Các khái niệm cơ bản về SEO và cách SEO bạn cần biết (A>Z) – InDMP

Đã làm SEO thì bạn nên nắm qua các khái niệm cơ bản về SEO mà sẽ sử dụng rất nhiều trong công việc đưa website lên các công cụ tìm kiếm. Bài này viết ra cho các anh em IT UIT ôn tập môn SEO thi giữa kỳ luôn.

Phần 1: Các khái niệm cơ bản về SEO bạn cần biết

1/ Tại sao phải SEO

Do hiện tại người dùng thường tìm kiếm sản phẩm bằng các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing,…) nên việc đưa website của bạn lên top ( thường là top 3 – 5 ) là rất cần thiết để giúp quảng bá sản phẩm, bán hàng dễ dàng hơn. Đây là một hình thức Marketing online bền vững và đang được các công ty ưa chuộng làm đầu tiên khi xây dựng thương hiệu trên Internet.

Thực chất SEO là phương pháp nâng hạng dựa trên những hiểu biết sâu sắc về nguyên tắc đánh giá thứ hạng website của Google.

Thường chia làm 2 loại. White hat và black hat.

  • White hat: Tối ưu hóa website theo các phương pháp cơ bản nhất (xây dựng nội dung có giá trị cao, tối ưu hóa website phù hợp với các tiêu chí như tốc độ load, điều hướng, phân bố từ khóa,…)
  • Black hat: Các phương pháp giúp website lên top nhanh (tầm 1 tuần > 1 tháng) thường là dùng phương pháp đổ dồn backlink về website nhưng hiện tại với các thuật toán của Google thì phương pháp này dần bị loại bỏ.

2/ SEO là gì? SEM là gì?

SEO là chữ viết tắt của “Search Engine Optimization” nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là tập hợp các phương pháp tối ưu hóa Website tương thích với các tiêu chí của bộ máy tìm kiếm. SEO cũng có thể coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

SEM – Search Engine Marketing (Marketing thông qua công cụ tìm kiếm) Thay vì dùng cách SEO để đưa website lên google thì SEM bạn có thể hình dung là một cách trả phí (dạng đấu thầu) cho các vị trí cao mà bạn sẽ phải trả tiền cho công cụ tìm kiếm qua mỗi lượt click vào địa chỉ website. (VD: Google adword) Hình thức này giúp các website có ngay lượng truy cập nhưng nếu không quản lý chính xác thì số tiền phải trả là khá lớn.

So sánh SEO và SEM:

Trên thực tế, SEO cần nhiều thời gian để thực hiện và duy trì, vì vậy để đạt được hiệu quả cao nhất trên các kênh công cụ tìm kiếm, các công ty thường thực hiện SEM song song với SEO.

  1. Về thời gian: SEO thực hiện đẩy từ khóa lên cần mất tối thiểu 1-2 tháng để từ khóa lên, còn SEM chỉ mất 1-2 ngày để quảng cáo hiển thị và thu được khách hàng. Vì vậy nếu chiến dịch khách hàng cần nhanh thì nên dùng SEM không nên dùng SEO.
  2. Về Uy tín: Kết quả tìm kiếm tự nhiên mang lại cho người dùng cảm giác tin tưởng hơn vì vậy SEO đem lại kết quả uy tín hơn là SEM. Vì vậy, bạn quan tâm đến việc thúc đẩy uy tín thương hiệu thì SEO là lựa chọn tốt hơn.
  3. Về Linh hoạt: SEM thay đổi từ khóa, lời quảng cáo, website đích dễ dàng thuận lợi và miễn phí. SEO thì thay đổi từ khóa, website đích là phải làm lại từ đầu. Vì vậy tính linh hoạt của SEM tôt hơn hẳn. Chỉ nên làm SEO khi bạn đã có 1 website ổn định bạn sẽ sử dụng lâu dài và chiến dịch của bạn là một kế hoạch lâu dài, ít thay đổi.
  4. Về tính rủi ro: SEO tỷ lệ rủi ro cao hơn, 5% lượng từ khóa sẽ ko vào được top yêu cầu đúng thời gian cam kết. Tệ hơn, nếu chọn phải nhà cung cấp dịch vụ SEO sử dụng black hat lừa đảo qua mặt google thì website khách hàng có thể bị black list, mất hết kết quả trên google. Rủi ro với SEM khá thấp (0,1% trục trặc)
  5. Tính tương tác: Dùng dịch vụ SEO đòi hỏi khách hàng phải tương tác chỉnh sửa website, cải thiện host, cập nhật nội dung, … với SEM thì tính tương tác yêu cầu khách hàng sẽ ít hơn.

> bạn nên áp dụng cả 2 cách trên vào website để giúp website nhanh chóng lên top vì hiện tại google còn đánh giá website dựa trên số lượng khách truy cập hằng ngày.

3/ Cơ chế hoạt động của công cụ tìm kiếm Google

Hiện nay các công cụ tìm kiếm thường đánh giá website dựa vào văn bản (nội dung) của website đó có phù hợp với mục tiêu tìm kiếm của người dùng hay không.

Và thường có 3 bộ phận chính thực hiện việc đánh giá 1 trang web sau đây.

  • Bộ phận thu thập dữ liệu.
  • Bộ phận lập chỉ mục.
  • Bộ phận xử lý dữ liệu – tính toán.

