Các dạng bài Tập làm văn ở chương trình lớp 5
Phân môn Tập làm văn ở lớp 5 chiếm 2 tiết trong một tuần học ở học sinh tiểu học. Bài Tập làm văn lớp 5 yêu cầu học sinh phải viết một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục ở các phần. Tuy nhiên, để xây dựng được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần phải lập dàn ý để có thể nêu ra các ý mình muốn diễn tra trong bài và phải sắp xếp các ý đó một cách khoa học. Có như vậy, bài văn mà các em viết ra mới được liền mạch, đủ ý và đúng logic.
– Các dạng bài ở phân môn Tập làm văn lớp 5
Tập làm văn lớp 5 các em sẽ được học đa số là văn miêu tả. Tả cảnh vật, tả con người, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Đó là các nội dung của phần văn miêu tả. Bên cạnh văn miêu tra, học sinh sẽ được ôn lại văn kể thông qua bài kể chuyện.
Ở nội dung kể chuyện, các em sẽ phải kể lại câu chuyện mà mình đã đọc được. Ngoài ra, học sinh lớp 5 sẽ dần được làm quen với các cách viết văn bản, các cách làm báo cáo thống kê. Cô Lan giáo viên gia sư dạy kèm lớp 5 tại nhà chia sẻ: “mỗi 1 học sính ẽ có cách kể chuyện khác nhau, do đó chúng ta phải hướng dẫn học sinh kể chuyện 1 cách chân thực nhất”
– Dạng bài văn tả:
Đây là dang bài chính, xuyên suốt chương trình học lớp 5 của các em. Nó bao gồm rất nhiều chủ đề: tả cảnh vật, tả con người, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Tuy nhiên, trước khi các em bước vào dạng văn miêu tả này thì các em sẽ được cung cấp lý thuyết.
Cấu tạo bài văn tả có những phần nào? Văn tả khác gì so với văn kể? Đó là những câu hỏi lý thuyết giúp các em nắm vững dạng văn này trước khi đi đến việc thực hành viết.
Trước khi các em thực hành viết một bài hoàn chỉnh, các em cần lập dàn ý cho bài văn này. Bước lập dàn ý rất quan trọng trong việc xây dựng nội dung bài. Từ bước này, các em nêu ra được các ý mà mình muốn xây dựng cho bài văn, sau đó chọn lọc lại các ý đã phù hợp hay chưa rồi sắp xếp chúng theo vị trí trước sau sao cho phù hợp với logic miêu tả. Hoàn thành được dàn ý chi tiết, khi các em đi vào viết bài văn hoàn chỉnh sẽ giúp các em không bị xót ý hay thiếu ý.
Xem thêm: 5 GV Gia sư môn Văn tại TPHCM giỏi
Từ bước lập dàn ý, sau khi được thầy cô sửa bài, các em có thể thêm các ý để bài văn mình trở nên phong phú, hấp dẫn và hay hơn.
Sau khi các em lâp dàn ý xong, các em tiến hành chuyển sang viết hoàn chỉnh từng đoạn theo bố cục có trong bài. Thầy cô sẽ sửa lỗi ở những đoạn quan trọng, khi đó các em ghép lại sẽ được bài văn hoàn chỉnh.
Về nội dung tả cảnh: Học sinh có thể tả cảnh một buổi bất kỳ trong ngày ở công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy. Tả cơn mưa hoặc tả ngôi nhà nơi mà em sinh sống.
Nội dung này đòi hỏi học sinh phải biết quan sát môi trường sống xung quanh, biết quan sát cảnh vật xung quanh, từ đó các em mới có vốn sống, vốn kiến thức để viết bài văn tả cảnh được hay hơn.
Về nội dung tả người: Ở nội dung này, học sinh sẽ được học tả ngoại hình và tả hoạt động của con người. Nội dung này đòi hỏi học sinh phải biết tả một trong các đề sau: tả một em bé đang tập đi, tập nói, tả một người thân của em, tả một bạn học của em và tả một người lao động đang làm việc.
Xem thêm: học phí cần gia sư dạy kèm tại nhà là bao nhiêu
Nội dung này đòi hỏi các em phải biết quan sát, chú ý đến những người xung quanh em, từ đó các em mới có thể miêu tả một cách chân thật, đầy đủ và hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó, các em cần bộc lộ biểu cảm đối với những người mà em vừa tả được điều này sẽ làm cho bài văn của em giàu cảm xúc hơn.
Về nội dung tả đồ vật, cây cối, con vật: Đây là nội dung khá quen thuộc đối với học sinh tiểu học. Từ những tiết tập làm văn lớp 2, các em đã làm quen với tả đồ vật, cây cối hay con vật.
Tuy nhiên chỉ ở mức độ đơn giản, khái quát và chỉ hình thành viết đoạn. Còn đối với lớp 5, nội dung được lặp lại, tuy nhiên yêu cầu đòi hỏi là cao hơn. Học sinh lớp 5 cần tả bao quát đến chi tiết. Các em phải sử dụng những biện pháp tu từ nghệ thuật để bài văn của hình giàu hình ảnh, sống động và hay hơn.
– Dạng bài viết báo cáo, thống kê, viết đơn:
Đây là một nội dung mới dành cho học sinh khối lớp 5. Nội dung này sẽ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản khi các em lên cấp trung học cơ sở.
Dạy cho học sinh cách làm các biên bản cuộc họp là bước đầu hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự quản, kỹ năng lãnh đạo ở các em. Ngoài ra chương trình còn xây dựng các tiết học để học sinh luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Đây là lúc học sinh có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề nào đó cũng như lắng nghe ý kiến của các bạn về vấn đề này. Tập cho các em dạn dĩ trước đám đông, nói r ý kiến quan điểm là điều rất cần thiết cho học sinh.
Chia sẻ bởi: cô Lan giáo viên tại Gia sư TPHCM