Các bước đăng ký bản quyền công nghệ như thế nào tại Việt Nam
Về định nghĩa thuật ngữ “Bản quyền công nghệ” hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa được nó. Tuy nhiên, xét trên góc độ từ ngữ thì chúng ta cần làm rõ khái niệm bản quyền và công nghệ là gì để có cái nhìn chính xác về bản quyền công nghệ. Để hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ trên, cùng với sự phân tích về vấn đề đăng ký bản quyền công nghệ được giải quyết như thế nào, mời quý vị tham khảo bài viết dưới đây của công ty Luật Hoàng Phi chúng tôi..
Vấn đề đăng ký bản quyền công nghệ theo các cách hiểu khác nhau
Đầu tiên, hiểu thế nào về thuật ngữ bản quyền công nghệ?
Như đã nói ở trên, thì nó được hiểu theo 2 nghĩa đó là bản quyền và công nghệ. Vậy bản quyền là gì? Công nghệ là gì?
– Bản quyền thường dùng chỉ quyền tác giả, đây là cách hiểu thông thường, còn thực tế vẫn chưa có một văn bản nào định nghĩa được từ “bản quyền”. Theo luật sở hữu trí tuệ định nghĩa thì “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
– Theo luật khoa học và công nghệ 2013 định nghĩa thì “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Bản quyền công nghệ được hiểu là việc chủ sở hữu tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để được thừa nhận với công nghệ do mình sáng tạo ra và được pháp luật bảo hộ.
Thứ 2, loại hình đăng ký bảo hộ bản quyền công nghệ
– Nếu công nghệ được định hình dưới một dạng vật chất nhất định sẽ được coi là tác phẩm khoa học và được bảo hộ quyền tác giả:
+ Nó định hình ở dạng chữ viết trên giấy, ở trên chất liệu khác hoặc ở một dạng khác chữ viết đều được bảo hộ tác giả;
+ Chủ sở hữu công nghệ chỉ có thể thu lợi nhuận chủ yếu ở việc xuất bản tác phẩm khoa học về công nghệ;
+ Chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác làm theo tác phẩm;
+ Nếu chỉ bàn riêng về bản quyền công nghệ là tác phẩm khoa học, thì quy trình và trình tự đăng ký bản quyền giống như với các tác phẩm khác thuộc quyền tác giả.
– Nếu công nghệ được bảo hộ là sáng chế khi nó đáp ứng được 3 yếu tố: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp, thì sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế. Còn khi đáp ứng được 2 yếu tố: tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
+ Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác làm theo công nghệ đó và thực hiện quyền tài sản đó.
+ Chủ sở hữu có thể thu lợi nhuận tốt bằng cách độc quyền áp dụng công nghệ, hoặc chuyển giao công nghệ khác cho chủ thể khác.
+ Cân nhắc lựa chọn kỹ việc đăng ký bảo hộ sáng chế vì các thông tin công nghệ đều bộc lộ công khai và chi tiết
Dịch vụ đăng ký bản quyền công nghệ của công ty Luật Hoàng Phi
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền công nghệ của công ty Luật Hoàng Phi chúng tôi, quý khác sẽ nhận được sự tư vấn chuyên sâu về vấn đề đăng ký bản quyền của luật sư chúng tôi
– Được sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm tra cứu kiểm tra lại cơ sở dữ liệu của Cục bản quyền/Cục sở hữu trí tuệ để xác định khả năng trùng lặp, khả năng thành công của thủ tục đăng ký;
– Cung cấp cho khách hàng kiến thức cơ bản để hiều hơn về các quy định đăng ký bản quyền công nghệ;
– Kết hợp với khách hàng hoàn thiện và xử lý hồ sơ chính xác.
– Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan chức năng để thực hiện thủ tục đăng ký;
– Trao Giấy chứng nhận tận tay khách hàng.
Quý khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.