Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng đào tạo nghề
Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng đào tạo nghề Người lao động có được tay nghề khi học tập, tích lũy kiến thức về nghề nghiệp, nói cách khác người lao động cần được đào tạo nghề trước khi làm cho đơn vị tuyển dụng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hợp đồng đào tạo nghề cũng như khi ký kết hợp đồng này chủ thể cần lưu ý những gì? Qua bài viết dưới đây Luật sư lao động sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.
Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề
Hình thức, nội dung của hợp đồng đào tạo nghề
Hình thức hợp đồng đào tạo nghề
- Hợp đồng đào tạo nghề bằng lời nói: chỉ được sử dụng trong trường hợp mà nội dung thỏa thuận đơn giản và thời hạn đào tạo nghề ngắn.
- Hợp đồng đào tạo nghề bằng văn bản: theo Điều 62 Bộ luật Lao động năm 2019 thì hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng đào tạo nghề
>>>Xem thêm: Doanh Nghiệp Có Được Yêu Cầu Người Lao Động Thực Hiện Hợp Đồng Để Trả
Nội dung hợp đồng đào tạo nghề
Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng đào tạo nghề phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
- Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
- Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
- Trách nhiệm của người lao động.
Trong những trường hợp đặc biệt, nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Ngoài ra, khoản 3 khoản 4 Điều 39 của Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo ngoài những nội dung trên còn có các nội dung sau:
- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;
- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.
Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định trên phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
Giao kết hợp đồng đào tạo nghề
>>>Xem thêm: Phương thức quản lý tốt lao động tốt nhất trong mùa covid
Tiến hành giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Giao kết hợp đồng đào tạo nghề
Điều kiện của hai bên tham gia giao kết hợp đồng đào tạo nghề
Đối với người học nghề:
- Đủ 14 tuổi trở lên, đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu của nghề. Đối với một số ngành nghề nhất định tuổi học nghề có thể dưới 14.
- Không vi phạm nghề cấ
Đối với đơn vị đào tạo nghề:
- Có trường sở, khả năng tài chính, thiết bị dạy lý thuyết, thực hành phù hợp, trình độ và quy mô đào tạo, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn, kỹ năng nghề đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề. Việc thành lập, đăng ký hoạt động của cơ sở đào tạo nghề theo đúng quy định.
Trình tự giao kết hợp đồng đào tạo nghề
Quá trình giao kết hợp đồng đào tạo nghề diễn ra theo 3 bước:
- Đề nghị giao kết
- Hai bên thỏa thuận nội dung, vấn đề liên quan tới hợp đồng
- Giao kết hợp đồng.
>>>Xem thêm: Luật quy định tháng lương thứ 13 như thế nào?
Thực hiện hợp đồng đào tạo nghề
Đối với người sử dụng lao động
Có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề đối với người học nghề theo như quy định tại Điều 60 của Bộ luật lao động 2019:
- Xây dựng kế hoạch hằng năm, dành kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
- Hằng năm, thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh.
Đối với người học nghề, tập nghề
Đối với những người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động cần lưu ý tới những nội dung tại Điều 61 của Bộ luật Lao động 2019:
- Học nghề: người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
- Tập nghề: người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
- Người sử dụng lao động tuyển người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo đúng quy định.
- Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
- Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
- Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động 2019.
Chấm dứt hợp đồng đào tạo nghề
Hợp đồng đào tạo nghề có thể chấm dứt trong các trường hợp:
- Hết hạn hợp đồng
- Khóa học kết thúc
- Người học nghề đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, hai bên cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng…
Khi nào hợp đồng đào tạo hợp pháp
Hợp đồng đào tạo nghề có giá trị pháp lý khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định về:
- Chủ thể giao kết
- Nguyên tắc giao kết
- Nội dung giao kết
- Hình thức của hợp đồng
Khi nào hợp đồng đào tạo vô hiệu
Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu có hai mức đội vô hiệu từng phần và vô hiệu toàn bộ.
Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu từng phần khi có nội dung trong hợp đồng trái pháp luật, ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các nội dung còn lại. Hợp đồng đào tạo nghề vô hiệu toàn phần trong trường hợp nội dung vi pham điều cấm của pháp luật; chủ thể của không đáp ứng các điều kiện luật định, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng.
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng đào tạo nghề. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật hợp đồng chi tiết và kịp thời. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: [email protected] hoặc [email protected]
☆
☆
☆
☆
☆
Scores: 4.5 (36 votes)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}}
{{^error}}
Thank for your voting!
{{/error}}
Error! Please check your network and try again!