Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133 – Tân Thành Thịnh

Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Tùy theo từng chế độ kế toán mà doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương thức giảm trừ doanh thu khác nhau.

Khoản giảm trừ doanh thu có thể hiểu đơn giản là các khoản phát sinh làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ.

1.1 Các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tư 133

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

a) Chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là khoản tiền doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua với số lượng lớn. Giá xuất hóa đơn GTGT của các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại là giá đã chiết khấu thỏa thuận trước đó, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Có 3 hình thức chiết khấu thương mại: theo lần mua, sau nhiều lần mua, theo chương trình khuyến mãi. Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng trong việc xuất hóa đơn, kê khai thuế.

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)

  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu)

  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ)

b) Giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng qui cách theo qui định trong hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng.

c) Hàng trả lại

Hàng trả lại là số hàng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp bán hàng hoá, thành phẩm nhưng bị kém phẩm chất, chủng loại,…. Hoặc không đúng với thỏa thuận ban đầu giữa 2 bên.

1.2 Các tài khoản sử dụng hạch toán giảm trừ doanh thu

Tài khoản sử dụng để hạch toán giảm trừ doanh thu là tài khoản 511. Nội dung: Phản ánh các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ kế toán.

a) Tài khoản bên ghi Nợ:

Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.

Phản ánh doanh thu kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh cuối kỳ.

b)Tài khoản bên ghi có:

Phản ánh các khoản doanh thu từ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… phát sinh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

1.3  Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu cần lưu ý gì?

Để đảm bảo mang lại hiệu quả công việc cũng như đảm bảo tính chính xác về hồ sơ chứng từ, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu thì kế toán phải đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

  • Theo dõi sát sao các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng trả lại cũng như các chương trình khuyến mãi, kích cầu của doanh nghiệp để đảm bảo tính chính xác về số lượng hàng hóa, quy cách sản phẩm, dịch vụ…

  • Giá của hàng hóa trong các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá… đều phải là giá đã chiết khấu.

  • Đối với hàng hóa trả lại kế toán phải kiểm tra hóa đơn đầu ra với đầy đủ các thông tin như loại hình hàng hóa, nguyên nhân trả lại hàng, giá hàng hóa trả lại tương ứng với giá nhập mua…. Để thuận lợi cho việc hạch toán sau này.

  • Các khoản giảm trừ doanh thu nếu phát sinh cùng kỳ tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm,…thì được điều chỉnh làm giảm doanh thu của kỳ phát sinh. Trong trường hợp tiêu thụ ở kỳ trước mà đến kỳ sau mới phát sinh thì phải lưu ý ghi đúng thời điểm phát hành BCTC.

Với những thông tin mà Tân Thành Thịnh chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có những hiểu biết rõ ràng hơn về các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp, hồ sơ báo giảm bhxh và cách hạch toán cụ thể từng khoản giảm trừ doanh thu.