Các kỹ thuật và mẹo quản lý cảm xúc tiêu cực
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực đang trở thành một vấn đề khó nhằn trong cuộc sống đầy áp lực hiện nay. Tuy nhiên, bạn đừng bi quan, hãy rèn luyện một số kỹ thuật và mẹo quản lý cơn tức giận dưới đây để hạn chế bùng nổ cơn tức giận.
1. Kiềm chế cảm xúc tiêu cực là gì?
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực là một cách để giảm bớt ảnh hưởng mà cơn tức giận gây ra cho mỗi người. Tức giận là một phản ứng và cảm xúc bình thường của cơ thể, nó không thể biến mất nhưng bạn có thể học cách kiểm soát tốt hơn.
Sự tức giận có thể giúp ích hoặc gây tổn thương, tùy thuộc vào cách bạn phản ứng với nó. Nó hữu ích khi chúng ta cần bảo vệ hoặc thúc đẩy bản thân và gây hại khi gây tạo ra các rắc rối trong cuộc sống.
Nếu kìm nén sự tức giận trong lòng, nó có thể dẫn đến hành vi chống đối thụ động như ”quay lại ” với mọi người mà không cho họ biết lý do hoặc chỉ trích và thù địch. Việc biết cách vượt qua cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp khẩn cấp, giải quyết vấn đề và giữ chặt các mối quan hệ có ý nghĩa.
2. Kiểm soát cảm xúc tiêu cực bằng cách nào?
Tức giận có thể biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau, từ hơi bực đến giận dữ. Khi cơn tức giận xảy đến, hãy thực hiện các bước sau để kiểm soát cảm xúc tiêu cực tại thời điểm bộc phát:
- Hít thở sâu từ cơ hoành.
- Trấn an bản thân
- Từ từ lặp lại một từ hoặc cụm từ để lấy lại bình tĩnh như “thư giãn” hoặc “từ từ”. Lặp lại câu nói đó cho đến khi cơn giận giảm bớt.
- Sau đó, hãy bày tỏ một cách rõ ràng và bình tĩnh.
Cơn tức giận bộc phát gây căng thẳng cho hệ thần kinh, tim mạch và có thể làm cho các vấn đề sức khỏe trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bên cạnh áp dụng các biện pháp tạm thời, bạn cũng nên áp dụng các cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực lâu dài, như:
- Tăng cường hoạt động thể chất bằng cách tập thể dục thường xuyên để vừa cải thiện tâm trạng, vừa giải tỏa căng thẳng và cơn tức giận.
- Tránh sử dụng thuốc kích thích và uống quá nhiều rượu vì chúng có thể làm giảm khả năng kiểm soát cảm xúc.
- Tâm sự với người thân và bạn bè mà bạn tin tưởng.
- Ghi chép lại các thời điểm tức giận để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết.
- Đặt mình vào vị trí của người khác
- Học cách tự tìm ra hướng hài hước trong các tình huống
- Học cách lắng nghe để xây dựng sự tin tưởng với mọi người. Sự tin tưởng này có thể giúp bạn vượt qua các cảm xúc tiêu cực tiềm ẩn.
- Bày tỏ cảm xúc của bạn một cách bình tĩnh và trực tiếp mà không trở nên phòng thủ, thù địch hoặc cảm xúc.
Nếu tình trạng tức giận trở nên mất kiểm soát gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn để kiểm soát tình trạng tức giận của bạn gồm thuốc chống trầm cảm, một số loại thuốc chống co giật và thuốc chống loạn thần liều thấp.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh uống rượu, nhóm thuốc benzodiazepine tác dụng ngắn như Xanax, tránh sử dụng chất kích thích.
3. Ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Ý nghĩa của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là ngăn chặn tình trạng lo lắng kéo dài, dẫn đến các vấn đề tâm lý như:
- Trầm cảm
- Rối loạn tâm trạng
- Rối loạn nhân cách
- Lạm dụng chất kích thích
Ngoài ra, nó còn giúp hạn chế nguy cơ rạn nứt các mối quan hệ và giảm các nguy cơ bệnh tật như:
- Huyết áp cao
- Các vấn đề về tim
- Nhức đầu
- Rối loạn da
- Vấn đề về tiêu hóa
Kiềm chế cảm xúc tiêu cực tốt còn làm giảm nguy cơ phạm tội và sử dụng hành vi bạo lực. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc hãy đến nhờ sự trợ giúp từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: .webmd.com