Các loại cá nước ngọt dễ nuôi, năng suất hơn 100 con – Agri.vn
Danh sách các loại cá nước ngọt dễ nuôi mà cho năng suất cao có lẽ là điều mà các bà con nông dân cực kì quan tâm, bởi các loại cá nước ngọt dễ nuôi đều không yêu cầu cao về ao nuôi, thức ăn, hay vốn đầu tư cũng không quá cao, lợi nhuận thu về lại cực kì lời lãi. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng tôi khám phá các loại cá nước ngọt ấy nào!
Các loại cá nước ngọt dễ nuôi
Cá chép – hiện thân của rồng dưới nước
Cá chép đối với nhiều bà con đã không còn xa lạ gì nữa rồi nhỉ. Chúng là loài cá sinh trưởng nhanh, năng suất cao và khối lượng sinh sản cũng khá đáng kể, giá trị kinh tế vì thế cũng rất cao.
Cá chép thường có những hình thức sinh hoạt sát với đáy sông, vậy nên ao hoặc bè nuôi phải có một lớp đất mùn/ bùn dày khoảng 20 – 30cm để đáp ứng cho cá.
Cá chép sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn như cá tạp, động vật giáp xác, giun đất, ấu trùng,… bên dưới đáy ao, lẩn trong lớp đất đáy đấy.
Ngoài ra, cá chép cũng thường lẩn mình dưới lớp đất ấy.
Cá chép có thân hình dạng bầu dục thuôn dài, đầu cá nhọn với cái miệng chĩa về phía trước, kích thước đầu cá khá cân đối với đôi mắt nằm lệch về phía trước, nhìn thẳng thì cân xứng cả hai phía.
Hàm dưới của cá có phần rộng hơn hàm trên, cá có hai đôi râu ngắn nằm ở góc hàm và ngay miệng.
Da cá nhìn chung có màu vàng phủ lớp da trơn, phần lưng hơi pha xanh đen, vây có màu hồng nhạt xen lẫn, bụng cá màu trắng bạc, ẩn hiện màu hồng.
Thân cá có khá nhiều vảy nổi bật, vảy hình tròn lớn chạy dọc cả thân.
Cá chép thường tụ tập thành bầy, trong các loại cá nước ngọt, đây là loài cá có hình thức sinh hoạt theo bầy đặc trưng.
Trong loại cá nước ngọt, cá chép nằm vào hàng sinh trưởng nhanh và có thể xuất chuồng tỉa (mỗi ngày vận chuyển một ít), cá nuôi khoảng 6 -7 tháng sẽ đạt tầm 1kg đổ lại.
Cá chép có thể sinh sản tự nhiên hoặc nhân tạo đều được, đặc trưng của các loại cá nước ngọt là ít loài phải đẻ nhân tạo trong môi trường nuôi nhốt.
Cá mè trắng – thiên thần lạc bước
Dân gian có câu nói “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” bà con ạ.
Cá mè trắng (hay còn gọi là cá mè) thuộc họ cá chép, nên cũng được liệt vào hàng các loại cá nước ngọt dễ nuôi, năng suất cao và thu nhiều lợi nhuận.
Việt Nam hiện đang có hai loài là cá mè trắng Việt Nam và cá mè trắng Nam Hoa.
Cá mè trắng thích nghi tốt với vùng nước và môi trường xung quanh, cá sẽ sinh sống ở tầng nước giữa và đổ dần lên trên.
Điều kiện nước cho cá không nhiều, độ pH từ 7 – 7,5, nhiệt độ dao động từ 20 – 30 độ C, thậm chí lượng oxi hòa tan trong nước chỉ cần hơn 3mg/ lít nước.
Đầu của cá mè trắng khá to so với các loại cá nước ngọt, nhưng vẫn không to bằng anh em cá mè hoa của mình.
Thân cá dẹp, mình dây, thân hình thuôn dài về hai bên và kéo ra phía sau.
Mình cá màu trắng pha bạc nổi bật, thuần và ít pha tạp màu khác. Cá mè trắng còn có một tuyến tiết ra mùi tanh đặc trưng.
Vảy của cá mè trắng nhỏ, nhưng lấp lánh ánh bạc dễ quan sát thấy nên còn được gọi là “cá chép bạc”, chúng nhìn qua không khác gì thiên thần với đôi cánh bạc và trắng thuần.
Vì trong tuyến tiết mùi của mình có nhiều amin nên mùi tanh của cá mè trắng thường rất nồng và đặc biệt mạnh, nhưng chúng vẫn được lòng người thưởng thức nếu chế biến đúng cách là vì vị thịt béo ngậy, đậm đà của mình.
Cá mè trắng có lượng dinh dưỡng đặc biệt cao, thịt của chúng có tác dụng bổ khí, trung hòa khí nóng của cơ thể, vì chất thịt của chúng ôn hòa, không gây trở ngại cho cơ thể.
Cá mè trắng nếu ăn đúng cách còn có thể giúp bớt đau đầu, chóng mặt, ho đờm, ít sữa,…
Cá mè trắng ăn thực vật phù du sau khi đạt kích cỡ cá hương, còn nếu cá bột mới nở gần một tuần thì chủ yếu vẫn ăn động vật phù du và ấu trùng.
So với các loại cá nước ngọt khác thì chúng dễ nuôi hơn vì tốc độ sinh trưởng nhanh (cá hai tuổi có thể nặng từ 1,3 – 1,5kg, còn nếu nuôi với mật độ dày thì cá thậm chí có thể nặng gần 2kg).
Trong tự nhiên, cá thường đạt độ tuổi thành thục trong khoảng từ 2 – 3 tuổi, còn nếu nuôi nhân tạo thì cá đạt độ thành thục sớm hơn.
