Các loại thuế doanh nghiệp nắm rõ theo quy định mới nhất
CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP NẮM RÕ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT
Các loại thuế doanh nghiệp phải chịu được quy định khá nhiều ở các văn bản pháp lý do Cơ quan nhà nước ban hành. Thông thường khi ra hoạt động kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng và quan tâm đến nghĩa vụ nộp thuế hằng tháng, hằng quý. Các loại thuế doanh nghiệp nắm rõ theo quy định mới nhất
Điều này dẫn đến tình trạng nhiều công ty bị niêm yết trên các danh sách nợ thuế công khai trên trang của Tổng cục thuế và bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Bài viết của ABC dưới đây chia sẻ những thông tin cơ bản nhất cho quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách thuế của nhà nước ta.
Mục Lục
Nội dung bài viết
A. Thuế là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải nắm rõ ngay từ ban đầu?
B. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi công ty đi vào hoạt động
1. Lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài)
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Phương pháp 1: Đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp 2: Đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
5. Thuế xuất nhập khẩu
6. Thuế bảo vệ môi trường
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
A. Thuế là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải nắm rõ ngay từ ban đầu?
NOte
Thuế là một khoản nộp vào ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật bắt buộc phải nộp. Nguồn thu thuế có vai trò to lớn, là công cụ giúp Cơ quan Nhà nước phát triển các hệ thống phúc lợi xã hội và các công trình công ích.
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Doanh nghiệp khi hoạt động phải chịu rất nhiều loại thuế và mỗi loại thuế lại được quy định ở các văn bản pháp lý khác nhau. Nếu doanh nghiệp không nắm rõ quy định về các loại thuế ngay từ ban đầu thì rất dễ bị xử phạt theo Nghị định của Chính phủ ban hành.
Cụ thể:
- Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
- Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
NOte
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi công ty đi vào hoạt động
Dựa vào lợi ích cũng như nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam phân chia thuế thành nhiều loại nhằm mục đích dễ quản lý, kiểm soát cũng như các cơ quan quản lý thuận tiện trong việc ban hành các chính sách phù hợp.
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp thông thường có những loại sau đây:
NOte
1. Lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài)
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Lệ phí môn bài (hay còn gọi là thuế môn bài) là loại thuế đánh trực tiếp vào giấy phép kinh doanh, có nghĩa là miễn doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh thì cho dù doanh nghiệp có đang thực sự hoạt động hay không hoạt động vẫn phải nộp khoản thuế này hằng năm.
Riêng đối với doanh nghiệp được thành lập kể từ ngày 25/02/2020 thì không cần đóng thuế môn bài cho năm đầu tiên nhưng vẫn phải lập tờ khai lệ phí môn bài để nộp lên Cơ quan quản lý thuế. Đây được xem là chính sách ưu đãi thuế nằm trong Nghị định 22/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tạo lập và khởi nghiệp được dễ dàng hơn.’
Từ năm thứ 2 trở đi, doanh nghiệp sẽ đóng thuế môn bài theo các mức đã quy định. Nghị định 139/2016/NĐ-CP có quy định rõ các mức lệ phí môn bài dựa trên mức vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký, quý doanh nghiệp có thể căn cứ để tự xác định được khoản thuế môn bài mà mình phải đóng hằng năm như sau:
STT
Đối tượng
Mức thu thuế môn bài
1
Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng
3.000.000 VNĐ/năm
2
Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 VNĐ/năm
3
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc các đơn vị trực thuộc khác của doanh nghiệp
1.000.000 VNĐ/năm
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Một trong các loại thuế mà doanh nghiệp phải nắm thật kỹ trước khi ra hoạt động đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là khoản thuế thu dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của công ty, tức là thu trên khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Trong đó, mức thuế suất áp dụng đối với thuế TNDN là 20%.
Để dễ hình dung hơn, một ví dụ cụ thể như sau: Công ty ABC có tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trong năm 2019 là 200 triệu đồng. Với giá vốn của hàng hóa (toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm) là 120 triệu đồng, chi phí bán hàng là 14 triệu đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là 6 triệu đồng.
Như vậy, khoản lợi nhuận của công ty = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 200tr – 120tr – 14tr – 6tr = 60 triệu đồng.
Do đó, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp là: 20% x 60tr = 12 triệu đồng.
