Các câu hỏi về bảo hiểm TNDS xe cơ giới

bảo hiểm trách nhiệm dân sự

Câu hỏi liên quan tới  Bảo Hiểm TNDS

Đối với vảo hiểm TNDS tại sao gọi là người thứ ba? Người thứ nhất và người thứ hai là ai?

Trả Lời:

Trong BH TNDS, “Người thứ ba” hay “Bên thứ ba” ở đây là cách gọi theo chuyên môn Bảo Hiểm được định nghĩa là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra trừ những người sau:

– Lái xe, phụ xe và những người khác ngồi trên chính chiếc xe đó.

– Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó cho tổ chức hay cá nhân khác.

Còn về khái niệm “người thứ nhất” và “Người thứ hai” có thể hiểu chung:

“Người thứ nhất” là Bảo Việt – Bên cung cấp dịch vụ BH.

“Người thứ hai” là Chính Khách hàng – Người tham gia BH

TNDS Bắt Buộc:  BH bắt buộc TNDS chủ xe đối với người thứ ba

 ▪ BH bắt buộc của chủ xe đối với hành khách trên xe

                                            

Trong các loại hình bảo hiểm xe ô tô, loại hình bảo hiểm nào là loại hình bắt buộc?

Trả Lời:

Bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba và Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe (trường hợp KDVT) là 2 loại hình BH bắt buộc mà chủ xe ô tô tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia theo thông tư 126/2008/TT-BTC của bộ tài chính

Bảo hiểm TNDS bắt buộc là gì?

Trả Lời:

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia BH, điều kiện, mức phí BH, số tiền BH tối thiểu mà bên mua BH và Doanh nghiệp BH có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại BH nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Tùy từng loại BH bắt buộc sẽ có mức trách nhiệm bắt buộc theo quy định.

Thời hạn BH áp dụng đối với BH TNDS Bắt buộc:

Trả lời

Đối với sản phẩm BH bắt buộc thì thời hạn là 1 năm, trường hợp mua BH bắt buộc thời hạn dưới 1 năm chỉ được phép trong các điều kiện sau:

  1. a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
  2. b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm;
  3. c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:

– Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;

– Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;

– Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);

– Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;

– Ô tô sát hạch;

– Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;

– Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;

– Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;

– Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật

Xin cho biết quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô? cho biết về những điểm loại trừ?

Trả lời:

Quyền lợi BH TNDS chủ xe ô tô

Bảo Việt sẽ bồi thường cho chủ xe những thiệt hại sau :

  1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
  2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Những phạm vi loại trừ :

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Xin cho biết quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách trên xe? cho biết về những điểm loại trừ?

Trả lời:

Đối với loại hình BH TNDS chủ xe đối với hành khách trên xe, Bảo Việt sẽ bồi thường cho khách hàng :

Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại.
  • Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy
  • Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ
  • Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp : giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng khai thác tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
  • Chiến tranh, khủng bố, động đất.
  • Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

Bảo hiểm 

TNDS tự nguyện

Bảo hiểm TNDS tự nguyện là gì?

Trả Lời:

Ngoài mức trách nhiệm bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính, Bảo Việt còn nhận BH thêm phần mức trách nhiệm trên 50trđ về ng và 50trđ về tài sản mỗi vụ tùy theo yêu cầu của chủ xe. Chủ xe sẽ phải đóng thêm một khoản phí tương ứng với MTN tăng thêm mong muốn và Bảo Việt sẽ tăng thêm giới hạn khoản bồi thường cho bên thứ ba khi có sự kiện BH xảy ra theo thỏa thuận.

 

Bảo Hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe

Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe là gì?

Trả lời:

Là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển của chủ xe và chủ hàng bị tổn thất  trong các trường hợp xe bị đâm va, lật, đổ, chìm, rơi, hỏa hoạn, cháy, nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.

Xin cho biết quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hàng hóa trên xe?cho biết về những điểm loại trừ?

Trả Lời:

* Quyền lợi và phạm vi được BH

Trách nhiệm của Chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất hàng hoá vận chuyển trên xe theo Bộ Luật dân sự trong những trường hợp xe bị: 

  • Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào;
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần;

Ngoài ra, Bảo Việt còn thanh toán cho Chủ xe các chi phí cần thiết, hợp lý nhằm:

  • Ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất thêm cho hàng hoá.
  • Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn.
  • Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của Bảo Việt.

Bảo Việt mở rộng phạm vi bồi thường trong trường hợp hàng hoá của chính Chủ xe.

* Không thuộc phạm vi bảo hiểm

Thiệt hại  xảy ra trong những trường hợp sau thuộc phạm vi loại trừ bảo hiểm:

  • Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, Lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
  • Xe tham gia giao thông không có Giấy chứng nhận kiểm định, Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép);
  • Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác;
  • Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép;
  • Xe chở quá 30% trọng tải hoặc số chỗ ngồi theo quy định
  • Chiến tranh.
  • Hàng bị thiếu, mất cắp, trộm, cướp, sai thể loại, quy cách, sai mã ký hiệu.
  • Hàng bị hư hỏng do bản chất tự nhiên.
  • Hàng hoá lưu thông trái phép; Hàng bị cơ quan kiểm soát Nhà nước thu giữ, bắt giữ hoặc bị hư hỏng do chậm trễ, trừ chậm trễ do tai nạn.
  • Hàng hoá bị cháy không do lỗi của bên vận tải. Súc vật sống bị ốm chết do thời tiết hoặc dịch bệnh hoặc bị kiểm dịch.
  • Vàng bạc, đá quý; Tiền, các loại ấn chỉ, hoá đơn có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm; Thi hài, hài cốt.
  • Tổn thất hàng hoá do bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển mà không phải do xe đâm va, lật, đổ, rơi;

 

Xe gây tai nạn, xe bị giữ làm hàng hóa trên xe bị hư hỏng thì có được bồi thường không?

Trả lời:

Đối với trường hợp xe gây tai nạn và bị giữ. Bảo Việt sẽ bồi thường những thiệt hại về xe do tai nạn nếu xe có tham gia BH tại Bảo Việt, không chịu trách nhiệm đối với các hư hỏng do chậm trễ(không do tai nạn) đối với hàng hóa trên xe.

Nếu xe bị giữ, cơ quan chức năng không yêu cầu khám nghiệm hay giữ lại hàng hóa thì đưa ra lời khuyên với chủ xe nên tìm biện pháo bảo quản hay đưa hàng hóa đi đến nơi nhận bằng phương tiện khác.