Các địa điểm du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu (Cập nhật 07/2022)
Các địa điểm du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa Vũng Tàu
Các địa điểm du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu
(Cập nhật 07/2022)
Cùng Phượt – Là một địa phương với hơn 100km bờ biển dài, vị trí địa lý bao gồm đầy đủ các hình thái biển, rừng, núi, sông… ngoài ra còn có khá nhiều di tích lịch sử cùng văn hóa đa dạng, Bà Rịa Vũng Tàu đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nhiều năm qua. Tuy vậy việc khai thác, phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử, văn hóa cũng như các địa điểm du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn nhiều bất cập. Hạn chế chung thường là cơ sở hạ tầng du lịch yếu kém, tình trạng xâm hại cảnh quan di tích còn phổ biến, môi trường sinh thái ở các điểm đến chưa bảo đảm. Sản phẩm du lịch còn thiếu tính đặc sắc, đơn điệu, chủ yếu chỉ mới phát huy những yếu tố lợi thế có sẵn, mà chưa đầu tư tôn tạo, chưa tạo dựng được sự khác biệt trong các sản phẩm riêng nên ngoài các sản phẩm du lịch biển, lượng du khách đến với các điểm du lịch khác của Vùng Tàu không cao.
©Bản quyền hình ảnh : Trong bài viết có sử dụng một số hình ảnh được tìm kiếm thông qua công cụ Google Image của các tác giả n.p.buu2909, through_a_lens_blog, tamtam__ss, nguyenduc84, tuanlei, Quỳnh Lâm, nguyencuong, pznone, ngoctu.u.u.u, Hai Anh Dao, sanra.san, Binh Huynh, trxng11_, shawolmeu, jamescao91, viet_nam_oi, ranno_ranno, 21_vip_21, christopherwong8281, trang.88, 252.phucnguyen, Quân Phan Lê Minh, edys_kimura, Dung Kieu, VT Khúc Gia, raneezk, cunnconnn, daiquang_, duprfranck, nga6781, n.p.ann, thuyf__, Tri Ngo, nhutnq6, tvthu95, pdchaauuu, Lie Do, Danh Lương Văn, nkh.wow và của một số tác giả chưa rõ tên nhằm minh họa rõ hơn cho nội dung bài viết. Bản quyền những hình ảnh này thuộc về tác giả. Chính sách của Cùng Phượt về bản quyền hình ảnh các bạn có thể theo dõi tại đây.
Thành phố Bà Rịa
Địa đạo Long Phước
Bên trong địa đạo Long Phước (Ảnh – through_a_lens_blog)
Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm TP.Bà Rịa 7 km, địa đạo Long Phước là một chứng tích lịch sử trong suốt hai cuộc chiến tranh. Địa đạo Long Phước được bắt đầu đào từ năm 1948 và phát triển trong hai cuộc chiến tranh, với tổng chiều dài 3.600m, chạy qua 5 ấp trong xã. Sau này, khi phục chế, chỉ tôn tạo 1.200m địa đạo ở ấp Bắc.
Hồ Đá Xanh
Hồ Đá Xanh ở Bà Rịa (Ảnh – tamtam__ss)
Khu vực hồ trước đây từng là mỏ đá. Năm 2004, hoạt động khai thác được ngừng hoàn toàn và vô tình để lại cho vùng đất này một hố sâu, rộng ôm sườn núi Dinh. Qua thời gian, nước trong hồ đầy dần và có màu xanh ngọc bích nên người dân gọi là hồ Đá Xanh. Điểm thu hút của hồ Đá Xanh đến từ vẻ đẹp nguyên sơ, sự tự nhiên với màu xanh của nước, của núi đá và của bầu trời hòa quyện vào nhau tạo thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Vườn hoa Thạch Thảo
Vườn hoa Thạch Thảo ở Bà Rịa (Ảnh – nguyenduc84)
Từ cổng chào thành phố Bà Rịa, bạn rẽ trái theo đường 27 tháng 4 đi đến cuối đường là gặp bùng binh nhà máy nước Sông Dinh. Sau đó, rẽ phải khoảng 400 mét là tới vườn hoa thạch thảo tím. Đây là vườn hoa tư nhân ở phường Phước Hưng, TP Bà Rịa.