Các bộ phận này sẽ có nhiệm vụ thực hiện 4 bước chính:

4 bước thu thập dữ liệu của google

  • Bước 1: Bộ phận thu thập dữ liệu cử bộ (spider) vào website. Bọ sẽ bò theo các đường link trên website để thu thập thông tin.
  • Bước 2: Bọ lên danh sách các từ và chú thích vị trí tìm thấy và gửi thông tin về cho bộ phận lập chỉ mục.
  • Bước 3: Bộ phận lập chỉ mục đánh chỉ mục cho các trang trên website dựa vào hệ thống site tìm thấy.
  • Bước 4: Mã hóa, lưu dữ liệu, tính toán xếp hạng cho website.

cách thức seach engine hoạt động

4/ Chức năng của Bộ phận thu thập dữ liệu

Nhiệm vụ của Google Spider là : đi từ trang này sang trang khác để khám phá nội dung và các liên kết trong trang web, xác định các nội dung,trang web mới, truy tìm các liên kết không tồn tại để cập nhật vào chỉ mục của Google.

  • Trình thu thập thông tin xem các trang web và dò theo liên kết trên các trang đó, giống như khi ta duyệt nội dung trên web.
  • Chúng đi từ liên kết này tới liên kết khác và mang dữ liệu về các trang web đó về cho máy chủ của Google.
  • Quá trình thu thập thông tin bắt đầu với danh sách các địa chỉ web từ các lần thu thập thông tin trước đó và sơ đồ trang web do chủ sở hữu trang web cung cấp.
  • Khi các trình thu thập thông tin truy cập các trang web này, chúng sẽ tìm các liên kết cho những trang khác để truy cập.
  • Phần mềm đặc biệt chú ý tới các trang web mới, các thay đổi đối với trang web hiện tại và các liên kết không còn hoạt động.

5/ Chức năng của Bộ Xây dựng chỉ mục

  • Hệ thống web giống như một thư viện công cộng không ngừng phát triển với hàng tỷ cuốn sách và không có hệ thống quản lý trung tâm.
  • Google về cơ bản gom góp các trang web trong quá trình thu thập thông tin, sau đó tạo chỉ mục để biết chính xác cách tra cứu nội dung.
  • Chỉ mục của Google cũng bao gồm thông tin về các từ và vị trí của chúng.

6/ Bộ phận xử lí– tính toán

Khi tìm kiếm, ở mức cơ bản nhất, các thuật toán của Google sẽ tra cứu những cụm từ tìm kiếm trong chỉ mục để tìm các trang phù hợp.

Ngoài hệ thống lập chỉ mục , Google còn xây dựng hệ thống các đồ thị tri thức để hiểu rõ hơn về con người, địa điểm và những thứ mà người dùng quan tâm để trả về nhiều dạng dữ liệu như hình ảnh, video chính xác theo mong muốn của người dùng. (kiểu như tìm kiếm dựa vào địa lý và thói quen v..v,..)

7/ Quy trình SEO Website (6 bước)

1. Phân tích Website

Dựa vào các công cụ hỗ trợ cho việc này như: Google Webmaster Tools, Google Analytic.  Kiểm tra Onpage, Offpage: Là yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc xây dựng tên tuổi, uy tín cho Site.

2. Nghiên cứu, phân tích, chọn bộ từ khóa

Dựa vào các công cụ phân tích lựa chọn bộ từ khóa bao gồm hệ thống Keyword chính và các Keyword liên quan.

3. Xây dựng nội dung

  • Biên tập, tối ưu nội dung bài viết.
  • Mật độ từ khóa (Density)

4. Xây dựng liên kết (backlink)

Hình thức thông dụng nhất hiện nay là:

  • Đăng bài viết lên các diễn đàn.
  • Tham gia các Blog.
  • Trao đổi liên kết với các đơn vị khác.
  • Mua liên kết của các đơn vị khác.
  • Đăng thông tin trên các trang mạng xã hội.

Những liên kết này còn được gọi là Backlink.

5. Phân tích tính hiệu quả các bước trên

Kiểm tra lượng Traffic hàng ngày, thứ hạng của bộ từ khóa xem hệ thống từ khóa đó đang nằm ở vị trí nào, đã đạt yêu cầu so với tổng tiến độ mình đặt ra hay chưa.

Dựa vào các phân tích Website để có thể dự đoán thứ hạng và cách làm sẽ thực hiện nhằm cải thiện thứ hạng.

6. Tối ưu lại nội dung và back link

Việc tối ưu Website lần hai này rất quan trọng trong việc duy trì và đẩy mạnh thứ hạng của Website trong bảng xếp hạng Google.

Công việc này bao gồm việc sửa chữa chăm sóc lại nội dung các bài viết trên Website.

Bảo trì hệ thống Backlink bao gồm các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì và làm mới,loại bỏ các link kém chất lượng, khôi phục sửa chữa các link đang hoạt động cho nó trở nên tốt hơn góp phần nâng cao tính hiệu quả trong công tác quảng bá và tăng uy tín cho Website.

Phần 2: Các Thuật Ngữ Seo Cơ Bản

Domain

Domain hay còn gọi là tên miền. Domain Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. .com .net .info .org .edu .gov .vn .com.vn

Cách chọn tên miền :

  • Ngắn gọn, dễ nhớ
  • Chứa từ khóa
  • Chứa thương hiệu
  • Từ khó viết sai
  • Tránh ký tự đặc biệt
  • Dựa theo đối tượng khách hàng

CRO (Conversion Rate Optimization)

Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi, biến khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

cro-website

CTR (Click Through Rate)

Là tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết website. CTR được xem là một chỉ số đo lường khá quan trọng trong SEO, và của một chiến dịch quảng cáo nào đó.

ctr-website

PR( Pagerank)

Chỉ số của Google cho biết mức độ quan trọng của một trang nội dung. Hiện nay đã bị loại bỏ (hoặc bị ẩn).

  • Page Rank đo lường độ quan trọng của một web page. Giả thuyết là những trang quan trọng trên Internet là những trang có nhiều liên kết dẫn đến nó.
  • PageRank thể hiện qua các liên kết đến như một bình chọn (vote) cho web page đó và một trang liên kết đến một trang khác như là đã bỏ một phiếu bình chọn cho trang đó.

