Các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Chào Luật Minh Khuê, tôi muốn tìm hiểu thêm về các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính và ví dụ cụ thể!
Việc thực hiện quy phạm pháp luật trong đời sống và đề xuất giải pháp để đảm bảo thực hiện quy phạm pháp luật trên thực tế
Mục Lục
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Quy phạm pháp luật hành chính là gì?
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được mục đích nhất định. Trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước cần đến quy phạm pháp luật để đề ra các khuôn mẫu xử sự chung cho các cá nhân và tổ chức trong những tình huống được dự liệu trước và có thể lặp lại nhiều lần.
Là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật ngoài mang những đặc điểm của quy phạm pháp luật nói chung, quy phạm pháp luật hành chính còn có những đặc điểm như sau:
– Các quy phạm pháp luật hành chính chủ yêu là do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
– Các quy phạm pháp luật hành chính có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.
– Các quy phạm pháp luật hành chính hợp hành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nhất định.
2. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Tùy thuộc vào nội dung của pháp luật hành chính được thực hiện và tư cách tham gia vào quản lý hành chính nhà nước mà việc thực hiện có những hình thức cụ thể: sử dụng quy phạm pháp luật hành chính, chấp hành quy phạm pháp luật hành chính. áp dụng quy phạm pháp luật hành chính.
– Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép.
VD: Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.
– Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi được pháp luật cho phép. Chủ thể tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính tham gia vào quản lí hành chính nhà nước với tư cách là đối tượng quản lí, nhằm mục đích trước hết và chủ yếu là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Các chủ thể tham gia vào quản lí hành chính nhà nước có thể không sử dụng quy phạm pháp luật hành chính nhưng buộc phải tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính, việc không tuân thủ quy phạ pháp luật hành chính được xác định là hành vi trái pháp luật.
VD: Khi tham gia giao thông bằng xe máy, công dân phải đội mũ bảo hiểm.
– Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện. Đối với cá nhân, tổ chức, điều mà quy phạm pháp luật hành chính buộc phải làm chính là nghĩa vụ của họ, nghĩa vụ mà họ không thể từ chối. Việc không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ những điều mà quy phạm pháp luật hành chính buộc phải làm sẽ có thể dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với họ. Đối với các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước, những quyền mà các quy phạm pháp luật hành chính trao cho cũng đồng thời là nghĩa vụ mà Nhà nước buộc phải làm trong một số trường hợp.
VD: Thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật.
– Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào các quy phạm pháp luật hành chính hiện hành để giải quyết những công việc cụ thể phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước. Chủ thể của việc sử dụng, tuân thủ, chấp hành quy phạm pháp luật hành chính là tất cả các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Còn việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính luôn là hoạt động của các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền.
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là một hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính nhằm bảo đảm cho các quy phạm pháp luật hành chính được thực hiện trên thực tế. Có những tình huống cụ thể phát sinh trong hoạt động hành chính chỉ được giải quyết đúng đắn thông qua hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính (xử lý vi phạm hành chính, khen thưởng, kỉ luật, …)
Khi áp dụng quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước đơn phương ban hành các quyết định hành chính hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc thực hiện pháp luật một cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. Do đó, áp dụng các quy phạm pháp luật hành chính là sự kiện pháp lí trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể.
Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.”
VD: Tòa án nhân dân thành phố B ra quyết định thuận tình ly hôn giữa K và O
3. Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính trong đời sống
Việc thực hiện quy phạm pháp luật ở nước ta ngày đang được hoàn thiện. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền , phổ biến, giáo dục công dân. Công dân cũng ngày càng có ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật.
Tuy nhiên cũng có tồn tại những vấn đề sau:
– Công dân chưa có điều kiện cũng như chưa có ý thức tự giác tiếp cận về các quy định của pháp luật hành chính. Còn một số bộ phận công dân có thái độ coi thường pháp luật khi coi nhẹ đối với xử phạt hành chính, không nhận thức được độ nguy hiểm hành vi của mình gây ra.
– Một số bộ phận nhân dân còn có ý thức chấp hành pháp luật, có thể thấy trong bất cứ lĩnh vực nào như giao thông, môi trường, kinh doanh, thuế, hay đơn giản như các thủ tục đăng kí kết hôn, tạm trú tạm vắng,…
Đối với lĩnh vực giao thông có thể thấy những vi phạm phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, lạn lách đánh võng, điều khiển phương tiện giao thông khi chưa có bằng,…Lĩnh vực Thuế thì tình trạng trốn thuế, buôn lậu,…vẫn thường xuyên xảy ra.
Việc các chủ thể cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hành chính thì còn nhiều trường hợp chưa được áp dụng đúng đối với quy phạm pháp luật và chưa đạt hiệu quả cao. Vẫn còn tồn tại những trường hợp lạm quyền, vượt quá thẩm quyền, lợi dụng sự thiếu kiến thức về pháp luật mà cố tình làm sai thủ tục, nội dung,…
4. Đề xuất giải pháp về việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
Việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam, sẽ giúp thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính trở nên dễ dàng hơn. Muốn thực hiện việc này thì trước tiên phải có những hiểu viết đúng và đủ về pháp luật. Khi các chủ thể có đầy đủ nhận thức về pháp luật thì mới có thể thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật. Do đó, nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức trong việc tôn trọng và thực hiện những quy định của pháp luật vô cùng quan trọng.
Nhà nước cần răn đe, quán triệt việc xử lý vi phạm hướng công dân có ý thức thực hiện quy phạm pháp luật một cách nghiêm túc. Tăng cường thuyết phục người dân thực hiện tốt pháp luật.
Ngoài ra, việc nâng cao khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ cán bộ, công chức cũng là một trong những đề xuất trong giải pháp. Muốn các chủ thể trong xã hội thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật thì trước hết những người là cán bộ, công chức phải đi đầu trong việc tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật.
* * * * *
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900 6162 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Công ty Luật Minh Khuê.