Tứ Phương Thất Đảo
Khu du lịch Tứ Phương Thất Đảo (Ảnh – tuanlei)
KDL sinh thái Tứ Phương Thất Đảo được xây dựng hoàn thành vào năm 2016 trên tổng diện tích khoảng 3ha, với những công trình đặc sắc mang đậm nét miền quê dân dã; 3 mặt bao quanh là đồng lúa bạt ngàn, 1 mặt còn lại là vườn cây ăn trái, chuồng trại. 15 chòi lá được xây dựng trên 7 hòn đảo nhân tạo hình chữ nhật, xung quanh đảo là hệ thống kênh rạch.
Bên cạnh đó, KDL sinh thái Tứ Phương Thất Đảo còn có các hoạt động vui chơi giải trí mang đậm nét dân gian như: câu cá, lội sình bắt cá mương, chèo thuyền, tham quan và trải nghiệm thu hoạch trái tại vườn sầu riêng, mít, chuối, mận… hoặc có thể mua trái cây thưởng thức tại vườn.
Thành phố Vũng Tàu
Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu
Bảo tàng Bà Rịa Vũng Tàu (Ảnh – Quỳnh Lâm)
Bảo tàng nằm sát chân Núi Lớn, xung quanh bao bọc bởi nhiều cây xanh, mặt hướng ra Bãi Trước thoáng đãng, thơ mộng. Từng khu trưng bày là những câu chuyện sinh động về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu từ khi những cư dân đầu tiên đến khai hoang lập ấp đến nay.
Các khách sạn được đánh giá tốt nhất ở Bà Rịa Vũng Tàu
KHÁCH SẠN
Sun Beach Hotel
Địa chỉ: i1 Thái Văn Lung, Phường 2, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại:
0908380993
Xem giá phòng ưu đãi từ:
KHÁCH SẠN
Hoài Anh Hotel
Địa chỉ: 81/26f Thùy Vân, Phường 2, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại:
0902749898
Xem giá phòng ưu đãi từ:
KHÁCH SẠN
Cen Hotel
Địa chỉ: 74A Võ Thị Sáu, Phường 2, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại:
0798850000
Xem giá phòng ưu đãi từ:
CĂN HỘ RIÊNG
Sao Mai Hotel & Apartment
Địa chỉ: Địa chỉ khách sạn của bạn
Điện thoại:
0902451405
Xem giá phòng ưu đãi từ:
KHÁCH SẠN
Sea Memory Hotel
Địa chỉ: 26 Đ. Phan Huy Ích, Phường 2, Thành phố Vũng Tầu, Bà Rịa – Vũng Tàu
Điện thoại:
0789892889
Xem giá phòng ưu đãi từ:
Núi Nhỏ
Núi Nhỏ hay còn gọi là núi Tao Phùng (Ảnh – nguyencuong)
Núi Nhỏ hay còn gọi là núi Tao Phùng, có độ cao 170m, là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu. Núi nằm sát biển, dưới chân núi là con đường ven biển với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Núi Nhỏ có hai đỉnh, trên đỉnh cao hơn có ngọn Hải đăng Vũng Tàu được xây từ thời Pháp thuộc, đỉnh thấp hơn có bức Tượng Đức Chúa giang tay nổi tiếng, được xây năm 1974. Đường lên ngọn hải đăng được rải nhựa và ô tô có thể lên được còn lối lên tượng Đức Chúa thì chỉ leo bộ qua các bậc tam cấp.
Tượng chúa Kitô
Tượng chúa Kito trên núi Nhỏ (Ảnh – pznone)
Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1974 nhưng do chiến tranh nên bị gián đoạn sau đó, mãi tới năm 1994 công trình mới được hoàn thành.
Hải đăng Vũng Tàu
Hải đăng Vũng Tàu được người Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm mục đích chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại, nằm ở độ cao là 149m so với mực nước biển. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, dời độ cao ngọn hải đăng từ độ cao 149m lên đến độ cao 170m. Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Hải đăng Vũng Tàu được xem như là biểu tượng của thành phố biển Vũng Tàu. Kiến trúc ngọn hải đăng là một tháp hình trụ cao 18 m, đường kính 3 m và được sơn màu trắng. Bên trong ngọn hải đăng có cầu thang dẫn đến gần đỉnh hải đăng và có ban công để ngắm cảnh.