DA: Domain Authority

Chỉ số cho biết mức độ uy tín và sức mạnh của một website do công ty Seomoz đưa ra.

  • Để xem DA và PA của một website cần cài addon Mozbar cho Firefox hoặc Chrome bằng cách search SeoMoz toolbar.
  • Xác định dựa trên 3 yếu tố cơ bản là: tuổi domain, mức độ phổ biến và kích thước website. Nó là một trong những yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Tuổi domain (domain age)

Domain càng sống lâu thì tuổi càng cao > Mức độ uy tín tỷ lệ thuận với tuổi của domain.

Tuổi của domain là một chỉ số về niềm tin vì nó chứng minh cho công cụ tìm kiếm thấy được website đó có phát triển về lâu dài để phục vụ người dùng và Google nên ưu ái nó.

Domain popularity

Được đo bằng số lượng backlink từ những trang web chất lượng uy tín mà một tên miền có.

Nhiều backlink giá trị từ website uy tín chứng tỏ domain đó hữu ích và có giá trị chia sẻ. Đó là lý do tại sao xây dựng baclink bằng những phương pháp white hat lại rất quan trọng.

Kích thước của website

Kích thước của website cũng đóng góp vai trò vào domain authority. Bởi vì số lượng các trang (web page) trên một domain tương quan với lượng nội dung có thể sinh ra backlink. Một website lớn hơn với nội dung chất lượng trên mỗi trang sẽ có lượng backlink nhiều hơn là một website nhỏ.

Backlink – liên kết từ một trang nội dung (website) trỏ tới một trang nội dung (website) khác.

Phải lưu ý điều này “Nội dung phải tương quan với backlink” có nghĩa là số lượng backlink bạn làm tăng lên hàng ngày cũng phải tương xứng với lượng nội dung bạn cập nhật tăng lên. Nếu không bạn dính Penguin, hoặc sandbox ngay.

Robots.txt là gì?

Robots.txt :Là một file đặt trong thu mục Root, tệp tin này chứa hoàn toàn nội dung văn bản text (không phải HTML).

Nó cho phép người quản trị Web (Webmaster) định ra các thành phần với quyền hạn riêng biệt cho từng bọ tìm kiếm. Nói cách khác thông qua tệp tin này, nó giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bot của các công cụ tìm kiếm(SE) đánh chỉ mục(index) một khu vực nào đó trong website của bạn.

VD : User-agent: * : Cho tất các các loại bot truy cập vào website

Disallow: /administrator/ : chặn không cho bot truy cập vào trang quản trị.

Disallow: / : Chặn không cho bot truy cập vào toàn bộ website.

Disallow: /images/nguoidep.JPG : Chặn không cho bot truy cập vào file ảnh có tên nguoidep.JPG

Đây là một file Robot.txt mẫu cho các website wordpress:

User-agent: *
Disallow: /wp-admin/ (cấm vào admin)
Allow: /wp-admin/admin-ajax.php
Allow: /wp-admin/images/*
Sitemap: https://domain/sitemap_index.xml (link tới sitemap website)

Indexing

Chỉ việc một trang nội dung được máy tìm kiếm đưa vào hệ thống của nó (đánh chỉ mục) và sẽ hiển thị khi được tìm kiếm.

Onpage SEO

Các yếu tố về Seo được thực hiện trên website.

Offpage SEO

Các yếu tố về SEO được thực hiện ngoài phạm vi website (chỉ việc xây dựng backlink)

SEO offpage là thuật ngữ mô tả việc xây dựng liên kết (link building) từ các hệ thống website khác trỏ về website mình. SEO offpage được thực hiện khi bạn đã hoàn thành khá tốt công việc trong SEO onpage. Việc xây dựng liên kết có thể nói là khâu có thể quyết định sự thành bại của việc làm SEO.

Backlink

liên kết từ một trang nội dung (website) trỏ tới một trang nội dung (website) khác.

Internal link

Chỉ các liên kết giữa các trang (bài viết) bên trong một website.

External link

Là những liên kết trỏ ra ngoài không nằm cùng một domain.

Anchor text

phần chữ dùng để gắn liên kết từ trang này tới trang khác.

Lỗi 404 (không tìm thấy trang)

mã HTTP từ server cho biết trang nội dung đang được yêu cầu không hề tồn tại.

Sitemap

Là một file .xml. Sơ đồ của website giúp cho người dùng + Spider hiểu được cấu trúc của website và dễ dàng thu thập thông tin, lập chỉ mục website hơn. Thường chứa các giá trị link, ảnh, ngày tháng của nội dung đăng tải trên website.

sitemap-la-gi

RSS

Hình thức cập nhật tin tức ngay lập tức khi có tin tức mới.

Keywords

Tên miền chứa chính xác từ khóa cần SEO.

Các thẻ mô tả ảnh, nội dung của website

thẻ alt metadescrip và title website

Alt

Thẻ mô tả dự phòng cho ảnh. Sẽ được hiển thị nếu ảnh bị lỗi tránh trường hợp bị rớt hạng do mất ảnh của bài viết chứa ảnh đó.

Meta Description

Thẻ mô tả của website. Là phần giới thiệu phía dưới title khi tìm kiếm kết quả trên google.

Title

Tiêu đề của website. Thường chứa từ khóa chính của website khi seo.

Rich Snippets

Các thông tin bổ sung cho các kết quả trên trang tìm kiếm. Mục đích làm nổi bật kết quả tìm kiếm, giúp tăng CTR cho website.

Phần 3: Cấu trúc website thân thiện với google

Sử dụng chuẩn W3C khi thiết kế trang web: W3C trong thiết kế website là một hệ thống các tiêuchí đánh giá website dựa trên các chuẩn mực liên quan đến HTML, XHTML, SMIL, MathML, CSS.

