Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.

Thưa luật sư quy phạm pháp luật là một trong những văn bản pháp luật quan trọng. Điều chỉnh các quan hệ xã hội và làm cho nguồn quan trọng cho các điều luật khác. Nhưng mà không phải ai cũng có thể nắm được các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào để áp dụng cho đúng. Luật sư có thể tư vấn cho tôi về Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính được quy định như thế nào? Cụ thể ra sao? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta hiện nay ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.

Quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta là gì?

Có thể hiểu quy phạm pháp luật hành chính là một trong những dạng cụ thể chi tiết của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính cũng là các quy tắc xử sự chung nhằm thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước và nó cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi để xác định giới hạn của con người về tính hợp pháp phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương.

Thông thường, quy phạm pháp luật hình chính có các tính chất như có tính bắt buộc chung, thường áp dụng nhiều lần và hiệu lực của chúng không chấm dứt khi đã được áp dụng.

Các quy phạm pháp luật hành chính có rất nhiều đặc điểm riêng so với các quy phạm pháp luật khác như sau:

Thứ nhất về nội dung thì đa số các quy phạm pháp luật hành chính có tính mệnh lệnh do quan hệ quản lý mà luật hành chính điều chỉnh có bản chất quyền uy và phương pháp quản lý chủ yếu là mệnh lệnh- phục tùng.

Thứ hai thông thường thì quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và tính ổn định không cao do đặc điểm biến động nhanh chóng của hoạt động hành chính là đối tượng điều chỉnh của nó.

Thứ ba các chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính rất đa dạng trong đó đa số thuộc về các cơ quan hành chính.

Thứ tư về mục đích điều chỉnh, quy phạm pháp luật hành chính là các quy phạm điều chỉnh quan hệ hành chính nhà nước.

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính ở nước ta là gì?

Có thể hiểu áp dụng quy định pháp luật hành chính là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền ban hành các quyết định cá biệt để giải quyết những việc cụ thể phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính.

Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì nó là một trong những hoạt động phải tuân thủ thủ tục hành chính được pháp luật quy định chặt chẽ. Khi áp dụng phải mang tính chủ động, sáng tạo, cá biệt cụ thể.

Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là những chủ thể bao gồm những cơ quan hành chính nhà nước hoặc cán bộ, công chức được trao quyền.

+ Phạm vi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là trong hoạt động hành chính nhà nước còn những trường hợp khác chỉ là cá biệt.

Do việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính rất quan trọng sẽ là tiền đề điều kiện cho việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và chấp hành quy định pháp luật để áp dụng quy phạm pháp luật hành chính tốt nhất.

Những hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam:

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành cho phép thực hiện. Ví dụ: Công dân có quyền buôn bán những mặt hàng mà pháp luật không cấm.

Các chủ thể sử dụng quy phạm pháp luật hành chính tham gia vào quản lí hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lí nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chính

Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.

Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam:

là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm. Vd: Công dân không được buôn bán trái phép chất ma-túy.

Chủ thể tuân thủ quy phạm pháp thành chính tham gia vào quản lí hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lí, nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Do có sự khác nhau về mục đích thực hiện pháp luật nên việc sử dụng quy phạm pháp luật hành chính phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể thực hiện pháp luật và việc không sử quy phạm pháp luật hành chính không phải là hành vi trái pháp luật. Ngược lại, việc tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là yêu cầu pháp lý khách quan đối với chủ thể thực hiện pháp luật và việc không tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính được xác định là hành vi trái pháp luật.

Chấp hành quy phạm pháp luật:

là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính và tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính có nhiều điểm tương đồng về chủ thể và mục đích thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, điểm khác biệt căn bản giữa hai hình thức này là việc chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là thực hiện những hành vi nhất định (xử sự tích cực) còn tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính là kiếm chế không thực hiện những hành vi nhất định.

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

là một hình thức thực thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chứ, cá nhân có thẩm quyền can cứ vào quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.

Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, liên quan trực tiếp tới việc thực hiện, công vụ, quyền hận cụ thể các các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và đảm bảo thực hiện đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của của tổ chức, cá nhân.

Những yêu cầu khi áp dụng pháp luật.

-Thứ nhất, việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung.

-Thứ hai, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các chủ thể có thẩm quyền áp dụng. Tuy nhiên thẩm quyền ở đây của chủ thể là do pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật cụ thể.

-Thứ ba, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo đúng thủ tục do luật định. Các công việc cụ thể trong quá trình chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện theo một thủ tục, trình tự mà luật hành chính quy định.

-Thứ tư, áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu mà pháp luật quy định.

Trên thực tế cuộc sống hàng ngày, ta thấy khối lượng công việc cần đến hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có sô lượng rất lớn, phát sinh thường xuyên ở khắp các địa bàn.

-Thứ năm, kết quả áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được thông báo công khai, chính thức cho các đối tượng có liên quan và phải thực hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Quy định như vậy có ý nghĩa là căn cứ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện quy phạm pháp luật trong các trường hợp khác.

-Thứ sáu, quyết định áp dụng quy phạm pháp luật hành chính phải được các đối tượng liên quan tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Việc đảm bảo này còn có ý nghĩa đảm bảo pháp chế, đảm bảo trật tự quản lí hành chính ở nước ta.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Quy phạm pháp luật hành chính  có vai trò gì?

Quy phạm pháp luật hành chính là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể khẳng định, quy phạm pháp luật hành chính là một công cụ hữu hiệu để các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật hành chính không thể tự nhiên đi vào đời sống xã hội và phát huy tác dụng của nó mà không có hoạt động của con người. Muốn đưa pháp luật vào thực tiễn để các quy phạm pháp luật hành chính được đảm bảo thì cần có hoạt động của con người thực hiện nó

Quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ gì?

Những quy phạm pháp luật được dùng để điều chỉnh các quan hệ quản lí hành chính nhà nước là các quy phạm pháp luật hành chính. Do đó, có thể hiểu: Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương.
Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật nên các quy phạm pháp luật hành chính có đầy đủ các đặc điểm chung của quy phạm pháp luật như: Là quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của nhà nước; được nhà nước bảo đảm thực hiện; là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người về tính hợp pháp.

Quan hệ giữa áp dụng quy phạm pháp luật hành chính và các hình thức khác của thực hiện quy phạm pháp luật hành chính ?

Trong nhiều trường hợp việc sử dụng, tuân thủ hay chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là tiền đề hoặc là căn cứ cho việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính. Ví dụ: việc công dân khiếu nại đúng với các quy định của pháp luật về thủ tục khiếu nại, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại là tiền đề pháp lí để người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại đó.
Trong phần lớn các trường hợp không tuân thủ hay không chấp hành đúng quy phạm pháp luật hành chính sẽ dẫn đến việc áp dụng quy phạm hành chính. Ví dụ: doanh nghiệp không thi hành quy phạm pháp luật hành chính về nghĩa vụ nộp thuế bị áp dụng quy phạm pháp luật về hành chính về xử phạt hành chính; 

5/5 – (1 bình chọn)