Các hãng xe công nghệ ở Việt Nam hiện nay hoạt động ra sao?

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các ứng dụng đặt xe online trên điện thoại cũng phát triển vô cùng nhanh chóng.

Sau khi Grab gia nhập thị trường Việt Nam năm 2014 và thâu tóm Uber vào 2018 thì thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam từ 2018 trở nên sôi động hơn.

Grab

Grab là ứng dụng đặt xe tiện lợi được yêu chuộng nhất Đông Nam Á với mục đích mang đến cho người dùng các dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, bằng cách kết nối hơn 10 triệu hành khách với 185.000 tài xế trong khắp khu vực. 

Đến nay Grab đã trở thành siêu ứng dụng dẫn đầu trên thị trường và là lựa chọn hàng đầu của người dân cho các dịch vụ giao nhận thức ăn và kết nối di chuyển. Nền tảng giao nhận thức ăn GrabFood đã đạt tổng giá trị giao dịch tăng đến 400% trong nửa đầu năm 2019 với số lượng đơn hàng trung bình hàng ngày đạt đến 300.000 đơn hàng.

Các hãng xe công nghệ ở Việt Nam hiện nay hoạt động ra sao?

Những ngày vừa qua, theo nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 5-12, thuế VAT 10% được áp dụng cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu vận tải của đối tác tài xế. Chính vì vậy, Grab đã khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả. Còn phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi. 

Sự việc khiến nhiều tài xế Grab cảm thấy bất bình, bởi theo mức khấu trừ này thu nhập của họ cũng giảm đi đáng kể. Ngày 7/12, hàng trăm tài xế Grab đã tắt ứng dụng, phản đối việc tăng khấu trừ. 

Ngay trong tối cùng ngày, Grab Việt Nam cũng có thông báo chính thức về vụ việc. Thông báo nêu rõ theo Nghị định 126, thuế GTGT 10% được áp dụng cho toàn bộ doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm cả phần doanh thu vận tải của đối tác tài xế. Do đó, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp; đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế GTGT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả. Phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác tài xế vẫn được giữ nguyên không thay đổi.

Grab cũng cho rằng theo Nghị định 126, cá nhân hợp tác kinh doanh (trong trường hợp này là đối tác tài xế) không thuộc trường hợp trực tiếp khai thuế, nộp thuế; mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hộ, nộp hộ thuế cho đối tác tài xế. Vì vậy, việc Grab tiến hành khấu trừ khoản thuế phải nộp, kê khai và nộp hộ cho các đối tác tài xế là tuân thủ pháp luật Việt Nam. Toàn bộ phần thuế thu hộ đều được Grab nộp về Kho bạc Nhà nước và đều được cơ quan thuế xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trong thông báo, Grab Việt Nam còn cho biết trước khi Nghị định 126 ban hành, Grab đã tích cực, chủ động tham gia góp ý trình bày cụ thể về tác động của nghị định tới cơ quan quản lý thuế, đồng thời nhiều lần gửi văn bản xin hướng dẫn thực hiện nghị định. “Tuy nhiên, tới nay Grab vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ các cơ quan này. Grab luôn trân trọng và lắng nghe các phản hồi từ người dùng và đối tác. Chúng tôi đang tích cực làm việc cùng các cơ quan chức năng để cân bằng quyền, lợi ích cho các bên có liên quan” – thông báo nhấn mạnh.

Go-JEK

Ngay từ khi chưa ra mắt, Go-Việt (tên gọi cũ của Go-JEK ở Việt Nam) đã được kỳ vọng là đối thủ xứng tầm với Grab. GO-Viet là dịch vụ gọi xe công nghệ được công ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau. GO-JEK  đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của mình trong 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia.

Khi mới bắt đầu vào thị trường TP.HCM, ứng dụng gọi xe này cũng không tiếc tiền tung loạt khuyến mãi lớn nhằm thu hút tài xế và người tiêu dùng. Hiện tại cũng mở rộng ra nhiều dịch vụ. 

Go-JEK chính là công ty cung cấp dịch vụ gọi xe trên nền tảng di động mà chúng ta hay còn gọi là xe ôm công nghệ .Ứng dụng Go-Jek cung cấp rất nhiều dịch vụ như: xe ôm 2 bánh và 4 bánh, dịch vụ mua sắm, dịch vụ dọn nhà, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ sửa xe…

Mới đây, Grab Holding và Go-JEK đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tìm ra một thỏa thuận nhằm hợp nhất 2 doanh nghiệp. Đây rất có thể sẽ là thương vụ sáp nhập lớn nhất tại Đông Nam Á nếu chỉ xét riêng các mô hình kinh doanh trên Internet. 