  • Việc ứng dụng các tiêu chuẩn W3C đem lại cho bạn các lợi ích sau khi thiết kế website.
  • Website của bạn sẽ thân thiện hơn với các Search Engine đặc biệt là google spider.
  • Website của bạn được hỗ trợ tốt trên nhiều trình duyệt, bạn không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa và tối ưu hóa cho từng trình duyệt.

Vậy làm thế nào để tạo một trang web chứa nội dung chuẩn theo tiêu chí của google?

Sử dụng các thẻ Heading

Sử dụng các thẻ Heading: Các thẻ này được sử dụng cho phần tiêu đề chính hoặc tiêu đề phụ nhằm nổi bật vấn đề mà bạn cần lưu ý đến người đọc và SE. Thường được chia từ H1 > H6 và một thẻ định dạng thêm <pre>

Phải có sitemap

Tạo sitemap chứa liên kết đến các trang nội dung trên website. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến nội dung mà họ cần. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ các bot của Google dễ dàng lần theo các link liên kết trong website giúp index chỉ mục nhanh và chính xác hơn.

Tạo các chỉ mục hướng dẫn

Tạo các chỉ mục hướng dẫn (breadcumb): Mục đích cho phép người dùng dễ dàng quay lại các chỉ mục một cách dễ dàng.

Sử dụng Breadcrumb: Breadcrumb là tập hợp các đường link phân cấp giúp người dùng có thể biết được mình đang ở trang nào và từ đó có thể di chuyển thuận lợi từ trang này trang khác trong website.

Sử dụng Breadcrumb

Các phương pháp khác:

  • Dùng định dạng chữ cho phần liên kết header và footer thay vì dùng hình ảnh.
  • Hạn chế việc sử dụng table trong html. Đặc biệt là các table lồng table.
  • Tạo RSS feed cho nội dung website
  • Tạo trang 404 cho các liên kết không tìm thấy. Cho phép thay đổi thẻ meta và title ứng với mỗi bài post.
  • Sử dụng cấu trúc url thân thiện đối với các liên kết và phân tách mỗi từ bằng dấu trừ “–” hoặc gạch dưới “_“
  • Chọn tên miền có tính liên quan cao đến nội dung website. Có thể chứa một vài từ khóa chính của website.
  • Thường xuyên cập nhật nội dung cho website.
  • Không Spam từ khóa.
  • Hạn chế việc dùng flash hoặc tốt hơn là không dùng flash vì SE không thể nhận biết được.
  • Đặt link về các trang tác giả, trang phân tích có tính uy tính cao. Điều này sẽ giúp cho bài viết củabạn có tính thuyết phục và độ tin tưởng cao.
  • Tạo mục chia sẻ bài viết đến các mạng xã hội bằng cách tạo ra các nút chia sẻ.
  • Tối ưu hiển thị trang web trên các thiết bị di động.
  • Sử dụng các Anchortext để điều hướng người dùng và SE.

Xu hướng SEO 2016

  • 1.Tối ưu trên mobile Sự lên ngôi của các thiết bị di động và sự tăng trưởng của lượng truy cập bằng thiết bị di động đã mở ra những hướng đi mới cho dịch vụ thiết kế web.
  • 2.Social Các phương tiện truyền thông xã hội có một sức tác động lớn tới tâm lý người dùng.
  • 3.Link Link từ các website chất lượng nhận được sự tin tưởng của khách hàng, cũng như nhận được sự đánh giá cao từ Google.
  • 4.Content “Content is King”
  • 5.ROI ( Return On Investment ) Chủ doanh nghiệp muốn được nghe là giá trị chuyển đổi và doanh thu mà họ thu được. Còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn.
  • 6.Keyword Từ khóa là những từ mà những người tuy truy cập nhập vào những cỗ máy tìm kiếm dùng để tìm kiếm thông tin từ những Website.

Phần 4: KEYWORD RESEARCH

Nội Dung Bài Học

  • 1. Hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của từ khóa trong 1 chiến lược Seo.
  • 3. Quy trình nghiên cứu và lựa chọn từ khóa.
  • 4. Tìm hiểu nhu cầu và cách đánh giá độ khó của từ khóa Seo.
  • 5. Tìm hiểu về 3 loại từ khóa trong 1 chiến dịch Seo: Brand keyword, Information Keyword , Transaction Keyword.
  • 6. Cách chọn lọc và tối ưu bộ từ khóa với các công cụ: Google Keywords Planner, Search Box.
  • 7. Thực hành phân tích bộ từ khóa cho website bất kỳ.
  • 8. Kỹ thuật ghép từ khóa, cách lồng ghép từ khóa trong Title, Meta Description.
  • 9. Hướng dẫn sử dụng công cụ check thứ hạng từ khóa.

Hành vi khách hàng khi tìm kiếm là gì?

  • Tìm kiếm và chia sẻ là hai hành vi phổ biến nhất của người dùng Internet.
  • Hơn 90% người dùng Internet sử dụng công cụ tìm kiếm. Do vậy, tiếp thị qua công cụ này sẽ rất hiệu quả.
  • Tìm kiếm và chia sẻ là hai hành vi phổ biến nhất của người dùng Internet.
  • Hơn 90% người dùng Internet sử dụng công cụ tìm kiếm. Do vậy, tiếp thị qua công cụ này sẽ rất hiệu quả.

thống kê truy cập của google

2. Tầm quan trọng của từ khóa trong 1 chiến lược Seo

Từ khóa là những từ mà những người truy cập nhập vào trong những cỗ máy tìm kiếm dùng để tìm thấy thông tin từ những website.

