của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và tạo được doanh thu nhất định.
2. Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là công việc liên quan đến lập kế hoạch, phân tích và thu thập thông tin về các nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu, như: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,…
Quy trình hoạch định chiến lược, xác định mục tiêu của doanh nghiệp không thể nào thiếu việc hoạch định nguồn lực nó doanh nghiệp:
- Đảm bảo sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp luôn đi đúng hướng
- Giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh vì khi đã thực hiện hoạch định, doanh nghiệp đã dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra và có biện pháp dự phòng để khắc phục nếu có rủi ro xảy ra.
- Đảm bảo được sự hoạt động ổn định khi có sự thay đổi về môi trường, thị trường và các yếu tố cạnh tranh khác.
- Đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả trong môi trường luôn thay đổi và sử dụng hợp lý nguồn lao động và chi phí hạn chế sự chồng chéo, lãng phí.
Để có được bảng kế hoạch hoạch định hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp các nhà quản lý cần thực hiện theo từng bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch và đề ra các mục tiêu
Trước tiên doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mục tiêu trong tương lai là gì. Dựa trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, các nhà quản lý sẽ biết rõ nguồn lực nào là thế mạnh, lĩnh vực dự định phát triển và kết quả cần đạt được ra sao.
Bước 2: Phân tích thị trường
Một thị trường luôn tồn tại các cơ hội và thách thức ảnh hướng đến hoạt động kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp nên phân tích các yếu tố bên ngoài tác động tới nguồn lực, ví dụ như môi trường, đối tác, đối thủ cạnh tranh và nhân sự trong công ty.
Bước 3: Xây dựng và thiết kế chiến lược
Sau khi phân tích thị trường, doanh nghiệp chọn cho mình một chiến lược phù hợp nhất với nguồn lực hiện tại. Mọi người trong công ty sẽ từng bước thực hiện theo chiến lược đã thiết kế và đi đến mục tiêu.
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch
Phải thật cẩn thận khi lên kế hoạch cho các chiến lược. Những thứ cần chuẩn bị chu đáo trong một kế hoạch bao gồm: mục tiêu, phương thức thực hiện, cách thực hiện chiến lược,… Đặc biệt các nhà quản lý nên chú ý đến cách phối hợp nguồn lực thông minh và linh hoạt để hoàn thành chiến lược hiệu quả hơn.
Bước 5: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện
Không phải lúc nào kế hoạch đều dẫn doanh nghiệp đến một kết quả như mong muốn. Việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện thường xuyên là bước quan trọng để nhà quản lý giám sát chặt chẽ và có sự điều chỉnh kịp thời.
Bước 6: Tiếp tục việc hoạch định
Hoạch định là một quá trình dài và nối tiếp nhau trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các nhà quản lý nên thường xuyên đưa ra các định hướng mới cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Chẳng hạn như xu thế hiện nay là ứng dụng phần mềm để hoạch định nguồn lực.
Hoạch định thường xuyên sẽ đem đến cho doanh nghiệp sự phối hợp giữa các phòng ban tốt hơn, kích thích sự tham gia và tạo ra hệ thống kiểm tra hiệu quả.
3. Phần mềm quản trị các nguồn lực doanh nghiệp ERP
Theo kịp xu thế thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, hoạch định nguồn lực trên phần mềm ERP sẽ là sự lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp. Phần mềm quản lý ERP là hệ thống thông tin kết nối mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp với nhau. Điều này giúp doanh nghiệp khai thác tối đa nguồn lực của mình.
Với khả năng tích hợp các chức năng của nhiều phòng ban, phần mềm ERP trong việc hoạch định nguồn lực sẽ mang đến cho doanh nghiệp:
- Hệ thống dữ liệu đáng tin cậy
- Giúp giảm lượng hàng tồn kho
- Chuẩn hóa thông tin nhân sự
- Tích hợp thông tin đặt hàng của khách hàng
- Tăng hiệu suất sản xuất
- Quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
- Hệ thống kế toán chính xác và kế hoạch tài chính luôn được đảm bảo.
Sẽ như thế nào nếu các nhà quản lý phải kiểm soát nguồn lực của một doanh nghiệp lớn bằng phương pháp thủ công và truyền thống? Điều này sẽ trở thành nguyên nhân gây khó khăn và cản trở lớn đối với các nhà quản lý. Để giải quyết vấn đề trên, phần mềm quản trị doanh nghiệp SAP Business One sẽ tích hợp nhiều chức năng và mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Chẳng hạn như giúp cho việc quản lý, tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hơn.
Đối với nguồn lực hữu hình, SAP Business One sẽ là công cụ phân bổ nhiệm vụ, công việc phù hợp với từng chức năng của các phòng ban. Bên cạnh đó, các thiết bị hay máy móc nhà xưởng được phần mềm theo dõi sát sao, liên kết tới các dữ liệu và tạo thành chuỗi sản xuất các thành phẩm.
Vậy còn nguồn lực vô hình? SAP Business One là nơi tổng hợp tất cả các kỹ năng chuyên môn vốn có của từng phòng ban. Cụ thể phần mềm có khả năng tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu trong vấn đề giảm chi phí phân phối hay vận chuyển hàng hóa, kiểm soát tốt hàng hóa thông qua chuỗi dữ liệu đã được tích hợp.
Bài viết đã chứng minh được tầm quan trọng trong việc hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Trong đó, việc áp dụng phần mềm SAP Business One sẽ giúp cho quá trình hoạch định nguồn lực diễn ra chính xác, chuyên nghiệp hơn.
Nếu có nhu cầu ứng dụng hệ thống SAP, hãy liên hệ ngay với Beetech – một đơn vị triển khai phần mềm SAP Business One với đội ngũ chất lượng và tính cam kết cao theo thông tin dưới đây:
Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng
- Địa chỉ: Lầu 5, 361 Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
- Website: http://beetechcom.vn/
- Facebook: Beetech
- Email: [email protected]
Rate this post