Các dạng bài tập Amin trọng điểm hay có trong kì thi

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại các dạng bài tập Amin hay có trong kì thi THPT

Một cố kiến thức bổ trợ về phần bài tập Amin bạn có thể tham khảo thêm:

Phương pháp giải bài tập đốt cháy Amin và bài tập minh họa

Bài tập Amin tác dụng với hcl hay có trong đề thi

So sánh tính bazo của amin và một số ví dụ minh họa

Các dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập amin

I- Một số câu hỏi lý thuyết amin trọng tâm

Dạng 1: Số đồng phân của amin đơn chức

Với amin no, đơn chức mạch hở : CnH2n+3N

Tổng số công thức cấu tạo 2(n-1)

Tổng số công thức cấu tạo bậc 1 : 2(n-2)

Tổng số công thức cấu tạo bậc 2 : 2(n-3)+ ∑ 2(m-2).2(m-p) (m,p>>2; m+p=n)

Ví dụ 1: Cho amin no đơn chức có %N = 23,72% . Tìm số đồng phân bậc 3 của amin đó

A. 1 B.2 C.3 D.4

PP: amin no đơn chức => CT: CnH2n+3N

=> %N = Giải ra được n = 3

=> CT : C3H7N2 => Có đồng phân bậc 3 là 1

Ví dụ 2. Amin G bậc ba, có công thức phân tử là C5H13N. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với G?
A. 4 .B. 3. C. 2. D. 1

Dạng 2: So sánh tính bazơ của các amin

(Rthơm)3N < (Rthơm)2NH < RthơmNH2 < NH3 < RnoNH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N

Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.

Ví dụ 1: So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau: NH3 , C2H5NH2 , CH3NH2 , C6H5NH2 , (C6H5)2NH , (C2H5)2NH , C6H5 CH2NH2 ?

(C2H5)2NH > C2H5NH2 > CH3NH2 > NH3 > C6H5> CH2NH2 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH

II- Các dạng bài tập amin

Dạng 1:Các dạng bài tập đốt cháy Amin

CxHyOzNt + (x+y⁄4)O2 → xCO2 + y⁄2H2O + z⁄2N2

nO2= nCO2 + ½nH2O

⇒Cháy trong không khí: N2 sinh ra từ phản ứng và có sẵn

CnH2n+3N + (3n⁄2 + ¾)O2 → nCO2 + (n+3⁄2)H2O + ½N2

⇒ mbình tăng; mdd tăng, giảm

Ví dụ : Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X, thu được 8,4 lít CO2; 1,4 lít N2 (thể tích khí đo ở điều kiện tiêu
chuẩn) và 10,125g H2O. Xác định CTPT của amin?

Hướng dẫn giải:

nCO2 = 0,375 mol
nH2O = 0,5625 mol ⇒ C ⁄ H= nCO2 ⁄ 2nH2O= 1 ⁄ 3
nN2 = 0,0625 mol

CxHyNt –→ xCO2 + y⁄ 2H2O + ½N2

0,0375 0,5625 0,0625

⇒ x=3; y=9 ⇒ C3H9N

Dạng 2: Bài tập về tính bazo của amin- amin tác dụng với HCl

  • Phản ứng: RNt (RN…) hoặc CnH2n+2-2k+tNt

R(NH2)t

  1. Amin + Axit → Muối amoni

⇒ nN = nH+ = nHCl = (Δ mtăng)/36,5 = (mmuối – mamin)/36,5

2. dd amin no + muối → hidroxit ↓ ⇒ nN = nOH-

  • Giải toán 1- Mol

2- KL

3- Tìm amin → t= số chức = nN/nhc= nH+/nhc ( nH+ = ⌈H+⌉. Vdd = (10-Ph. V)/dd)

4- Tìm R, n theo M

Ví du: Cho 4,14 gam hỗn hợp gồm metylamin, etylamin và anilin tác dụng vừa đủ với V mLdung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 7,06 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 40. B. 80. C. 160. D. 20.
HD: ♦ phản ứng:RNH2 + HCl→ RNH3Cl.
BTKLcó: mHCl = mmuối – mhỗn hợp amin = 7,06 – 4,14 = 2,92 gam
⇒ nHCl = 0,08 mol⇒ VHCl = n ÷ CM = 0,08 ÷ 2 = 0,04 lít ⇄ 40 mL.
Chọn đáp án A.

III- Một số bài tập amin có đáp án

Bài 1. Cho dãy các chất:(a) NH3, (b) C2H5NH2, (c) C6H5NH2(anilin). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất trong dãy là
A. (c), (a), (b). B. (c), (b), (a).
C. (a), (b), (c). D. (b), (a), (c).

Bài 2. Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?
A. Anilin, đimetylamin, metylamin. B. Anilin, metylamin, đimetylamin.
C. Đimetylamin, metylamin, anilin. D. Metylamin, anilin, đimetylamin.

Bài 3. Trong phân tử amin T (no, đơn chức, mạch hở) có tỉ lệ khối lượng mC : mN = 24 : 7. Số công thức cấu tạo là amin bậc hai của T là
A. 4. B. 3.
C. 8. D. 1.

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức Y bằng O2, thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít khí N
A. C4H9N. B. C2H7N.
C. C3H7N. D. C3H9N.

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng), thu được N
đồng phân cấu tạo là amin bậc hai của hai amin đó là
A. 2. B. 4.
C. 3. D. 5.

Bài 6. Hỗn hợp X gồm hai amin (no, mạch hở, có cùng số nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thu được N
gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, tạo thành m gam muối. Giá trị của m là
A. 28,84. B. 21,54.
C. 17,89. D. 18,62.

Bài 7. Hỗn hợp E gồm hai amin (no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp); dung dịch T gồm HCl và HNO3loãng có tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Cho 3,82 gam E phản ứng vừa đủ với T, thu được 6,54 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của hai amin trong X là
A. CH5N và C2H7N. B. C3H9N và C4H11N.
C. C2H7N và C3H9N. D. C4H11N và C5H13N.

Xem thêm:

Lý thuyết về Peptit và Protein hay gặp trong đề thi THPT