Các cuộc chiến trên sông Bạch Đằng – 3 chiến thắng sông Bạch Đằng
Mời bạn tham khảo các tour đang HOT giá RẺ
Các cuộc chiến trên sông Bạch Đằng làm nên trang sử hào hùng
Là một không gian không quá rộng lớn nhưng vùng cửa sông Bạch Đằng chảy qua địa phận Hải Phòng lại là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với 3 cuộc chiến trên sông Bạch Đằng gắn với 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau.
- 1. Chiến thắng Bạch Đằng lần 1 năm 938 – là trận đánh Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938
- 2. Chiến thắng Bạch Đằng lần 2 năm 981 – là trận đánh vua Lê Đại Hành đánh bại quân Tống năm 981
- 3. Chiến thắng Bạch Đằng lần 3 năm 1288 – Trận thuỷ chiến chấn động thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 với chiến công của Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông
Mục Lục
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 1 năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận đánh Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938
Đức vương Ngô Quyền
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận đánh Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938
Đức vương Ngô Quyền sinh ngày ngày 6 tháng 2 năm 898, tại làng Mông Phụ, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ngày nay trong một dòng họ hào trưởng có thế lực. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, học binh pháp. Ông được Dương Đình Nghệ là Tiết độ sứ tức lãnh chúa một vùng mời về làm Nha Tướng và gả con gái cho. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị tướng dưới trướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi . Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân vượt biển sang xâm lược nước ta.
Chiến thắng Bạch đằng năm 938 của Ngô Quyền
Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm, khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Vào một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền do Hoàng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoàng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Vua Nam Hán là Lưu Cung cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó đành thu nhặt số quân còn lại mà rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 2 năm 981
Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 gắn với nhà cầm quân tài ba vua Lê Đại Hành diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống Việt năm 981
Hoàng đế Lê Đại Hành tên húy là Lê Hoàn
Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm, khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Vào một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền do Hoàng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoàng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Vua Nam Hán là Lưu Cung cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó đành thu nhặt số quân còn lại mà rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay).Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 gắn với nhà cầm quân tài ba vua Lê Đại Hành diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống Việt năm 981
Hoàng đế Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn) sinh năm 941 tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lớn lên, ông theo giúp Đinh Liễn – con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng. Vốn là người trí dũng năm 971, ông được thăng lên chức võ quan cao nhất là Thập đạo tướng quân. Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và thế tử Đinh Liễn bị ám sát, con thứ Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta. Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua (tức vua Lê Đại Hành), lập nhà Tiền Lê năm 980. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư
Chiến thắng Bạch Đằng năm 981 của Lê Đại Hành
Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế đem quân thôn tính nước ta. Mùa xuân năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chinh làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng. Sau hơn hai tháng tiến đánh, không chiếm được Đại La và kinh đô Hoa Lư, Lê Đại Hành quyết phản công. Ngày 28/4/981, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch trên sông Bạch Đằng, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục. Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy. Quân Tống bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Đại thắng Bạch Đằng năm 981 khiến nhà Tống xuống nước công nhận ông là vua của Đại Cồ Việt.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần 3 năm 1288
Hưng đạo đại Vương Trần Quốc Tuấn
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228 ở thôn Tức Mặc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay), thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Ông hết lòng phụng sự cả 4 đời vua Trần thịnh trị.
Trận thuỷ chiến chấn động thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 với chiến công của Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông là cột mốc đánh dấu lần thứ 3 quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông,
Chiến trắng trên sông Bạch Đằng năm 1288 cũng là chiến thắng 3 trên sông Bạch Đằng của quân dân đất Việt.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo
Trận thuỷ chiến chấn động thế giới trên sông Bạch Đằng năm 1288 với chiến công của Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông là cột mốc đánh dấu lần thứ 3 quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông,Chiến trắng trên sông Bạch Đằng năm 1288 cũng là chiến thắng 3 trên sông Bạch Đằng của quân dân đất Việt.
Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch, Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Các loại gỗ đã được đẽo nhọn cắm xuống lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn.
Sáng ngày 9/4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc. Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt, tổn thất nặng nề. Chỉ trong vòng 1 ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là đỉnh cao chói lọi của sức mạnh và nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ thứ 13, thể hiện tài thao lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta. Ông không chỉ được nhân dân Việt Nam tôn thờ như một bậc thánh nhân mà còn được thế giới công nhận là một trong mười vị tướng giỏi nhất mọi thời đại.
Khu di tích Bạch Đằng Giang
Ngày nay, trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngay tại cửa sông Thải chảy ra sông Bạch Đằng có một vùng đất non nước hữu tình, nơi tọa lạc của Khu di tích Bạch Đằng Giang, một tượng đài lưu niệm, tưởng niệm về ba lần chiến thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, đồng thời cũng là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc: Đức vua Ngô Quyền, Hoàng đế Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân.
Khu di tích Bạch Đằng Giang, vùng đất địa linh, điểm kết nối giữa quá khứ hào hùng của dân tộc với hiện tại. Bạch Đằng Giang là niềm khích lệ, cổ vũ chúng ta vững bước xây dựng Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển văn minh, hiện đại