Núi Lớn
Núi Lớn hay còn gọi là núi Tương Kỳ, cao 245m nằm, đây là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển (ngọn kia là Núi Nhỏ). Trên núi này có Bạch Dinh được xây thời Pháp thuộc nhìn ra biển, nơi có đặt các khẩu súng thần công. Ngọn núi này cũng nổi tiếng với chùa có Thích Ca Phật Đài – một bức tượng Phật ngọa thiền bằng thạch cao lớn. Núi lớn cũng có bức tượng Đức Mẹ lớn đứng nhìn ra biển.
Bạch Dinh
Bạch Dinh (tiếng Pháp: Villa Blanche) là một dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm 1916. Hiện nay, Bạch Dinh là một địa điểm tham quan của du khách khi đến Vũng Tàu.
Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau – Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu… đến Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành của biển, vẻ đẹp kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.
Thích Ca Phật Đài
Cụm kiến trúc Thích Ca Phật Đài nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Cổng lớn quay về hướng đường Trần Phú. Toàn thể khuôn viên cụm kiến trúc rộng 28 hecta, bao gồm một quần thể các chùa (Hộ pháp, Thiền Lâm, Di Lặc và Viên Thông) và các cụm vườn tượng diễn tả cuộc đời Đức Phật.
Thiền viện Chơn Không
Nằm ở độ cao 80m trên triền Núi Lớn, ẩn mình giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, Thiền viện Chơn Không là ngôi chùa tu thiền độc đáo thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và là Thiền viện đầu tiên được xây dựng ở phía Nam.
Bãi Trước
Bãi biển này nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Về không gian, có thể xác định Bãi Trước nằm trong khoảng từ đèn Xanh (đèn hàng hải) tới cầu Đá, bắt đầu từ số 01 Trần Phú, qua hết đường Quang Trung tới một phần đường Hạ Long; về cảnh quan thiên nhiên ngoài núi Lớn, núi Nhỏ còn có hòn Ngưu nhô hẳn ra ngoài biển có thể coi là một kỳ quan của Bãi Trước.
Bãi biển này ít được mọi người tắm do đây cũng là nơi neo đậu tàu đánh cá nên khá ô nhiễm. Chính quyền thành phố Vũng Tàu đã nỗ lực di dời các ghe tàu ra khỏi khu vực này nhưng chưa có kết quả vì nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về lịch sử và ngành chế truyền thống. Tuy nhiên, khi thuỷ triều lên thì khu vực tiếp giáp công viên Bãi Trước vẫn là bãi tắm khá đẹp. Đặc biệt khi về đêm, Bãi Trước là nơi tập trung các hoạt động vui chơi giải trí của du khách. Hầu như các con đường chính của Vũng Tàu đều đổ ra đây.
Bãi Sau
Bãi Sau tọa lạc tại bờ biển phía đông của Vũng Tàu, kéo dài từ chân Núi Nhỏ đầu ngã 3 đường Thùy Vân và Phan Chu Trinh đến khu vực Chí Linh và là bãi tắm chính của Vũng Tàu do Bãi Trước bị ô nhiễm, bờ biển ngắn. Bãi Sau có nhiều ưu điểm so với nhiều bãi biển khác ở Việt Nam: quanh năm nhiệt độ ổn định, ít chênh lệch; sóng vừa phải; nước biển trong.
Bãi Dứa
Đây là một bãi biển đẹp và hoang sơ, nước biển và bãi cát sạch và ít có sóng to, có nhiều bãi đá đẹp. Bãi Dứa nằm bên cạnh con đường ven biển Vũng Tàu (có 3 tên gọi tùy theo từng đoạn: Trần Phú, Quang Trung và Thùy Vân).
Bãi Vọng Nguyệt
Bãi biển nằm dưới chân Núi Nhỏ, có thể nhìn thấy toàn cảnh từ vị trí của Tượng Đức Chúa giang tay trên đỉnh Núi Nhỏ. Đây là bãi biển hoang sơ, cát trắng, nước trong xanh có cảnh mũi đá Nghinh Phong nhô ra biển ngoạn mục. Bãi biển này nằm cô lập về đường bộ, chỉ dành cho những người thích khám phá, không phải bãi tắm phổ biến do hạn chế con đường đi vào bãi phải qua dốc núi. Đây là nơi lý tưởng để ngắm trăng nên có tên gọi là Vọng Nguyệt (ngắm trăng).