Điều quan trọng hàng đầu là website có được những cỗ máy tìm kiếm tốt xếp hạng những từ khóa phổ biến liên quan đến đề tài của website.

Các Loại từ Khóa

Từ khóa thương hiệu: Từ khóa mang tên thương hiệu của doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về doanh nghiệp đến khách hàng. Đây là loại từ khóa có chỉ số hiệu quả cao, dễ đẩy top, nên làm cho tất cả các chiến dịch Seo.

Ví dụ : Áo cưới thu thủy, Nhà hàng vạn tuế thăng long, Thời trang Xmen Shop…

Từ khóa thông tin: Là loại từ khóa cung cấp các thông tin hữu ích về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Đây là loại từ khóa được khách hàng tìm kiếm nhiều nhất (Quyết định mua hàng thấp)

Ví dụ :Đánh Giá Sản phẩm MacBook, Tính năng của IPhone,…

Từ khóa chung và khó Seo.

Từ khóa thương mại:

Là loại từ khóa miêu tả chính xác những thông tin khách hàng cần tìm. Khách hàng khi tìm kiếm từ khóa dạng này có nhu cầu mua hàng rất cao. Từ khóa có độ khó trung bình, mang tính chất thương mại cao. Cần làm cho tất cả các chiến dịch.

Ví dụ :Đánh Giá Sàn phẩm MacBook proc 2016, Tính năng của Iphone 6s,..

Một số kinh nghiệm nên dùng:

Không nên sử dụng từ khóa mà không ai tìm kiếm. Hãy lựa chọn những từ khóa thực sự phù hợp với website và khả năng SEO của mình, đừng nên lựa chọn những từ khóa chung chung với độ cạnh tranh quá cao vì:

+ Từ khóa chung chung có độ cạnh tranh cao => khó làm SEO.

+ Từ khóa chung chung có tỷ lệ chuyển đổi (tỷ lệ bán hàng) thấp.

Ví dụ Ở cương vị người dùng, nếu bạn chỉ muốn mua giày thể thao Adidas, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm: Mua giày thể thao Adidas chứ không search: Giày thể thao.

vi dụ từ khóa

Làm sao để tìm từ khóa phù hợp?

1. Hãy đứng ở góc độ người dùng để liệt kê ra các từ khóa họ sử dụng để tìm kiếm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình.

2. Sử dụng các công cụ để có thêm các gợi ý về từ khóa, lưu lượng tìm kiếm cũng như xu hướng tìm kiếm từ khóa đó trong tương lai.

3. Đánh giá mức độ cạnh tranh của từ khóa, lựa chọn những từ khóa phù hợp với chiến lược Seo của mình.

Kỹ năng SEO Copy Writing

– Kỹ năng viết content chuẩn SEO.

– Cách bố cục bài viết chuyên nghiệp.

– Tìm hiểu về liên kết nội bộ, tầm quan trọng của liên kết nội bộ.

– Cách điều hướng người dùng và công cụ tìm kiếm bằng liên kết nội bộ.

Kỹ năng viết content chuẩn SEO

Yếu tố Google xếp hạng từ khóa:

  • Từ khoá có trong các thẻ tiêu đề (title).
  • Từ khóa xuất hiện khi mở đầu các thẻ tiêu đề.
  • Từ khóa có trong tên miền gốc (ví dụ keyword.com).
  • Từ khoá có ở bất cứ nơi nào trong thẻ H1.
  • Từ khóa có trong liên kết nội bộ nội bộ.
  • Từ khoá có trong backlink.
  • Từ khóa xuất hiện khi mở đầu thẻ H1
  • Từ khoá xuất hiện trong 50-150 từ đầu tiên.
  • Từ khoá có trong Subdomain.
  • Từ khóa có trong các thẻ tiêu đề khác (h2 – h6).
  • Từ khoá có trong thẻ Alt (hình ảnh).
  • Từ khoá được lặp lại trong các văn bản HTML.
  • Từ khoá có trong Tên ảnh (ví dụ keyword.jpg)
  • Từ khoá có trong thẻ in đậm.
  • Mật độ từ khoá theo công thức (# Từ khóa ÷ Tổng)
  • Từ khoá có trong MARC Danh sách các trang.
  • Từ khoá có trong thẻ in nghiêng.
  • Từ khóa có trong Meta Description Tag.
  • Từ khoá có trong Keywords Meta Tag.

Các bước viết nội dung chuẩn SEO

  1. Xác định Keywords: Xây dựng các nhóm keyword liên quan tới keyword chính.
  2. Title: 65 ký tự, không quá 12 từ.
  3. Description: Không quá 160 kí tự, chứa 1-2 từ khóa/cụm từ khóa cần SEO.
  4. Content: Dài không quá 2000 kí tự (2 trang A4, cả hình ảnh)
  5. Link: Link liên kết cần thiết cho khách hàng, có nội dung liên quan trực tiếp đến bài viết.
  6. Tags: Đặt 4-6 tags tiếng Việt, có dấu
  7. Image: Ảnh rõ nét, kích cỡ không quá lớn thường 500 – 600 pixel.

Các Bước nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

  • Bước 1: Xác định web site bán sản phẩm gì?(What)
  • Bước 2 Khách hàng của bạn là ai(Who)? Họ đang ở đâu?(When) => Chiến lược Seo Local.
  • Bước 3: Liệt kê các từ khóa mà ta cho rằng khách hàng có thể dùng để tìm kiếm. Các từ khóa cần chọn phải thích hợp và sát nghĩa với người dùng (Sử dụng Google Search Box để có thêm gợi ý của từ khóa)
  • Bước 4: Kiểm tra lưu lượng tìm kiếm các từ khóa đó trong 30 ngày gần đây.
  • Bước 5: Xác định xu hướng tìm kiếm từ khóa, xem lượng tìm kiếm tăng hay giảm trong 12 tháng qua, mức độ quan tâm của từng thành phố.
  • Bước 6: Đánh giá mức độ khó của từ khóa.
  • Bước 7: Lựa chọn từ khóa phù hợp.

phương pháp lựa chọn từ khóa chuẩn

Sử dụng Google Search Box để tìm kiếm những gợi ý cho bộ từ khóa

– Truy cập google.com.vn gõ từ khóa để tìm các gợi ý cho bộ từ khóa.

