Các bước xây dựng kế hoạch năm học

Kế hoạch năm học đi sâu vào các mặt dạy-học và giáo dục cùng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với các chủ trương chỉ đạo hàng năm của Bộ.

 

Nội dung kế hoạch năm học phụ thuộc vào các mục tiêu của nhà trường trong năm học đó và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó. Để xác định nội dung kế hoạch năm học cần căn cứ vào kế hoạch hoạt động tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của năm học đó. Như vậy, kế hoạch năm học phải bao gồm cả những hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.

Kế hoạch năm học cũng phải được cụ thể hoá thành các kế hoạch tháng, tuần, theo các hoạt động chính và theo phạm vi trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân với các nguồn lực được xác định/phân bổ chi tiết cho từng hoạt động. Gợi ý cấu trúc nội dung kế hoạch năm học:

Các căn cứ xây dựng kế hoạch và bối cảnh năm học.

A. Tình hình nhà trường đầu năm học

B. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu của năm học– Phương hướng phấn đấu chung: những chuyển biến, kết quả cần đạt, những danh hiệu thi đua cần phấn đấu.- Các yêu cầu và chỉ tiêu cụ thể:+ Chỉ tiêu phát triển số lượng.+ Chỉ tiêu đảm bảo chất lượng: giáo dục đạo đức, dạy và học các bộ môn văn hoá, các mặt giáo dục khác.

C. Nội dung hoạt động và những biện pháp chính:- Hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp- Xây dựng đội ngũ- Xây dựng môi trường giáo dục- Xây dựng các điều kiện vật chất-kỹ thuật- Công tác kiểm tra- Cải tiến tổ chức quản lý- Các hoạt động khác

D. Chương trình hoạt động trong năm học (Tháng, nội dung, phân công)

1. Các bước thực hiện.

– Chuẩn bị: Căn cứ vào các hoạt động nêu trong kế hoạch tổng thể, HT thu thập, xử lý và phân tích thông tin (về kết quả thực hiện kế hoạch năm học cũ, về đối tượng giáo dục mới, về các văn bản chỉ thị nhiệm vụ năm học mới, các hướng dẫn của Sở GDĐT, Phòng GDĐT; yêu cầu nhiệm vụ của địa phương; hiện trạng, điều kiện cụ thể của nhà trường, …) để xây dựng kế hoạch; tiếp tục phân tích, đánh giá thực trạng nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực); phân tích các biến động, thay đổi của các chính sách cho giáo dục để biết các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắc phục; dự báo chiều hướng phát triển của những chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch tổng thể.

– HT dự thảo kế hoạch năm học: xác định mục tiêu trọng điểm của năm học, các chỉ tiêu cần đạt; xây dựng các điều kiện cần thiết thực hiện kế hoạch; dự thảo các phương án tổ chức thực hiện kế hoạch.

– Thông qua dự thảo kế hoạch:

+ Trước chi bộ.

+ Thảo luận ở các bộ phận để góp ý.

+ Lấy ý kiến của các bên liên quan và quan tâm.

+ Lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của cán bộ-giáo viên- nhân viên trong trường.

– Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch, báo cáo cấp trên.

2. Chú ý:

– Kế hoạch phải được sự đồng thuận của mọi thành viên trong trường.

– Chống chạy theo thành tích, ra những chỉ tiêu vượt quá khả năng.

4. Văn bản tham khảo:

– KH chiến lược nhà trường, Chỉ thị nhiệm vụ năm học.

– Phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở/Phòng GDĐT

– Công văn hướng dẫn của các cấp.

a.Xây dựng Kế hoạch chuyên đề

Xây dựng KH chuyên đề có thể gồm:

+ Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ.

+ Công tác xã hội hóa, xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực.

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

+ Giáo dục ngoại khóa,

+ Phối hợp các lực lương giáo dục.

+ Các chuyên đề về giảng dạy bộ môn.

+ Chuyên đề kiểm tra nội bộ,…

1. Các bước thực hiện.

– HT chuẩn bị tư liệu, phương thức tiến hành.

– HT dự thảo KH chuyên đề trong năm học (bao gồm chỉ đạo thực hiện các chuyên đề của cấp trên).

– HT họp phổ biến và giao việc cho các bộ phận có liên quan.

– Các bộ phận nhận KH và họp phổ biến, phân công cho thành viên.

– Các bộ phận phản hồi kết quả lại cho HT.

– HT hoàn thiện KH chính thức và báo cáo lên cấp trên.

2. Chú ý:

– Các chuyên đề thực hiện phải phù hợp với khả năng của nhà trường.

– Chuyên đề phải có tính thực tiễn và khả thi cao.

3. Văn bản tham khảo:

– Chỉ thị nhiệm vụ năm học, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chuyên đề.

– Các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên đề của sở, phòng.

b.Xây dựng kế hoạch học kỳ, tháng, tuần.

1. Các bước thực hiện.

– Trên cơ sở KH năm học của nhà trường đã được phê duyệt, từng cá nhân xây dựng KH và nộp cho tổ nhóm chuyên môn/đoàn thể. Mỗi công việc trong KH phải có xây dựng phương án tổ chức và phân công thực hiện.

– Căn cứ vào KH của từng cá nhân, tổ nhóm chuyên môn/đoàn thể xây dựng kế hoạch cho cả tổ nhóm và nộp cho HT.

– Căn cứ vào kế hoạch của từng tổ nhóm chuyên môn/đoàn thể, HT xây dựng kế hoạch chung cho toàn trường.

– Từ kế hoạch chung của toàn trường, các tổ nhóm chuyên môn/đoàn thể điều chỉnh lại KH của tổ nhóm.

– Các cá nhân căn cứ vào KH của trường và tổ nhóm để điều chỉnh lại kế hoạch của cá nhân.

2. Chú ý:

– Không để sót công việc của kế hoạch chưa hoàn thành của kỳ trước. Thường xuyên cập nhật các nhiệm vụ theo yêu cầu mới của nhà trường và cộng đồng.

– Bám sát tiến độ kế hoạch đã đề ra.

3. Văn bản tham khảo:

– Kế hoạch năm học của trường và các điều chỉnh kế hoạch.

– Các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

c. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch

1. Các bước thực hiện.

– Từng thành viên trong nhà trường tự đánh giá về kết quả thực hiện trong tháng (KH học kỳ) hoặc trong tuần (KH tháng), bao gồm việc đã hoàn thành, việc chưa hoàn thành – nguyên nhân, việc phát sinh,…

– HT tập hợp các báo cáo cá nhân, biên bản họp giao ban để xác định các việc bị trì hoãn, các vấn đề phát sinh và các việc đã hoàn thành theo tiến độ và kết quả đạt được trên thực tế so với kết quả mong đợi, đánh giá kết quả của cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn, đoàn thể,…

– Điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

– Điều chỉnh phương án tổ chức thực hiện đối với các kế hoạch chưa triển khai được do phương án không phù hợp.

3. Chú ý:

– HT cần bố trí thời gian để dự họp với các tổ chuyên môn/đoàn thể nhằm nắm bắt những vấn đề về động cơ, thái độ thực hiện nhiệm vụ của CB-GV. Cần duy trì việc này một cách thường xuyên để huy động sự tham gia của tất cả CB-GV thực hiện KH tốt nhất.

– Chú ý tới các điều kiện để thực hiện kế hoạch điều chỉnh.

4. Văn bản tham khảo:

– Kế hoạch đang thực hiện

– Kế hoạch của cá nhân và các bộ phận

– Các văn bản chỉ đạo của cấp trên.