Các kỹ năng thông minh khi giao tiếp với phụ huynh
Việc xây dựng nó khi quan hệ với phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trong nó không chỉ giúp bạn hoàn thành tốt công tác giáo dục mà còn giúp bạn thấu hiểu tâm lý của các em nhiều hơn. Chính vì thế bạn nên tìm hiểu các kỹ năng giao tiếp hiệu quả với phụ huynh để có được một mối quan hệ bền chặt và thống nhất giữa gia đình và thầy cô. Cụ thể thế nào mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây
Kỹ năng nhạy bén linh hoạt
Kỹ năng này được thể hiện rõ nhất trong việc giáo viên có tính chủ động trong công việc biết nắm bắt tình hình học tập của các em và gặp gỡ phụ huynh sớm, làm rõ kế hoạch, trước khi vấn đề phát sinh.
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên giáo viên nên trình bày cho phụ huynh nắm hết được các vấn đề, những tìm ẩn nguy cơ, những mối đe dọa ảnh hưởng cũng như yếu tố có thể làm hạn chế môi trường và khả năng phát triển của trẻ là gì để cùng nhau bàn bạn đưa ra phương hướng phòng tránh. Đừng để khi vấn đề bắt đầu lớn giáo viên lúc ấy mới gọi bàn với gia đình thì mọi chuyện đã quá mức tầm kiểm soát và mang lại nhiều sự mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa thầy cô và phụ huynh.
Xác định một phương tiện giao tiếp liên tục
Giáo viên phải giữ liên lạc liên tục và thường xuyên với phụ huynh để giúp các bậc cha mẹ nhìn thấy được sự tiến bộ và giám sát được tình hình học tập của con cái một cách dễ dàng và bao quát hơn.
Thông qua các phương tiện giao tiếp giáo viên có thể trao đổi với bố mẹ học sinh về những vấn đề ảnh hưởng đến hành trình học tập suốt đời của học sinh, những kỹ năng con em đã làm được và chưa làm được đặt biệt là năng lực cũng như kết quả học tập.
Kỹ năng xây dựng lòng tin cậy
Sự tin cậy bắt nguồn từ những giá trị mà giáo dục cam kết và phụ huynh trải nghiệm những giá trị đó được phản ánh trong hành trình học tập của con em mình. Mặc khác, giáo viên và phụ huynh cần trao đổi sự tin cậy cho nhau để có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh, không mâu thuẫn và không gây tổn thương đến bên nào.
Chẳng những thế việc xác lập mục tiêu chung, giao tiếp trao đổi thông tin hiệu quả, và cùng chung một niềm tin về giá trị giáo dục sẽ giúp tạo nên một mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và phụ huynh.
Kỹ năng xây dựng hồ sơ học tập
Hồ sơ học tập chính là cơ sở phản ánh tình hình học sinh chính vì thế nó phải được thiết lập cụ thể rõ ràng đảm bảo các yếu tố hình ảnh, điểm số, nhận xét đánh giá và phản hồi của phụ huynh học sinh.
Giáo viên nên lưu ý rằng xây dựng hồ sơ học tập của trẻ, báo cáo càng chi tiết càng tốt trên kế hoạch đã xác lập từ đầu với phụ huynh
Kỹ năng xây dựng mục tiêu tương lai
Thông thường cha mẹ chỉ đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và buộc con mình thực hiện trong sự gấp gáp và điều này khiến không ít những học sinh cảm thấy sự mệt mỏi khi tham gia học tập và dường như không thể thoát ra được những rập khuôn và định kiến gia đình.
Để thay đổi lối tư duy này bạn cần trình bày cho phụ huynh một kế hoạch làm đúng, một kế hoạch nuôi dạy dài hạn. Bạn nên nói về những mặt tích cực những rủi ro và những thói quen cũng như các công cụ hỗ trợ để phụ huynh cảm thấy yên tâm và bị thuyết phục từ đó bắt tay vào xây dựng kế hoạch hỗ trợ tiến trình học tập con em mình
Trên đây là các kỹ năng cần thiết trong giao tiếp với phụ huynh mà giáo viên nên tham khảo để có thể những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc của mình được hoàn thành một cách tốt nhất.