Be

So với Grab và Go-JEK, Be gia nhập thị trường muộn nhất, tuy nhiên tham vọng lại không thể xem thường. Be là ứng dụng gọi xe công nghệ đươc phát triển bởi Công ty cổ phần Be GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực Vận tải công nghệ. Hai dịch vụ chính mà Ứng dụng gọi xe Be cung cấp là BeBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh).

Các hãng xe công nghệ ở Việt Nam hiện nay hoạt động ra sao?

Ứng dụng được phát triển bởi đội ngũ kĩ sư Việt Nam có nhiều năm làm việc tại các quốc gia công nghệ phát triển như Mỹ (Thung lũng Silicon), Singapore và các tập đoàn công nghệ lớn cả ở Việt Nam và quốc tế. 

Ứng dụng be chính thức ra mắt thị trường vào ngày 13/12/2018 tại Hà Nội và Thành phố HCM với 2 dịch vụ chính là beBike và beCar và đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2018.

Ứng dụng be hiện tại đang tập trung vào 2 dịch vụ chính đó là:

– beBike: dịch vụ gọi xe ôm (xe máy) 2 bánh nhằm kết nối các khách hàng có nhu cầu đi lại bằng phương tiện là xe máy với đối tác tài xế, dịch vụ tương tự như GrabBike của Grab hay Go-Bike của Go-Viet đang có.

– beCar: dịch vụ gọi xe hơi ô tô 4 bánh 4 chỗ và 7 chỗ cho các khách hàng có nhu cầu di chuyển bằng xe hơi, dịch vụ tương tự như GrabCar.

Vato – Ứng dụng gọi xe của Phương Trang

VATO là ứng dụng gọi xe dựa trên nền tảng điện thoại di động. VATO giúp người dùng kết nối với tài xế nhanh chóng và an toàn. Thời điểm mới ra mắt, các chiến dịch, chạy đua giành thị phần bằng các chương trình “tặng thưởng” cho tài xế, khuyến mãi tràn ngập tràn cho khách hàng.

VATO là ứng dụng di động cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) trong ngành giao thông vận tải, do Công ty cổ phần thương mại điện tử Vận Thông thực hiện hoạt động và vận hành.

Các dịch vụ Vato đang cung cấp hiện nay: Vato Bike,  Vato Taxi, Vato Car, Vato Delivery…

Ứng dụng của Mai Linh

Taxi Mai Linh là ứng dụng gọi xe Taxi hoàn toàn miễn phí.  Cách thức gọi xe trên ứng dụng cũng tương đối giống với Uber hay GrabTaxi, cho phép gọi xe không cần thông qua tổng đài. Đồng thời, có thể biết trước được thông tin của tài xế phục vụ mình.

Bạn chỉ cần nhập số điện thoại và mật khẩu vào, sau đó hệ thống sẽ gửi mã kích hoạt vào số điện thoại vừa đăng ký, rồi nhập mã này vào ô mã xác nhận là đăng ký thành công.

MyGo – ứng dụng gọi xe của Viettel

Đây là ứng dụng đặt xe, ship hàng và vận chuyển bằng xe tải. Ứng dụng này bắt đầu hoạt động từ 1/7/2019, không được quảng cáo rầm rộ như các đối thủ nhưng điểm cộng là đã có rất nhiều tài xế đăng kí chạy.

MyGo cung cấp xe ôm hay taxi, ship hàng và vận chuyển đồ cồng kềnh bằng xe tải. Hai dịch vụ này tích hợp sẵn trong ứng dụng MyGo, cách dùng cũng tương tự nhưng phí ship hàng đắt hơn so với phí xe ôm, còn xe tải thì tùy theo kích thước cũng như trọng lượng của món đồ muốn chuyển.

FastGo

FastGo là ứng dụng gọi xe thông minh liên kết và cung cấp dịch vụ vận chuyển dành cho khách hàng bằng các phương tiện như xe máy, xe hơi hay taxi. Đây là một ứng dụng xe công nghệ của Viêt Nam, ra mắt từ tháng 6/2018.

Hãng này đang tập trung chủ yếu vào dịch vụ xe cá nhân và taxi thế sẽ chưa triển khai dịch vụ xe ôm 2 bánh, cụ thể là: FastBike, Fast Car, Fast Taxi, Fast Airport,  Fast Luxury.

Tháng 6 vừa qua, trang Vietnam Investment Review (VIR) đã bất ngờ đăng tải một báo cáo với nội dung rằng hai nền tảng gọi xe địa phương là be và FastGo có thể đang đàm phán sáp nhập để gia tăng sức mạnh cạnh tranh với ông lớn Grab tại Việt Nam. Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, cả Be và FastGo đều chưa có động thái gì.