Cá mè trắng kích đẻ nhân tạo có thể cho đẻ nhiều lần trong năm.
Cá mè hoa – nàng tiên của các loại cá nước ngọt
Cá mè hoa tuy có họ hàng gần với cá mè trắng trong các loại cá nước ngọt, nhưng lại được ưa chuộng hơn vì cá có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn cả cá mè trắng.
Cá mè hoa bắt nguồn từ Trung Quốc, cũng giống như cá mè hoa, cá mè trắng ưa thích sống ở tầng giữa nước và lên trên dần.
Cá mè hoa có phần thân dài nhưng không dẹt mà còn khá dày, phần đầu của cá hướng lên trên và phần miệng chĩa về phía trước.
Đầu cá to và dài, mắt của cá to nhưng không cân đối và bị lệch trũng xuống.
Miệng của cá rất rộng, kéo dài tận về phía sau, phần môi viền tròn.
Các vây của cá khá nhỏ, không có gai cứng, xếp đều ngay ngắn với nhau. Các đường vân từ phần bụng đều hiện rõ và dễ thấy.
Trên phần thân màu đen xanh của cá phủ nhiều chấm xanh đen óng ánh khác nhau nên mới có tên gọi là cá mè hoa.
Tính cá mè hoa khá ôn hòa, cũng rất thích những vùng có dòng chảy nước yếu và yên tĩnh, đổi lại phải có nhiều sinh vật phù du, giống như cá mè trắng.
Cá mè hoa hoạt động theo đàn và khá chậm chạp nên không khó để bắt được.
Đây là loài cá với kích thước khá lớn, cá được một tuổi thì nặng gần 3kg, được hai tuổi thì nặng hơn 5kg, thậm chí kích thước tối đa có thể vượt qua cả 30kg.
Vì thích hoạt động theo bầy nên cá phát triển mạnh hơn ở những môi trường, khu vực thông thoáng, rộng lớn.
Về đặc điểm sinh sản thì cá mè hoa không khác mấy so với cá mè trắng.
Cá mè hoa mang lại rất nhiều lợi ích khi nuôi trồng bởi cá có thể được nuôi với mật độ cực cao, hơn nữa có thể thả nhiều đợt giống trong một mùa vụ; nếu nuôi ghép cá mè hoa với các loài khác với tỉ lệ dưới 5% sẽ giúp cải thiện chất lượng nguồn nước.
Cá rô phi – nước ngọt hay nước lợ ta cân hết
Lại là một người bạn quen thuộc trong danh sách các loại cá nước ngọt dễ nuôi cho bà con đây.
Trong các loại cá nước ngọt, cá rô phi cũng là một loài dễ nuôi với mức độ thích nghi cao, đối với môi trường sống không yêu cầu nhiều.
Thức ăn của cá rô phi rất đa dạng vì chúng là loài ăn tạp, chủ yếu tự tìm nguồn dinh dưỡng bổ sung từ những bãi đất mùn, sinh vật phù du, bèo, tảo, phân hữu cơ,… nên bà con không cần lo nhé.
Cá rô phi thích sống ở tầng dưới hoặc tầng dưới của ao, sau mỗi mùa vụ sẽ đạt trung bình 0,5 – 1kg, tự sinh sản trong ao khi đến mùa.
Kỹ thuật nuôi các loại cá nước ngọt
Ao nuôi cho các loại cá nước ngọt
Ao nuôi các loại cá nước ngọt chỉ cần đáp ứng về mặt nguồn nước là không ô nhiễm, dòng chảy thuận lợi, không cản trở các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Các loại cá nước ngọt thường sống tốt trong các loại ao dáng hình chữ nhật hoặc hình vuông, các góc ao được bo tròn và đắp kín, hơn nữa sẽ thuận lợi cho quá trình quản lý cá.
Về quy trình xử lí ao nuôi các loại cá nước ngọt thì không khác lắm với quy trình cơ bản thông thường.
Nếu là ao mối xây thì nên vét cạn và đắp ao chắc chắn, còn nếu là ao đã nuôi vài mùa vụ thì phải xử lí cá thừa, cá chết và chất thải đọng lại.
Bón vôi cho ao tùy theo diện tích mà căn liều lượng, phơi ao từ hai đến ba ngày.
Để tạo màu nước cho ao thì dùng các loại phân hữu cơ hoặc lợi dụng lớp bùn đất đắp dưới đáy ao.
Chuẩn bị hệ thống sục khí cho ao đầy đủ.
Chăm sóc các loại cá nước ngọt
Khi chọn và thả giống, tùy mỗi loài mà có tiêu chuẩn về hình thể khác nhau, nhưng nhìn chung thì cá giống đáp ứng nhu cầu phải không bị xây xát, không bệnh tật và bơi lội khỏe mạnh.
Tắm sát khuẩn cho cá trước khi thả vào ao bằng thuốc tím hoặc muối ăn.
Thức ăn cho các loại cá nước ngọt có thể dùng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, hoặc thức ăn tự chế biến từ các nguồn rau củ tự trồng, tinh bột như cám, gạo,…
Cá khi mới nuôi thì thức ăn chiếm 5 -7% trọng lượng cá, cá nuôi được 2 – 3 tháng hơn thì giảm dần lượng thức ăn.
Thường xuyên quan sát và giám định tình trạng ao.
Các loại cá nước ngọt vừa không khó nuôi mà còn mang lại lợi nhuận hấp dẫn đúng không bà con? Mong rằng bài viết này mang lại nhiều thông tin hữu ích cho cả nhà, chúc mọi người may mắn nhé.
Xem thêm: Mồi chài con cá rô phi về nuôi thả lấy lời hơn 6 con số