Mũi Nghinh Phong
Nghinh Phong là mũi đất vươn ra vùng biển cực nam của bán đảo Vũng Tàu. Nhìn từ xa mũi Nghinh Phong giống như một con rùa biển khổng lồ đang bơi về phía đại dương. Từ địa chỉ 01 Hạ Long dưới chân núi Tao Phùng, nếu rẽ về phía núi là lên tượng chúa Kitô, rẽ về phía biển là con đường dốc thoai thoải có vẻ hoang sơ đi ra mũi Nghinh Phong.
Tọa lạc ngay Mũi Nghinh Phong, thời gian gần đây, “cổng trời” trở thành địa điểm check-in của nhiều bạn trẻ khi đến Vũng Tàu. “Cổng trời” được xây trên mũi đất bằng tường gạch sơn màu vàng nổi bật giữa mây trời, biển xanh, tạo nên khung cảnh đẹp và lạ. Không chỉ mang nét đẹp thanh bình, “cổng trời” còn khiến du khách thích thú bởi đây cũng là địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh. Du khách có thể chứng kiến sự thay đổi màu sắc độc đáo của mặt nước biển trong thời khắc mặt trời mọc.
Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo đá duy nhất, quanh năm rì rầm sóng vỗ nằm ở gần mũi Nghinh Phong, Bãi Sau của Tp Vũng Tàu. Xung quanh đảo là bãi đá ngầm lởm chởm, hình thù kỳ quái. Bởi vậy, khi thủy triều lên, ai muốn ra đảo bằng thuyền hoặc xuồng máy sẽ không thể chạy thẳng từ đất liền mà phải lượn vòng ra phía biển rồi cập bến phía Đông của đảo. Khi thủy triều xuống, một con đường đá lởm chởm dưới đáy biển phát lộ, chạy thẳng từ bờ biển ra đảo. Trên đảo có ngôi Miếu Bà cổ kính, xây dựng từ thế kỷ 19, thờ Thủy Long Thần Nữ. Vào những ngày lễ hội Miếu Bà, du khách cùng người dân Vũng Tàu thường ra đảo theo con đường đá độc đáo này.
Nhà úp ngược
Mô hình Nhà Úp Ngược Vũng Tàu là một tòa nhà cao 3 tầng, gồm 2 khu vực tham quan và quán cà phê. Khu vực tham quan có 7 phòng chụp, mỗi phòng có khoảng 4 góc chụp ảnh khác nhau, các căn phòng đều được trang trí với màu sắc và nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế.
Đồi Con Heo
Trước kia vùng này được biết đến là nơi khai thác đá nhưng nơi đây ngày càng thu hút du khách bởi khung cảnh hoang sơ, hữu tình. Con đường đi lên Đồi Con Heo hơi khó khăn vì sỏi đá nhưng khi đến được nơi bạn sẽ cảm thấy công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng khi mà trước mắt là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Ngoài ra, khu vực đất trống trên đồi cũng rất thích hợp để tổ chức cắm trại cùng bạn bè và gia đình.
Nhà Lớn Long Sơn
Nhà Lớn Long Sơn là tên thường gọi của khu đền thờ đạo Ông Trần ở xã đảo Long Sơn. Công trình này do ông Trần, tên thật là Lê Văn Mưu, một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (vốn phát xuất từ vùng Bảy Núi, An Giang khai sáng bởi Đức Bổn Sư Ngô Lợi) đến lập nghiệp và xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Kiến trúc Nhà Lớn Long Sơn là biểu hiện sinh động và rất ấn tượng đối với du khách về sự pha trộn tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.
Nhà thờ Vũng Tàu
Nhà thờ Vũng Tàu còn gọi là Nhà thờ lớn Vũng Tàu, tọa lạc tại 06 Thống Nhất, phường 1. Đây là ngôi thánh đường kiên cố đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Vũng Tàu (Cap Saint Jacques) từ cuối thế kỷ XIX để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của giáo dân người Pháp cũng như giáo dân người Việt đang sinh sống và làm việc nơi đây. Nhà thờ Vũng Tàu được xây dựng năm 1889, trước khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định thành lập thành phố Cap Saint Jacques (1895), trước cả Bạch Dinh (1898) và những dãy biệt thự phục vụ cho việc nghỉ dưỡng của sĩ quan Pháp.