– Copy các từ khóa vào Google Keyword Planner để tiến hành phân tích.

google seachbox

keyword seachbox

Sử dụng google Keyword Planner

Sử dụng Google Keyword Planner: Kiểm tra lượng tìm kiếm hàng tháng và độ cạnh tranh.

Cách dùng:

  • Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: https://adwords.google.com/ko/KeywordPlanner (login bằng Gmail)
  • Bước 2: Lựa chọn quốc gia, múi giờ và bấm tiếp tục.
  • Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản sau khi đã tạo thành công.
  • Bước 4: Tìm tag “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”
  • Bước 5: Nhấn vào phần ” Nhận lưu lượng tìm kiếm theo danh sách từ khóa,..”
  • Bước 6: Nhập danh sách từ khóa. > Bấm tìm kiếm và nhận thông tin về từ khóa đó.

Làm sao biết từ khóa có khó hay không?

Dựa vào các chỉ số tìm kiếm hàng tháng ta xác định như sau:

  • 100 -> 1000: Độ khó bình thường.
  • 1000 -> 10.000: Độ khó tương đối.
  • 10.000 -> 100.000: Mức độ khó khá cao.

 

Dựa vào CPC và mức độ cạnh tranh

Khi ta kiểm tra tra ta chỉ thấy hiện Thấp, Trung bình, Cao.

Dựa vào kết quả tìm kiếm (SERP) và phân tích đối thủ SEO

– Chỉ số SERP (Search engine results page) là tổng số website cạnh tranh từ khoá. Chỉ số càng cao tương ứng cạnh tranh sẽ cao.

– Hãy chú ý kết quả tìm kiếm xem sử in đậm, mức độ hiển thị của từ khoá của các đối thủ. Xem 1,2,3 trang nếu mức độ tối ưu càng dày đặc tức là từ khoá đó cạnh tranh cao, và được nhiều đối tác SEO.

Phần 5: SEO Onpage từ A>Z

SEO Onpage là gì?

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung website để cho thân thiện hơn với các Search Engine, nó là nền tảng và quyết định tính lâu dài trong SEO.

SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung website để cho thân thiện hơn với các Search Engine, nó là nền tảng và quyết định tính lâu dài trong SEO.

Một Website tốt cần tối ưu cơ bản các vấn đề sau :

  • Trước tiên tối ưu thẻ title.
  • Tối ưu thẻ meta keywords.
  • Tối ưu thẻ meta description.
  • Các thẻ h1, h2, h3.
  • Tối ưu SEO Friendly ( Đường dẫn thân thiện )
  • Tối ưu các thẻ ALT, dung lượng, trong hình ảnh
  • Tối ưu mật độ từ khóa ( keywords density )
  • Xây dựng sitemap cho website.
  • Tối ưu External link ( link trỏ ra ngoài )
  • Tối ưu Internal link.
  • Tốc độ load website phải nhanh.
  • Tối ưu giao diện thân thiện với người dùng (phải đẹp).

Khái niệm các thẻ meta trong SEO Onpage

  • 1. Meta Title: Meta Title là thẻ tiêu đề website, một thẻ chắc chắn không thể thiếu trong công đoạn tối ưu onpage HTML, tiêu đề này sẽ được hiển thị khi tìm kiếm trên Google.
  • 2. Meta Description: Meta Description là thẻ mô tả tóm tắt nội dung của website, nội dung mô tả này được google hiển thị khi tìm kiếm là khoảng 160 ký tự,
  • 3. Meta Keywords: Meta Keywords là thẻ mô tả từ khóa của website.
  • 4. Meta Robots: Meta Robots là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm nhìn nhận về website của bạn.
  • 5. Meta Content Language: Meta Content Language là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.
  • 6. Meta Content Type: Meta Content Type là thẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho website.
  • 7. Meta Social: Các thẻ này giúp website hiển thị phần ảnh, title, description, thời gian, tác giả khi chia sẻ website lên các công cụ tìm kiếm được chính xác hơn.
  • 8. Geo Meta Tags: Thêm geo meta tag vào hay còn gọi là local SEO như một hình thức tối ưu hóa thứ hạng trên một số từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó.

> Cách thêm GEO meta:

  • Bước 1 : Vào link http://www.geo-tag.de/generator/en.html
  • Bước 2 : Điền tên địa chỉ vào mục Address search và đánh dấu địa điểm bạn muốn vào bản đồ.
  • Bước 3 : Tuỳ chỉnh thông tin về đường phố bên mục dưới.
  • Bước 4: copy đoạn code vừa tạo ra vào thẻ của website.

Google Master Tool là gì ?

Google WebMaster Tools được xem như một công cụ hỗ trợ quản lý website hiệu quả mà Google cung cấp cho cộng đồng Webmaster nói chung và với các Seoer nói riêng khi thực hiện chiến dịch SEO.

SEO Doctor là gì ?

Seo Doctor là công cụ đắc lực giúp bạn trong việc phân tích website trong quá trình SEO Onpage. Nó đưa ra các tiêu chí để mình đạt tới. Đặc biệt là nó hoàn toàn miễn phí và cài đặt cũng như sử dụng dễ dàng.

SEO Quake là gì?