3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm. Để cụ thể được khoản thuế GTGT phải đóng, doanh nghiệp phải xác định được công ty mình đã đăng ký theo 1 trong 2 phương pháp nào sau đây:
Phương pháp 1: Đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Cách tính thuế: Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì DN phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì DN sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
- Ví dụ: Công ty ABC mua 01 cái ghế xoay trị giá 6.600.000 VNĐ, trong đó thuế GTGT đầu vào là 600.000 VNĐ (thuế suất GTGT là 10%). Sau đó, công ty ABC đem bán lại cho Công ty Liên Lục Bảo chiếc ghế này với giá là 9.900.000 VNĐ, trong đó thuế GTGT đầu ra là 900.000 VNĐ.
- Như vậy thuế GTGT Công ty ABC phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào = 900.000 – 600.000 = 300.000 VNĐ.
Phương pháp 2: Đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu
- Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
- Công thức tính thuế GTGT là: Thuế suất được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. VD: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%, dịch vụ là 5% (Tham khảo thêm tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Ví dụ: Công ty ABC bán 01 cái máy tính để bàn cho công ty với giá là 13.000.000 đồng. Trong đó: 1% là tỷ lệ % nộp thuế GTGT trên doanh thu của hoạt động bán buôn, bán lẻ
- Như vậy thuế GTGT Công ty ABC phải nộp = 13.000.000 x 1% = 130.000 đồng.
- Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng (thông thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác hàng hóa là vàng bạc, đá quý):
- Công thức tính thuế GTGT sẽ bằng 10% của giá trị tăng thêm.
- Ví dụ: Công ty ABC mua 1 sợi dây chuyền vàng với giá là 7 triệu đồng, bán ra với giá 10 triệu đồng. Trong đó, giá trị tăng thêm sẽ là 10 triệu đồng – 7 triệu đồng = 3 triệu đồng.
- Như vậy thuế GTGT công ty ABC phải nộp = 3 triệu x 10% = 300.000 đồng.
Tóm lại, doanh nghiệp cần nắm rõ đặc tính và các ưu nhược điểm của các phương pháp kê khai thuế GTGT để lựa chọn cho mình phương án phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trên thực tế nhất. Và những tình huống thế này, sự tư vấn tận tình, miễn phí từ chuyên viên của Công ty ABC chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích nhất định dành cho quý doanh nghiệp.
4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Nói theo cách dễ hiểu hơn, trước khi tiến hành trả lương cho người lao động doanh nghiệp phải khấu trừ phần thuế TNCN để nộp lên Cơ quan thuế trong trường hợp mức lương của người lao động đạt mức đóng thuế TNCN.
Thuế thu nhập cá nhân tính theo tháng, được kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể như sau:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ.
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng thu nhập nhận được từ công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt. Các loại thuế doanh nghiệp nắm rõ theo quy định mới nhất
5. Thuế xuất nhập khẩu
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ phát sinh khoản thuế này. Đây là loại thuế gián thu, đánh vào các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu doanh nghiệp phải nộp = Giá trị từng mặt hàng xnk trên tờ khai hải quan x Số lượng x Thuế suất.
6. Thuế bảo vệ môi trường
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ các loại thuế doanh nghiệp nắm rõ theo quy định mới nhất
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế đánh vào các mặt hàng có tác động xấu đến môi trường khi sử dụng. Tóm tắt danh mục các nhóm hàng hóa phải chịu loại thuế này bao gồm:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn;
- Than đá;
- Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC);
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế;
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng;
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng;
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng;
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Các khoản thuế doanh nghiệp phải nắm rõ
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào các mặt hàng đặc biệt do doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, bán ra thị trường hoặc do doanh nghiệp nhập khẩu về rồi bán ra như thuốc lá, rượu, bia, vàng mã, xăng các loại…
Trên đây là các loại thuế cơ bản mà doanh nghiệp thông thường sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu không nắm rõ các quy định thuế, cũng như các loại thuế áp dụng cho từng loại hàng hóa thì nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ bị xử phạt một cách oan uổng.
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực, bằng niềm đam mê và nhiệt huyết, Công ty làm dịch vụ kế toán thuế Smarttax đã tạo dựng được niềm tin tuyệt đối đối với khách hàng trong và ngoài nước. Với năng lực, sự bền bỉ và tận tâm của đội ngũ chuyên viên có kiến thức chuyên sâu về thuế, kế toán, chắc chắn bạn sẽ hài lòng với dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp của chúng tôi. Hãy liên hệ với Smarttax để chúng tôi giải quyết những vướng mắc của bạn.
Hãy để lại bình luận hoặc bấm nút “Đăng ký ngay!” bên dưới để Smarttax liên hệ tư vấn cho bạn về dịch vụ kế toán nhé!