Thị xã Phú Mỹ
Núi Dinh
Nơi đây được ví như một “Đà Lạt của Bà Rịa – Vũng Tàu”, bởi không khí mát mẻ và cảnh sắc có nhiều nét giống Đà Lạt. Điểm nhấn của núi Dinh không chỉ là sự cuốn hút của thiên nhiên, lịch sử mà còn có cả nét cổ kính của không gian phật giáo ở nơi này. Với hơn gần 100 ngôi chùa nằm quanh núi, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Phật Quang, Hang Tổ, Hang Dây Bí, Hang Mai, Bưng Lùng, Chùa Diệu Linh, Hang Dơi… thu hút khách du lịch với vẻ đẹp tiềm ẩn và sự linh thiêng vốn có.
Suối Đá – Suối Tiên
Suối Đá – Suối Tiên thuộc thôn Chu Hải, xã Tân Hải. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách.
Suối Đá là một tập hợp của nhiều suối, thác đổ xuống từ đỉnh núi Dinh có độ cao gần 200m so với mực nước biển. Người dân ở đây chia Suối Đá thành 5 hồ và đánh số thứ tự từ 1 đến 5 theo độ cao. Quanh các hồ nước là những phiến đá lớn, thường có màu ngọc bích, là chỗ nghỉ chân rất tuyệt vời. Hai bên hồ là cây rừng phủ bóng, đủ để thấy những tia nắng mặt trời lung linh trên vòm lá.
Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền, vào những đêm trăng sáng các nàng tiên giáng trần, vui tắm bên suối. Khi các nàng rời đi, những dấu chân xinh xắn lưu lại trên những mỏm đá phía trên đỉnh núi Dinh. Từ đó dòng suối được đặt tên là Suối Tiên.
Núi Thị Vải
Núi Thị Vải sẽ là điểm đến thích hợp cho các kỳ nghỉ ngắn cuối tuần, bởi đoạn đường không quá xa, cảnh quan tươi đẹp. Gần 2/3 quãng đường lên núi Thị Vải dạng bậc tam cấp được lát đá bằng phẳng dễ đi. Quanh triền núi có nhiều ngôi chùa. Tiếng chuông chùa vọng ngân buổi sáng mang đến cảm giác ngày mới bình yên. Muốn trải nghiệm cảm giác ngủ giữa sương lạnh núi rừng, bạn có thể dựng lều cắm trại qua đêm hoặc ghé các nhà chùa trên núi xin cơm chay và tá túc qua đêm. Sáng hôm sau dậy sớm đón bình minh, ngắm toàn cảnh khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải.
Chùa Đại Tòng Lâm
Chùa Đại Tòng Lâm, tên đầy đủ là Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự; là một ngôi đại tự có nhiều công trình quy mô và hiện đại, chùa nằm trên Quốc lộ 51 thuộc phường Phú Mỹ.
Châu Đức
Đồng Cừu Suối Nghệ
Đồng cừu Suối Nghệ nằm ở khu vực quanh chân núi Nghé thuộc thôn Hữu Phước, xã Suối Nghệ, cách trung tâm TP. Vũng Tàu 40km. Hơn 4 năm trước, một số hộ dân ở đây bắt đầu chăn nuôi cừu lấy thịt, nhưng cơ duyên lại biến khu vực chân núi này thành một điểm check-in vô cùng hấp dẫn.
Địa đạo Kim Long
Địa đạo Kim Long được xây dựng năm 1962, khá độc đáo khi xuyên qua nhà ở, vườn cây ăn trái của các hộ dân. Toàn bộ địa đạo có tổng chiều dài 2.000m, nằm sâu 5m, các lối đi trong địa đạo rộng 0,8m, có nhiều ngách trú ẩn, có tất cả 12 miệng hầm lên xuống rất chắc chắn, kín đáo. Trong địa đạo có đầy đủ công sự chiến đấu, phòng họp, trạm y tế, kho lương thực, vũ khí… Đầu địa đạo đắp 3 ụ chiến đấu nối cách nhau theo hình tam giác, mỗi cạnh 10m, xung quanh có lỗ châu mai. Từ ụ chiến đấu thông với bên ngoài là hào công sự sâu 1,2m. Trong chiến tranh, địa đạo Kim Long được người dân ngày đêm đào và xây dựng.
Thác Sông Ray
Thác Xuân Sơn (xã Sơn Bình) hình thành từ dòng chảy của sông Ray, còn có tên gọi là thác Sông Ray hay thác Hòa Bình. Vào mùa mưa, từ trên cao, dòng nước đổ ào ào, trút xuống qua các ghềnh đá. Điểm thác đổ là một vùng rộng lớn, bằng phẳng, tứ phía lau sậy chen trong những ghềnh đá, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Mùa nắng, lượng nước giảm để lộ những ghềnh đá óng ánh, từ đây dòng nước len lỏi chảy qua, đổ xuống hồ nước trong veo phía dưới. Xung quanh thác Xuân Sơn là rừng cây tỏa bóng mát, không khí trong lành, nhờ đó thác trở thành một địa điểm hấp dẫn thu hút người dân địa phương và du khách.
