Các Thuật Ngữ Trong SEO & Khái Niệm Bạn Cần Nên Biết
Thuật ngữ SEO là kiến thức nhập môn cho những ai muốn tìm hiểu và gắn bó với nghề digital marketing. Trong bài viết sau từ Đào Tạo SEO Á Âu, chúng ta sẽ cùng định nghĩa một loạt thuật ngữ SEO mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải trong quá trình làm việc.
Khi bước đầu tìm hiểu thông tin về lĩnh vực digital marketing, ắt hẳn bạn sẽ không ít lần thắc mắc SEO là gì, hyperlink là gì, inbound link là gì, keyword là gì… Không hiểu rõ khái niệm và phân biệt đặc điểm của từng thuật ngữ sẽ khiến bạn mắc phải sai lầm khi ứng dụng vào thực tế.
Thuật ngữ SEO là kiến thức cơ bản khi mới bắt đầu tìm hiểu về digital marketing
(Nguồn ảnh: Internet)
Mục Lục
Tổng hợp các thuật ngữ SEO thông dụng
SEO – Sitemap – XML sitemap – SERP
SEO(viết tắt của Search Engine Optimization) là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình gia tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website, hướng tới mục tiêu tăng khả năng hiển thị của webpage và website trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo…
Sitemap được hiểu là sơ đồ website. Đó là một tệp liệt kê các trang và tệp khác trên website của bạn và mối quan hệ giữa chúng. Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy, thu thập dữ liệu và index (lập chỉ mục) cho nội dung trên website của bạn, điều hướng website tốt hơn.
Sitemap giúp công cụ tìm kiếm dễ thu thập dữ liệu trên website của bạn hơn
(Nguồn ảnh: Internet)
Có 2 loại sitemap là XML sitemap (dành cho bot của công cụ tìm kiếm) và HTML sitemap (hiển thị cho người dùng dễ truy cập trên giao diện website). Cả hai đều giúp website được thu thập thông tin dễ dàng hơn.
SERP là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. SERP hiển thị những kết quả trả về của bộ máy tìm kiếm đối với những truy vấn (query) từ người dùng, bao gồm kết quả tìm kiếm tự nhiên, featured snippet (trích dẫn nổi bật), video… và cả kết quả được trả phí quảng cáo. Thứ tự sắp xếp của các kết quả thường dựa trên mức độ phù hợp với truy vấn.
SERP là viết tắt của Search Engine Results Pages
Keyword
Keyword (từ khóa) hay còn gọi là search keyword, dùng để chỉ các từ, cụm từ hoặc ký tự mà người dùng sử dụng để tìm kiếm nội dung nào đó trên các bộ máy tìm kiếm.
Keyword là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Organic search result
Organic search result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trên trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, còn có paid search result (có trả phí).
Organic search result là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Title – URL
Title (tiêu đề) là dòng text được in đậm, hiển thị đầu tiên cho kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm.
Title là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
URL (viết tắt của Uniform Resource Locator) là địa chỉ của một tài nguyên duy nhất trên web. Mỗi URL hợp lệ sẽ trỏ đến một tài nguyên duy nhất, có thể là trang HTML, tài liệu CSS, hình ảnh, video, file PDF… Cấu trúc URL cơ bản được chia thành scheme (giao thức kết nối) và authority (nhà cung cấp).
URL là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Crawler – Spider – Bot
Crawler là cách gọi theo chức năng của web crawler, thực hiện các hành động như truy cập và thu thập dữ liệu trên một website giống như hình ảnh một con bọ đang bò trườn trên đó. Nhìn chung, đây chỉ là cách gọi để phần mềm vô tri giác trở nên sống động hơn.
Spider là cách gọi hình tượng hóa cho web crawler, mô phỏng cách thức hoạt động của crawler giống như con nhện bò trườn, len lỏi vào những ngóc ngách trên trang, đánh giá các link đã truy cập. Từ một website, spider có thể bò trườn sang rất nhiều website khác, tạo thành “mạng nhện” đích thực.
Bot (tên đầy đủ là Internet bot) là một dạng phần mềm ứng dụng chạy tự động trên Internet để thực hiện các công việc đơn giản và lặp lại có hệ thống cho sử dụng. Web crawler là tập hợp con của Internet bot.
Crawl là quá trình thu thập và index dữ liệu của bộ máy tìm kiếm
để quyết định thứ hạng của website (Nguồn ảnh: Internet)
Redirect (Redirect 301, Redirect 302)
Thuật ngữ redirect được hiểu đơn giản là chuyển hướng link. Khi trình duyệt web truy cập vào một URL đã được chuyển hướng thì một page có URL khác sẽ mở ra. Tương tự, chuyển hướng miền là khi wikipedia.net được tự động chuyển hướng đến wikipedia.org.
Redirect 301 là một mã trạng thái HTTP để thông báo rằng các website hoặc URL đã chuyển hướng vĩnh viễn sang một website hoặc URL khác, đồng nghĩa tất cả giá trị của website hoặc URL gốc sẽ chuyển hết sang URL mới.
Redirect 302 là một mã trạng thái HTTP để thông báo rằng website hoặc URL đã chuyển hướng tạm thời sang địa chỉ mới nhưng vẫn dựa trên URL cũ vì lý do nào đó (chẳng hạn bảo trì website chính).
