Các khái niệm cơ bản về bản về bản vẽ Hình cắt, Mặt cắt
Hình cắt, mặt cắt là loại hình biểu diễn được sử dụng phổ biến trong các bản vẽ kỹ thuật. Các bản vẽ chi tiết cấu tạo, bản vẽ thi công, chế tạo sản xuất…chủ yếu dùng hình cắt, mặt cắt và rất ít sử dụng các loại hình chiếu khác. Vì vậy, để đọc hiểu và trình bày các bản vẽ kỹ thuật, chúng ta cần nắm vững được các khái niệm cơ bản về hình cắt, mặt cắt.
Mục Lục
1. Hình cắt, mặt cắt là gì?
-
Hình cắt là hình chiếu thẳng góc phần còn lại của vật thể sau khi cắt lên mặt phẳng song song mặt phẳng cắt
-
Mặt cắt là
hình chiếu thẳng góc phần giao diện của mặt phẳng cắt và vật thể lên mặt phẳng song song mặt phẳng cắt
2. Phân loại và gọi tên hình cắt, mặt cắt như thế nào?
Khi cắt vật thể bằng 1 mặt phẳng cắt, phân loại và gọi tên hình cắt, mặt cắt sẽ dựa vào vị trí của mặt phẳng cắt so với vật thể vật thể.
-
Hình cắt, mặt cắt cơ bản: Đây là loại hình cắt, mặt cắt thu được khi mặt phẳng cắt là mặt phẳng đối xứng của vật thể và song song 1 mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình cắt, mặt cắt sẽ được gọi tên theo tên của mặt phẳng hình chiếu tương ứng. Như vậy, tùy theo tính chất đối xứng, 1 vật thể sẽ có nhiều nhất 3 loại hình cắt cơ bản gồm:
– Hình cắt Đứng (vật thể đối xứng trước-sau)
– Hình cắt Cạnh (vật thể đối xứng trái-phải)
– Hình cắt Bằng (vật thể đối xứng trên-dưới)
-
Hình cắt, mặt cắt chỉ định: Đây là hình cắt, mặt cắt thu được khi mặt phẳng cắt được chỉ định cụ thể vị trí trên bản vẽ. Các mặt phẳng cắt khi đó sẽ được đặt tên theo ký tự chữ số La Mã, chữ cái hoặc số tùy theo đối tượng vẽ và vị trí mặt phẳng cắt.
– Ký hiệu I-I, II-II…thường được sử dụng khi cắt dọc trục các tuyến công trình như tuyến đập, tuyến cầu, đường…các bản vẽ này còn gọi là bản trắc dọc tuyến
– Ký hiệu A-A, B-B…thường sử dụng khi cắt ngang các công trình hoặc các bộ phận chi tiết chính có kích thước lớn. Các bản vẽ này gọi thường gọi là bản vẽ mặt cắt công trình.
– Ký hiệu 1-1, 2-2…thường sử dụng khi cắt qua các một phần công trình hoặc các bộ phận chi tiết nhỏ. Các hình cắt, mặt cắt này thường là các hình vẽ thể hiện chi tiết cấu tạo, phục vụ giai đoạn thi công, chế tạo sản xuất.
-
Hình cắt bán phần: thường sử dụng với vật thể có hình dạng đối xứng. Mặt phẳng cắt không cắt hết vật thể mà quy ước chỉ cứt đến vị trí mặt phẳng đối xứng của vật thể. Loại hình biểu diễn cho chúng ta cả hình chiếu và hình cắt tương ứng kết hợp trên cũng 1 hình vẽ.
-
Hình cắt riêng phần: thường sử dụng khi chỉ cần biểu diễn rõ 1 bộ phận chi tiết của vật thể. Hình chiếu và hình cắt được phân cách bằng đường lượn sóng.
Khi vật thể có cấu tạo phức tạp, cần phải cắt vật thể bằng nhiều mặt phẳng cắt. Thông thường sử dụng các loại hình cắt, mặt cắt sau:
-
Hình cắt bậc: Sử dụng nhiều mặt phẳng cắt song song nhau. Trên hình biểu diễn, hình cắt được vẽ liên tục, không biểu diễn giao tuyến giữa các “bậc” của mặt phẳng cắt.
-
Hình cắt xoay: Sử dụng nhiều mặt phẳng cắt không song song liên tiếp. Sau khi cắt, các hình cắt, mặt cắt được xoay về thẳng hàng với nhau. Trên hình biểu diễn, hình cắt được vẽ liên tục, không biểu diễn giao tuyến giữa các mặt phẳng cắt.
3. Hình cắt trục đo là gì, có những loại nào?
Hình cắt trục đo là hình chiếu trục đo của vật thể sau khi cắt. Tùy theo số lượng và vị trí mặt phẳng cắt sẽ có các loại hình cắt trục đo khác nhau. Các bản vẽ kỹ thuật thường sử dụng các loại hình cắt trục đo sau:
-
Hình cắt trục đo toàn phần: sử dụng khi vật thể có 1 mặt phẳng đối xứng.
-
Hình cắt trục đo bán phần: sử dụng khi vật thể có ít nhất 2 mặt phẳng đối xứng.
-
Hình cắt trục đo riêng phần: sử dụng khi chỉ cần biểu diễn cắt trích một bộ phận, chi tiết nhỏ của vật thể.
Trên đây là một số khái niệm cơ bản về hình cắt, mặt cắt trong bản vẽ kỹ thuật . Để hiểu rõ hơn các quy ước biểu diễn và phương pháp thực hiện bản vẽ hình cắt, mặt cắt, các bạn tham khảo thêm các đường link sau đây:
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh, học tập tốt và thành công!