Các bước thủ tục thay đổi giấy phép công ty năm 2021
Thay đổi giấy phép kinh doanh là thủ tục đăng ký sửa đổi, bổ sung các thông tin trên giấy phép kinh doanh được cấp, do vậy khi doanh nghiệp thay đổi các thông tin trên giấy phép, thông tin trong hệ thống đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Nội dung thay đổi chỉ được xem là được chấp thuận khi phòng đăng ký kinh doanh thông qua nội dung thay đổi.
Khi nào doanh nghiệp phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
1. Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh những thay đổi sau:
✔ Tên công ty bao gồm tên tiếng Việt, Tiếng Anh và tên viết tắt;
✔ Địa chỉ trụ sở chính;
✔ Ngành nghề kinh doanh;
✔ Tăng, giảm vốn điều lệ;
✔ Thay đổi hoặc bổ sung thông tin người đại diện theo pháp luật;
✔ Thay đổi hoặc bổ sung thông tin thành viên;
✔ Thay đổi hình thức và số lượng con dấu công ty;
✔ Thay đổi số điện thoại, thông tin Giám đốc, kế toán trưởng, ngành nghề kinh doanh chính và các thông tin đăng ký thuế.
Thay đổi đăng ký kinh doanh tại Hà Nội gọi 0934.345.745
2. Thuật ngữ “Thay đổi đăng ký kinh doanh” là cụm từ hay dùng cho thời điểm trước 01/07/2015, bởi theo Luật doanh nghiệp cũ doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, do đó khi thay đổi giấy phép này mọi người thường dùng thuật ngữ nói trên. Sang tới luật doanh nghiệp mới đã thay đổi tên gọi của giấy phép thành “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” nên cả hai cách gọi sau về cơ bản là đều chỉ chung một thủ tục
✔ Một là Thay đổi đăng ký kinh doanh và Thay đổi đăng ký doanh nghiệp
✔ Hai là Thay đổi giấy phép kinh doanh và Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3. Quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp có thay đổi mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo Điều 25, Mục 4, Chương 2, Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Cụ thể các doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
✔ Quá hạn thông báo từ 1 – 30 ngày, bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000 đồng
✔ Quá hạn thông báo từ 31 – 90 ngày, bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng
✔ Quá hạn thông báo từ 91 ngày trở lên, bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng
Như vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ việc thực hiện thông báo là bắt buộc. Và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục này. Hoặc người đại diện theo pháp luật cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác thay mình thực hiện.
Mục Lục
Điểm mới trong thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh năm 2021
Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định nhiều điểm mới trong thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, bao gồm:
✔ Thủ tục chuyển nhượng cổ phần (Ngoại trừ chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài) sẽ không phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh.
✔ Được phép đăng ký địa điểm kinh doanh, văn phòng giao dịch, kho chứa hàng tại tỉnh, thành phố khác bao gồm cả nơi không có chi nhánh công ty.
✔ Doanh nghiệp phải thông báo thông tin người phụ trách kế toán của doanh nghiệp khi thay đổi ĐKKD.
Và nhiều điểm mới khác về ✔ Cách ký hồ sơ thay đổi ĐKKD ✔ Tài liệu cần nộp kèm hồ sơ thay đổi ĐKKD mà chúng tôi nghĩa Quý vị nên cập nhật các quy định của nghị định 01 đã nêu trước khi thực hiện thủ tục.
Tham khảo thêm: Tài liệu xác nhận đăng ký thương hiệu mới nhất năm 2021
Hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký doanh nghiệp cần chuẩn bị
Khi thay đổi giấy phép kinh doanh thì tùy từng nội dung thay đổi mà doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu khác nhau. Dưới đây Luật sư Trí Nam hướng dẫn thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trong một số trường hợp cụ thể:
✔ Hồ sơ đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty
+ Đối với trường hợp chuyển trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
+ Đối với trường hợp chuyển trụ sở sang tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đăng ký thành lập
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Điều lệ công ty đã sửa đổi, bổ sung (bản sao)
– 01 Danh sách kê khai đầy đủ thành viên công ty
– 01 Quyết định về việc thay đổi địa chỉ công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh trụ sở chính)
✔ Hồ sơ thay đổi tên công ty
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi tên doanh nghiệp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi tên công ty của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh tên doanh nghiệp)
✔ Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ: Đăng ký tăng vốn điều lệ, Đăng ký giảm vốn điều lệ, Đăng ký thay đổi tỷ lệ vốn góp
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi kinh doanh vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp)
Lưu ý việc thay đổi tỷ lệ vốn góp phải đi kèm với nội dung chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần. Hiện pháp luật chưa có quy định điều chỉnh thủ tục tặng cho phần vốn góp giữa các pháp nhân nước ngoài cho nhau nên khi thay đổi giấy phép công ty nước ngoài Quý vị cần đặc biệt lưu ý.
✔ Hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Quyết định về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Bản sao biên bản cuộc họp đề cập đến việc thay đổi ngành nghề kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần)
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh)
✔ Hồ sơ thay đổi con dấu công ty
– 01 Thông báo thay đổi theo mẫu quy định
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đầu tư
– 01 Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế
– 01 Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh con dấu)
Quy trình các bước thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định khi thay đổi đăng ký kinh doanh doanh tùy theo từng trường hợp mà việc thay đổi được áp dụng là: Thông báo thay đổi hoặc Đăng ký thay đổi. Về mặt thuật ngữ nếu là đăng ký thay đổi thì việc thay đổi chỉ được coi là hoàn thành khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được cấp. Ví dụ: Thủ tục đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH thì thời điểm hoàn thành việc chuyển nhượng vốn là ngày cấp ghi trên GCN đăng ký doanh nghiệp mới. Cả hai thủ tục đều thực hiện teo 4 bước sau:
✔ Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật hiện hành
✔ Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính
✔ Bước 3: Nhận thông báo từ Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đăng ký được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký không được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
✔ Bước 4: Thông báo công khai những thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Địa chỉ thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh ở các thành phố lớn như sau:
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội: 358 Võ Chí Công, quận Tây Hồ, Hà Nội
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh: Số 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
– Địa chỉ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng: Tầng 6 Toà nhà Trung tâm hành chính, số 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.
Chúc các bạn thành công!