Côn Đảo
Nằm cách xa đất liền tới hàng trăm km nhưng với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên cũng như mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, du lịch Côn Đảo hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Côn Đảo được xem là hòn đảo du lịch với biển dài 200km cùng nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn. Sở hữu rừng nguyên sinh và biển được bảo tồn đa dạng sinh học, Côn Đảo không chỉ là nơi nghiên cứu của các nhà khoa học mà còn là nơi để du khách đến du lịch khám phá, với các chương trình du lịch sinh thái.
Xem thêm bài viết: Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo (Cập nhật 7/2022)
Đất Đỏ
Đèo Nước Ngọt
Là một đèo ngắn, uốn mình nối 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ chỉ cách TP. Vũng Tàu khoảng 30km. Đèo Nước Ngọt không hiểm trở như những con đèo khác nhưng vẫn mang lại cảm giác thú vị cho những du khách mê “phượt”, bởi một bên là biển, một bên là núi non hùng vĩ. Ngay dưới chân đèo, có một rẻo đất nhỏ vươn ra biển nhưng cũng đủ cho du khách dừng chân chụp ảnh. Tại đây, du khách dễ dàng tìm được những góc ảnh đẹp và tha hồ tạo dáng để lưu lại những khoảnh khắc vui vẻ nhất với bạn bè, người thân của mình.
Núi Minh Đạm
Minh Đạm là dãy núi thấp, đâm ngang ra biển, trải qua địa phận các xã Tam Phước, Phước Hưng, thị trấn Long Hải (huyện Long Điền), Phước Hải, Long Mỹ (huyện Đất Đỏ). Địa thế núi phức tạp, hiểm trở, có đến hơn 300 hang động lớn nhỏ, kiên cố, ăn sâu vào lòng núi. Trong thời kỳ chiến tranh, đây là căn cứ vững chắc của quân ta. Ngày nay, núi Minh Đạm và Căn cứ Minh Đạm trở thành một điểm đến hấp dẫn với các du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.
Chùa Khỉ
Chùa khỉ (Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên) thuộc thiền phái Đại Thừa, kiến trúc mang dáng dấp của Trúc Lâm Đà Lạt, chùa tọa lạc nơi chân núi Minh Đạm thuộc thị trấn Phước Hải, cách đèo nước ngọt Long Hải chỉ hơn cây số. Chùa có kiến trúc đơn sơ, thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Cảnh quan xung quanh chùa rất đẹp, ngay con đường lên núi Kỳ Vân cạnh chùa có nhiều tảng đá tạo những hình thù lạ mắt, như tảng đá hình đầu rắn, cá heo, voi, rùa, chim phượng hoàng… Bên cạnh đó, có cây bồ đề cổ thụ có cả trăm năm tuổi, rễ cây bọc cả tảng đá lớn, tạo nét cổ kính và sự thú vị cho du khách tham quan.
Long Điền
Bãi biển Long Hải
Bãi biển thuộc thị trấn Long Hải, chạy dài uống lượn phía nam chân núi Minh Đạm, đây đã từng là một bãi biển sạch đẹp với nước trong nhưng suốt trong một thời gian dài bị ô nhiễm do ở gần khu dân cư và bến đậu của tàu thuyền đi biển. Gần đây, huyện Long Điền đã cố gắng chỉnh trang và khôi phục lại sự sạch đẹp của bãi biển này, dẹp nạn bán hàng rong và xả rác trên bờ biển để thu hút du khách tới đây.
Chùa Long Bàn
Chùa cổ Long Bàn còn gọi là chùa làng Long Điền, tọa lạc trên một khu đất cao tương đối bằng phẳng. Trải qua gần 175 năm xây dựng chùa vẫn gần như nguyên trạng, lưu giữ những nét kiến trúc văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
Dinh Cô
Dinh Cô là một khu đền hoành tráng có lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại, tọa lạc bên bờ biển tại thị trấn Long Hải. Đây là một di tích in đậm bản sắc dân tộc Việt mà chủ thể trực tiếp là ngư dân ở địa phương. Ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách). Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,…Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái.