SEO Quake là công cụ phân tích website không thể thiếu với một Seoer. SEO Quake cung cấp những thông tin trọng trong một website từ đó ta có được một cái nhìn tổng quan hơn về website đó để có thể đánh giá website đó.

Sitemaps

Sitemap là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Một site map tốt nên dẫn tới được mọi vị trí trên website. Nên đặt đường liên kết tới sơ đồ website trên trang chính hoặc trang đầu của trang web để người dùng và con spider của Google có thể tiếp cận dễ dàng.

Robots.txt

Nội dung khái niệm đã liệt kê ở trên. Sau đây là một số đoạn code chính của file này.

“User-agent”:* có nghĩa là tất cả những robot tìm kiếm từ Google, Yahoo và MSN nên sử dụng hướng dẫn này của bạn để tìm kiếm trang web.

“Disallow: /wp-“: dòng code này báo cho công cụ tìm kiếm biết nó không nên “lục lọi” ở những file của WordPress bắt đầu bằng wp-.

.htaccess

Hypertext Access hay còn gọi là htaccess là một tập tin dùng để cấu hình máy chủ web apache. Nó được máy chủ chấp nhận như là một thành phần và cho phép chúng ta thực hiện điều hướng và bật các tính năng một cách linh hoạt hoặc bảo vệ một phần (folder) nào đó của trang web.

Chuyển trang từ có không có www sang có www

Việc này giúp bạn tránh gặp phải tình trạng trang có cả www và không có www, điều này rất quan trọng trong seo vì tránh hiện tượng trùng lặp nội dung dẫn đến bị google phạt.

Index.html to root

Loại bỏ Link có chứa index.html đưa về root.

Chuyển hướng từ trang cũ sang trang mới

Chuyển domain, hoặc chỉ muốn chuyển một trang cũ về một trang mới và không muốn lo lắng về các kết quả search từ google.

Đưa doanh nghiệp của bạn lên Google miễn phí

Hãy làm theo các hướng dẫn của google để đưa website lên google map miễn phí.

Lưu ý :

  • Nếu như không nắm rõ hoặc có sơ suất trong quá trình cấu hình đều có thể khiến website có thể không hoạt động hoặc không như ý muốn của người dùng như trước.
  • Cần lưu lại một file .htaccess trước khi tiến hành chỉnh sửa. Nếu có trục trặc xảy ra vẫn có thể khôi phục lại.

Chặn backlink xấu

Trong cuộc chiến sống còn của các Seoer thì luôn có các đối thủ tìm mọi cách để hạ bệ bạn bằng cách đặt các liên kết (bơm link) xấu đến trang web của bạn. Check backlink : http://www.backlinkwatch.com

SetEnvIfNoCase Referer ".*(cụm từ chứa trong domain).*" ban
SetEnvIfNoCase Referer ".*(blogspot).*" ban
SetEnvIfNoCase Referer ".*(webxau).*" ban

 order allow,deny
 deny from env=ban
 allow from all

Google Link Disavow

Google Link Disavow Tool là một tính năng tiên tiến được đề nghị từ các các webmaster giàu kinh nghiệm. Bằng cách loại bỏ các liên kết không tốt, có khả năng xấu tác động đến thứ hạng của bạn trên SERPs của Google. Hãy chỉ sử dụng khi chắc rằng liên kết bạn muốn chặn là không tự nhiên, là chất lượng thấp, là spam.

Link:

Link : https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main?pli=1

VD chặn:

#Blog Comment Spam
http://domain.com/page-muốn-chặn-1/ 
http://domain.com/page-muốn-chặn-2/ 
http://domain.com/page-muốn-chặn-3/ 
http://domain.com/page-muốn-chặn-4/ 
#Article Spam (Chặn hẳn domain vi phạm) 
domain:domain-vi-pham.com

Tổng quan về Google Analytics

Google analytics là gì?

Google Analytics là một công cụ phân tích dữ liệu web miễn phí, giúp bạn tạo ra những trang web hiệu quả, tăng tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư cho các chiến dịch tiếp thị.

Với Google Analytics, bạn có thể:

  • Có đủ thông tin để chỉnh sửa trang web và nội dung.
  • Tăng lượng chuyển đổi.
  • Đo lường hiệu suất từ khoá và quảng cáo.
  • Theo dõi một loạt chỉ số khác nhau.

Bạn cần làm một số bước sau để tiến hành thêm Google analytics vào website

Lấy mã theo dõi google analytics dán vào website để theo dõi

Sau khi đăng ký, bạn sẽ được cung cấp mã theo dõi Google Analytics để thêm vào trang web. Bạn có thể lấy mã theo dõi này bằng cách truy cập: Quản trị > Chọn website cần lấy mã theo dõi > Tìm tab thông tin theo dõi.

Chọn tài khoản và thuộc tính mà bạn cần theo dõi

• Copy và dán mã theo dõi vào đoạn code HTML trang web của bạn

• Mã code này cần được đặt trên tất cả các trang mà bạn cần theo dõi

• Đặt trước thẻ đóng của các trang (được đề nghị)

Sau 24 giờ, đọc các báo cáo để đảm bảo rằng bạn đã nhận được số liệu về các lượt truy cập.

Đo lường: Google Analytics và AdWords

Đo lường Google Analytics vs AdWords

Liên kết AdWords và Analytics

• Liên kết AdWords và Analytics để lấy báo cáo cấp cao.

• Thông thường bạn nên sử dụng tài khoản Google Adwords lúc đầu cho Google Analytics nhằm giảm thiểu các bước cài đặt.

Liên kết Adwords và Analytics

Tự động gần thẻ (Auto-Tagging)

Một cách thuận tiện để theo dõi quảng cáo Adwords mà không cần thực hiện gắn thẻ thủ công.

