Các đơn vị trực thuộc – Cổng thông tin Sở Tài Chính

Các đơn vị trực thuộc

I. VĂN PHÒNG SỞ

1. Chức năng:      

– Tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo, điều hành trong công tác; Tổng hợp; Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy; Văn thư – lưu trữ; Cải cách hành chính; Pháp chế và Tiếp nhận, giao trả kết quả theo mô hình “Một cửa”; Thi đua khen thưởng; Hành chính – quản trị; Kế toán – Tài vụ; Phòng cháy chữa cháy; Phòng chống lụt bão; Quốc phòng – an ninh và bảo vệ trật tự an toàn cơ quan

2. Nhiệm vụ:

– Tham mưu đề xuất cho Giám đốc Sở về công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; Tổ chức bộ máy và nhân sự; Tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, thi tuyển đối với cán bộ công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở: Các chế độ chính sách tiền lương; bảo hiểm xã hội, hưu trí, nâng lương, khên thưởng và kỷ luật đối với công chức trong cơ quan theo đúng các chính sách, chế độ hiện hành.

– Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các phòng chuyên môn; báo cáo thi đua và các báo cáo đột xuất khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc Sở.

– Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các quy chế làm việc, quy trình xử lý công việc, chương trình, kế hoạch hoạt động của Sở đã được ban hành.

– Thực hiện công khai việc mua sắm, sử dụng vật tư, văn phòng phẩm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiền phục vụ công tác chung của Sở.

 

II. PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

1. Nhiệm vụ:

– Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Sở Tài chính về công tác quản lý tài chính và điều hành ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; Hướng dẫn; quản lý; theo dõi; cấp phát; tổng hợp; chuyển vốn; cân đối; quyết toán; kiểm tra; giám sát, tổ chức công tác kế toán ngân sách địa phương, các loại quỹ, kinh phí ủy quyền, các khoản viện trọ, các khoản thu từ các nguồn v.v..theo đúng chế độ chính sách và quy định của pháp luật.

 

III. PHÒNG TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ

1. Nhiệm vụ:

– Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về công tác tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; Tham gia phối hợp trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh theo quy chế quản lý đầu tư XDCB. Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo phân cấp; Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện  công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Thực hiện công tác quản lý tài chính các chủ đầu tư (chi phí quản lý dự án đầu tư) và tham mưu các công  tác khác liên quan đến lĩnh vực quản lý đầu XDCB trên địa bản tỉnh theo phân công.

 

IV. PHÒNG TÀI CHÍNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1. Nhiệm vụ:

– Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về công tác quản lý tài chính các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn triển khai thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn của nhà nước với các đơn vị HCSN theo chế độ chính sách và dự toán được duyệt; Quản lý, quyết toán các khoản viện trợ, các khoản thu sự nghiệp, thu phí ở các đơn vị sự nghiệp. Lập thủ tục cấp phát quản lý và quyết taons nguồn kinh phí trong định mức, các nguồn kinh phí ủy quyền, kinh phí các chương trình mục tiêu của tỉnh theo kế hoạch được duyệt.

 

V. PHÒNG QUẢN LÝ GIÁ – CÔNG SẢN & TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Nhiệm vụ:

– Tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Sở về thực hiện thống nhất các chính sách, biện pháp của nhà nước trong công tác quản lý giá và công sản tại địa phương theo quy định của pháp luật bao gồm: tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện, xây dựng, hiệp thương, kiểm tra, kiểm soát, niêm yết, báo cáo giá v.v… Hướng dẫn, đề xuất ác biển pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, công sản; thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước thuộc địa phương theo quy định của pháp luật.

– Tham mưu, đề xuất lãnh đạo Sở Tài chính về thực hiện nhiệm vụ quản lý  nhà nước về tài chính doanh nghiệp trên địa bản tỉnh, cụ thể:

+ Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp khác, hợp tác xã và tổ hợp tác), chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự báo khả năng động viên tài chính từ doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tài các doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn theo quy định của pháp luật.

+ Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, tham mưu lãnh đạo sở báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

 

VI. PHÒNG THANH TRA

1. Nhiệm vụ:

– Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác thanh tra tài chính đối với các cơ quan HCSN, tổ chức kinh tế, văn hóa – xã hội, doanh nghiệp, công dân; cơ quan, tổ chức thuộc sở, cơ quan HCSN và doanh nghiệp do Trung ương quản lý trên địa bàn theo thẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài chính; Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, tổ cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tài chính; Tiếp công dân và xử lý các vi phạm pháp luật về tài chính theo quy định của pháp luật.