Xuyên Mộc
Hồ Tràm – Hồ Cóc
Với vẻ đẹp dịu dàng và hoang dã, Hồ Tràm – Hồ Cóc luôn quyến rũ du khách gần xa. Biển ở đây không ồn ào, náo nhiệt nhưng rất xanh, cát mịn màng. So với biển Vũng Tàu đã quá tải vào những ngày cuối tuần, ô nhiễm do các hoạt động trên biển và bờ, thì biển Hồ Tràm – Hồ Cóc còn rất hoang sơ và sạch sẽ. Nếu có nhu cầu thưởng thức hải sản, du khách có thể chọn mua rồi nhờ nhà hàng chế biến những món ăn theo sở thích.
Khu bảo tồn Bình Châu Phước Bửu
Hiện nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu chỉ mở cửa khoảng 2ha vườn sưu tập cây gỗ rừng đón khách tham quan. Dù vậy một lần đặt chân đến du khách sẽ mê mải không chán trước bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của thảm thực vật tràm nước, dầu, bình linh, giáng hương, kơ-nia, dương xỉ xanh thẳm tựa thác đổ… Tại đây cũng có 4 bungalow với sức chứa 20 khách, căn tin, chòi vọng cảnh, nhà vệ sinh, sân cắm trại phục vụ du khách cắm trại, dã ngoại, nghiên cứu…
Suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu do người Pháp phát hiện năm 1905, gọi là suối khoáng nóng Cù Mi (tên làng của đồng bào dân tộc Châuro). Năm 1928, trên tạp chí “Nghiên cứu Đông Dương” (BSEI) bác sĩ người Pháp Albert Sallet đã giới thiệu về Mạch Cù Mi. Đó là thời điểm suối nước nóng Bình Châu được nhiều người biết tới.
Vùng có mạch nước nóng thoát lên mặt đất rộng chừng 1km2, tạo thành những cái hồ nước sôi lớn nhỏ, luôn luôn có bọt tăm như nồi nước chuẩn bị sôi. Điểm nóng nhất nhiệt độ lên tới 830C. Tuy nhiệt độ cao như vậy, nhưng xung quanh các hồ nước cây cỏ vẫn sinh trưởng, xanh tươi.
Biển Suối Ồ
Biển Suối Ồ hay còn gọi là biển Sông Lô nằm trên địa bàn xã Bình Châu, Xuyên Mộc, cách chợ Bình Châu khoảng 3km, trên đường hướng về suối nước nóng Bình Châu. Đây là một trong những bãi biển hiếm hoi ở Việt Nam vừa có nước ngọt và có nước mặn. Điểm đặc biệt của bãi biển này là còn hoang sơ, có hai đường nước xanh biếc song song nối sông và biển bị ngăn cách bởi triền cát trắng. Đường đến biển suối Ồ là một con đường đẹp chạy ven biển được trải nhựa nên rất dễ đi. Đường đi qua những làng chài ven biển hiền hòa và yên bình.
Biển suối Ồ rất sạch, bãi cát trắng tinh và gần như không có rác. Bãi biển rộng và dài, nên du khách có thể đi theo nhóm đông, tổ chức các hoạt động vui chơi: bóng nước, kéo co… Vùng biển này nằm giáp ranh với Bình Thuận và ăn sâu vào đất liền nên khá an toàn, ít sóng nên du khách có thể yên tâm đùa giỡn với sóng nước. Sau khi vui chơi, du khách dễ dàng tìm được những quán ăn gần suối Ồ và thưởng thức bữa trưa với những món hải sản tươi ngon.
Tìm trên Google:
- các địa điểm du lịch ở Bà Rịa Vũng Tàu
- tháng 7 Bà Rịa Vũng Tàu có gì hấp dẫn
- chơi gì khi đến Bà Rịa Vũng Tàu
- phượt Bà Rịa Vũng Tàu có gì
- cảnh đẹp Bà Rịa Vũng Tàu
- địa điểm check-in Bà Rịa Vũng Tàu
- danh lam thắng cảnh Bà Rịa Vũng Tàu
- địa điểm du lịch tâm linh Bà Rịa Vũng Tàu
- đến Bà Rịa Vũng Tàu nên đi đâu
- địa điểm chụp ảnh đẹp ở Bà Rịa Vũng Tàu
5/5 – (1 đánh giá)