Kích hoạt thông qua tab “Tài khoản của tôi” > “Tùy chọn” trong Google Adwords.

Lưu ý: không thể sử dụng cả tự động gắn thẻ và gắn thẻ thủ công trong một tài khoản AdWords sẽ dán đoạn Google ClickID cho tất cả các nhấp chuột.

• Nếu nhà quảng cáo bật chức năng tự động gắn thẻ, bạn sẽ có thể nhìn thấy đoạn mã ‘gclid=xxxxxxxxx’ trong đường link URL.

Thứ nguyên & Số liệu

Mỗi người dùng mang theo thông tin khác nhau, được phân loại theo từng danh mục trong Analytics. Các trang trong website cũng chứa những thông tin mô tả tương ứng.

thứ nguyên, số liệu

Thứ nguyên là các đặc tính người dùng hoặc trang web, được quyết định trước khi việc truy cập diễn ra.

Số liệu là các giá trị được tính toán cho lần truy cập này, và được tính bằng số đếm hoặc một tỉ lệ.

Mục Tiêu (Goals)

Trong Google Analytics, một mục tiêu đại diện cho một mục tiêu của trang web, ví dụ như:

  • Một trang được xem bởi người dùng sau khi họ thực hiện một hành vi được mong muốn.
  • Một khoảng thời gian cụ thể ở trên trang web của người dùng.
  • Một số lượng trang web cụ thể được xem bởi người dùng trên trang web.

Mọi trang web đều phải có một Mục tiêu:

Mục tiêu kinh doanh của chúng ta là gì?

Lý do chúng ta có một website?

Bốn Dạng Mục Tiêu

  1. Mục tiêu trang đích sẽ kích hoạt một chuyển đổi khi khách hàng xem một trang cụ thể trên website của bạn.
  2. Mục tiêu thời lượng trên trang web sẽ kích hoạt một chuyển đổi khi khách hàng ở trên trang web của bạn lâu hơn hay ngắn hơn một khoảng thời gian mà bạn chọn.
  3. Mục tiêu số trang mỗi truy cập kích hoạt một chuyển đổi khi một khách hàng xem nhiều hay ít hơn một số lượng trang mỗi lượt truy cập.
  4. Mục tiêu sự kiện kích hoạt một chuyển đổi khi một khách hàng tương tác với nội dung có thể theo dõi độc lập từ trang web hoặc tải màn hình.

Theo dõi các Quảng cáo Trực tuyến khác

  • Google Analytics tự động theo dõi các giới thiệu và tìm kiếm truy vấn đến trang đích.
  • Mã theo dõi của Google sẽ giúp bạn có thể kiểm tra bất kì truy vấn nào đến từ Yahoo, Bing và các trang tìm kiếm khác ngoài Google.
  • Gắn thẻ theo dõi tất cả các đường link quảng cáo: Quảng cáo hiển thị, Link quảng cáo trong email, lưu lượng truy cập đến từ các trang tìm kiếm khác.

Số liệu có ý nghĩa gì?

Số liệu là một hình thức đo đạc – Đóng vai trò “Cột” trong các bảng biểu.

số liệu trong analytic

Mục Tiêu (Goals) trong Google analytics

Trong Google Analytics, một mục tiêu đại diện cho một mục tiêu của trang web, ví dụ như:

  • Một trang được xem bởi người dùng sau khi họ thực hiện một hành vi được mong muốn.
  • Một khoảng thời gian cụ thể ở trên trang web của người dùng.
  • Một số lượng trang web cụ thể được xem bởi người dùng trên trang web.

Một số kinh nghiệm khi sử dụng Google analytics

Chia nhỏ số liệu thống kê dựa trên những nguồn lưu lượng truy cập trang web khác nhau.

Bạn có thể so sánh các xu hướng người dùng và hiệu suất trang web dựa trên các nguồn lưu lượng này để tìm ra nguồn truy cập nào đang đem lại các truy cập người dùng mong muốn.

Các khái niệm thường được nhắc đến khi bạn thực hiện một dự án SEO

Social marketing là gì?

Social marketing là các phương pháp quảng bá website, doanh nghiệp trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Google +,…)

Người dùng tạo ra những sản phẩm truyền thông như: tin, bài, hình ảnh, video clips… sau đó xuất bản trên Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog… Các tin. Các bài viết này được cộng đồng mạng chia sẻ và phản hồi (bình luận) nên luôn có tính đối thoại.

Đặc điểm nổi bật của Social Media Marketing:

Social Media Marketing được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung có sự tham gia của nhiều phía như nhà sản xuất, người dùng …

– Social Media Marketing là một quá trình truyền thông chậm. Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian.

– Và quan trọng hơn hết, Social Media Marketing KHÔNG PHẢI LÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên hệ.

SEO Youtube

Hiện nay video quảng cáo rất được ưa chuộng nên việc SEO cho youtube trở thành một công việc không thể thiếu nếu bạn muốn Quảng bá marketing website một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Các yêu tố xếp hàng Video:

  1. Lượt xem.
  2. Bình luận.
  3. Lượt share.
  4. Đăng ký theo dõi kênh.
  5. Xếp hạng.

Google adword

Adwords là dịch vụ khai thác quảng cáo của Google thực hiện trên công cụ tìm kiếm và các website trong hệ thống liên kết. Adwords đem lại hơn 90% lợi nhuận cho Google Inc và là nguồn thu chính của tập đoàn.

Google cung cấp giải pháp quảng cáo tài trợ Adwords cho khách hàng theo phương thức Pay per Click (trả tiền theo mỗi lượt nhấp chuột) với 3 hình thức chính: Quảng cáo từ khóa trên công cụ tìm kiếm. Quảng cáo từ khóa trên các websites. Quảng cáo banner trên các websites.