Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm của giáo viên
Chế độ tiền lương của giáo viên các trường công lập bao gồm tiền lương theo bậc và các khoản phụ cấp khác. Vậy ngoài tiền lương theo bậc, khoản phụ cấp nào của giáo viên được tính đóng bảo hiểm?
Căn cứ đóng các loại bảo hiểm
Căn cứ khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khoản 1 Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Như vậy, đối với giáo viên các trường công lập, ngoài tiền lương theo bậc thì chỉ có phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên được tính đóng bảo hiểm.
Các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm của giáo viên (Ảnh minh họa)
Phụ cấp thâm niên (được hưởng đến 01/7/2022)
Tại Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.
Tuy nhiên, theo Công văn 8982 ngày 27/7/2020, giáo viên sẽ chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên đến 01/7/2022, sau đó sẽ không còn chế độ phụ cấp thâm niên nữa.
Phụ cấp chức vụ
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số phụ cấp x Mức lương cơ sở
Trong đó:
– Mức lương cơ sở 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
– Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục được quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐTnhư sau:
Cơ sở giáo dục
Chức vụ lãnh đạo
Hệ số phụ cấp
Ghi chú
Trường trung học phổ thông
– Hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
– Phó hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
0,70
0,60
0,45
0,55
0,45
0,35
Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
0,25
0,15
Trường trung học cơ sở
– Hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
– Phó hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
0,55
0,45
0,35
0,45
0,35
0,25
Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
0,20
0,15
Trường tiểu học
– Hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
– Phó hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
+ Trường hạng III
0,50
0,40
0,30
0,40
0,30
0,25
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
0,20
0,15
Trường mầm non
– Hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
– Phó hiệu trưởng:
+ Trường hạng I
+ Trường hạng II
0,50
0,35
0,35
0,25
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
0,20
0,15
Trên đây là quy định về các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm của giáo viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900 6192 để được tư vấn, giải đáp.
>> Toàn bộ quy định về tiết dạy của giáo viên tiểu học.