Các bước chăm sóc và phân bón cho ngô ngọt

Loading…

Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho cây ngô ngọt
1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô ngọt: 

Ngô ngọt có đặc điểm là trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 65-85 ngày), khả năng kháng bệnh cao. Chiều cao trung bình của cây ngô ngọt vào khoảng 2-2,2m, bắp nằm ở vị trí thấp nên tăng khả năng chống đỡ của cây.
Bộ phận thu hoạch chính của ngô ngọt là bắp ngô với năng suất trung bình từ 650-800kg/sào Bắc Bộ. Ngoài ra, thân và lá ngô ngọt là thức ăn giàu dinh dưỡng cho trâu, bò.

2. Bón phân ngô ngọt: (tính theo sào Trung Bộ 500m2 )

Kỹ thuật bón phân cho cây ngô ngọt:
Bón lót ngô ngọt:
+  Phân tổng hợp hữu cơ vi sinh NPK Năm Tốt: Có thể bón 25kg Năm Tốt 441 hoặc 30kg Năm Tốt I cho 1 sào.
+  Phân chuồng (nếu có): 300-500kg/sào.
Bón thúc ngô ngọt:
+  Lần 1: Khi ngô 3 – 4 lá, bón 3 kg đạm + 2 kg Kali/sào kết hợp với vun xới nhẹ .
+  Lần 2: Khi ngô 7 – 9 lá bón 3 kg đạm + 2 kg Kali/sào kết hợp với vun cao gốc tránh hiện tượng đổ ngã.
+  Lần 3: Khi ngô xoáy nõn bón 3 kg đạm + 3 – 4 kg Kali/sào.

3. Tưới nước ngô ngọt:

Nước là yếu tố quan trọng nhất đối với ngô ngọt, có 4 lần tưới nước quan trọng:
+ Sau khi gieo hạt hoặc trồng bầu cần giữ độ ẩm khoảng 50%.
+ Khi cây 3 – 4 lá cần tưới nước để giữ độ ẩm cho cây, có thể kết hợp pha loãng phân để tưới.
+  Lúc cây 7 – 9 lá tưới nước đủ độ ẩm 70%.
+ Chú ý khi ngô ngọt giai đoạn xoáy nõn cần tưới nước và giữ ẩm đến khi ngô trỗ cờ phun râu xong.

4. Tỉa chồi và bắp ngô ngọt:

Ngô ngọt thường phát sinh nhiều chồi phụ, để đảm bảo chất lượng bắp thương phẩm khoảng 3 tuần sau khi trồng cần thiết phải tiến hành tỉa chồi. Khi dùng tay bẻ chồi phải cẩn thận để không ảnh hưởng đến thân bắp.
Ngô ngọt thường có 1 bắp chính và nhiều bắp phụ do vậy cần tỉa bắp phụ để mỗi cây 1 bắp ở đốt cao nhất.

5. Phòng trừ sâu bệnh cho ngô ngọt:

Trên ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen… bà con nông dân cần thăm đồng thường xuyên và phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu theo khuyến cáo của hợp tác xã.

6. Thu hoạch ngô ngọt:

Khác với các giống ngô thông thường, thời gian thu hoạch của ngô ngọt rất ngắn, chỉ trong 2 – 3 ngày. Khi nhìn các hạt ngô căng đều có màu vàng cam, râu hơi chớm héo thì thu hoạch. Thường thu hoạch sau khi trỗ cờ phun râu khoảng 20 ngày.
Chú ý: Trồng ngô ngọt tránh giai đoạn trỗ cờ phun râu gặp thời tiết trên 35°C và dưới 15°C. Ngô ngọt nhất thiết chỉ để 1 trái bắp/cây.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Năm Tốt để tăng phát triển bộ rễ chống đổ ngã cây, tăng năng suất và tăng độ ngọt của bắp.