Các hình thức đấu thầu (Cập nhật 2022)

2. Có các hình thức đấu thầu nào?

Đấu thầu là một hoạt động vô cùng phổ biến hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ hết về các hình thức đấu thầu theo quy định pháp luật hiện hành. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ACC xin gửi tới quý khách hàng bài viết “Các hình thức đấu thầu” (Cập nhật 2022) với những nội dung sau:

cac hinh thuc dau thau

cac hinh thuc dau thau

Các hình thức đấu thầu (Cập nhật 2022)

1. Đấu thầu là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, đấu thầu được hiểu là độ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc được bán hàng.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 sửa đổi tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020).

Theo đó, có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình.

Như vậy, bản chất của đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc, yêu cầu nào đó. Mục tiêu của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

2. Có các hình thức đấu thầu nào?

Theo quy định tại mục 1 Chương 2 Luật Đầu tư 2013, có các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sau đây:

  1. Đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự (khoản 1 Điều 20 Luật Đấu thầu năm 2013).

Hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Lĩnh vực đầu tư mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện;

– Nhà đầu tư nước ngoài không tham dự sơ tuyển quốc tế hoặc không trúng sơ tuyển quốc tế;

– Dự án PPP nhóm C theo quy định pháp luật về đầu tư công. Trường hợp cần sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế thì nhà đầu tư trong nước được liên danh với nhà đầu tư nước ngoài hoặc sử dụng nhà thầu nước ngoài để tham dự thầu và thực hiện dự án;

– Dự án đầu tư có sử dụng đất mà sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120.000.000.000 VNĐ (một trăm hai mươi tỷ đồng).

  1. Đấu thầu hạn chế

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu (Điều 21 Luật Đấu thầu).

  1. Chỉ định thầu

Với hình thức này, chỉ có 01 nhà thầu duy nhất được lựa chọn để thực hiện yêu cầu của bên mời thầu.

Điều kiện chỉ định thầu:

– Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án.

– Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.

– Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

– Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

– Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.

– Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu hệ thống mạng đấu thầu đấu thầu quốc gia.

  1. Chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

– Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

  1. Mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Điều kiện để mua sắm trực tiếp:

– Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hoặc đấu thầu hạn chế đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;

– Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

– Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;

– Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

  1. Tự thực hiện

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Điều kiện áp dụng hình thức tự thực hiện:

Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;

– Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;

– Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.

  1. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư nêu trên thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

  1. Tham gia thực hiện của cộng đồng

Gói thầu sẽ được giao cho cộng đồng cư dân, tổ chức kinh tế tại địa phương thực hiện một phần hoặc toàn bộ. Trong các trường hợp sau đây:

– Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm bao gồm:

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng;

+ Gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Các hình thức đấu thầu” (Cập nhật 2022) mà ACC gửi tới quý khách hàng. Theo đó, có 08 hình thức đấu thầu, mỗi hình thức lại có điều kiện riêng. Nếu cần hỗ trợ gì về các hình thức đấu thầu, hãy liên hệ với ACC để được giúp đỡ!

Đánh giá post