Redirect 301 mang ý nghĩa vĩnh viễn, còn redirect 302 là tạm thời
(Nguồn ảnh: Internet)
Algorithm
Algorithm (thuật toán) được hiểu là hệ thống các quy trình xử lý dữ liệu theo một trình tự được lập trình sẵn thông qua những con số nhất định. Trong SEO, thuật toán của công cụ tìm kiếm sẽ là công thức được các công cụ đó sử dụng để xếp hạng các website theo bảng hiển thị kết quả tìm kiếm của chúng.
Thuật toán là phương tiện góp phần sàng lọc thông tin tìm kiếm một cách hiệu quả để từ đó trả về kết quả chất lượng và phù hợp, phục vụ cho người dùng.
Hyperlink
Hyperlink (siêu liên kết) là nguồn dẫn tài liệu. Khi người dùng click vào, họ sẽ được dẫn đến một webpage hoặc một vị trí nào đó trên website.
Hyperlink có thể được chèn theo cách trên trong Word
Anchor text/ Anchor link
Anchor text là một đoạn văn bản có thể nhìn thấy được mà khi bạn click vào hyperlink sẽ chuyển hướng đến một website/ URL mới. Ví dụ, Ví dụ, trong <a href=“https://huongnghiepaau.com/”>KHOAHOCSEO</a> thì KHOAHOCSEO là anchor text
Anchor text là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Anchor link là đường link trên website gắn liền với anchor text, cho phép người dùng chuyển hướng đến một nơi nào đó trên cùng website hoặc khác website.
HTML
HTML (Hypertext Markup Language, tạm dịch: ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được dùng để xây dựng và cấu trúc các thành phần có trong website. Một website thường gồm nhiều page và mỗi page này có một tập tin HTML riêng.
Mỗi trang HTML chứa một bộ các tag (còn gọi là elements), tạo thành cấu trúc cây thư mục gồm heading, paragraph, section và các khối nội dung khác. Đa phần các HTML elements đều có tag mở và tag đóng với cấu trúc <tag> </tag>.UR
HTML là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Link building
Trong SEO, link building (xây dựng liên kết) là các hành động nhằm gia tăng số lượng và chất lượng của các link trỏ về (backlink) cho website mục tiêu.
Inbound link/ Backlink
Inbound link còn có tên gọi khác là backlink, được hiểu đơn giản là link từ một website khác trỏ đến website của bạn.
Inbound link giống như một phiếu bầu từ website này dành cho một website khác. Inbound link xuất phát từ những website có chất lượng càng tốt, độ tin cậy càng cao thì website nhận inbound link sẽ có thứ hạng càng cao trên trang kết quả tìm kiếm Google.
Site A trỏ link tới site B, tức site B có backlink từ site A (Nguồn ảnh: Internet)
Internal link
Internal link (liên kết nội bộ) là một link từ trang này sang trang khác trên cùng một tên miền. Internal link giữ vai trò hỗ trợ điều hướng website, xác định cấu trúc và phân cấp của một website, đồng thời phân phối page authority (chỉ số để đo lường độ uy tín của từng trang riêng lẻ), sức mạnh xếp hạng trên toàn website đó.
Internal link là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Index(ed)
Index là quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm đối với website để đánh giá, so sánh và lưu lại trong kho dữ liệu. Khi người dùng tìm kiếm, cơ sở dữ liệu sẽ tìm và trả về thông tin mà người dùng đang tìm kiếm. Còn indexed là được lập chỉ mục.
Thời gian và tốc độ index không đồng nhất. Có những trang được index nhanh, tăng hạng chỉ sau 1 – 2 tháng, có những trang lại mất thời gian lâu hơn.
JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình kịch bản được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng website, cho phép tạo ra website động, cập nhật nội dung theo ngữ cảnh, điều khiển đa phương tiện…
JavaScript là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
JavaScript tăng tính tương tác và tạo nên sự sinh động cho website, chạy trên trình duyệt của người dùng (thay vì trên server), thường sử dụng của bên thứ 3 nên không cần code lại từ đầu.
PageRank – Page views
PageRank là chỉ số được phát minh bởi Google vào năm 2005 và là một phương tiện đánh giá của Google về tầm quan trọng của một webpage nào đó, thông qua việc xem xét số lượng, chất lượng của các link trỏ đến nó.
Page views (lượt xem trang) mô tả số lần người dùng yêu cầu tải một tập tin HTML (dữ liệu của một trang web bất kỳ) trên một website nào đó thông qua mạng Internet. Về cơ bản, page views bao gồm page views của từng page và page views của toàn website. Trong đó, page views của toàn website chính bằng tổng của tất cả các page trên site cộng lại, kể cả trang chủ.
Nofollow – Dofollow
Khi link được gắn thẻ nofollow, các Google bot sẽ tự mặc định bỏ qua link đó, bởi link nofollow không được cộng vào chỉ số PageRank, dẫn tới hầu như không ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Nofollow là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Trong khi đó, link được gắn thẻ dofollow lại tác động trực tiếp đến hồ sơ backlink của bạn, bởi chúng ra dấu hiệu cho công cụ tìm kiếm hiểu website được liên kết đang nói về gì. Chúng cho phép công cụ tìm kiếm đi theo link, xâm nhập, index và đánh giá hệ thống link của website được liên kết mà không gặp trở ngại.
Traffic
Traffic mô tả số lượt người dùng truy cập và hoạt động trên website của bạn. Traffic cao là tín hiệu giúp bạn cải thiện kết quả trong quá trình SEO.
Ranking factor
Ranking factor (yếu tố xếp hạng) là các yếu tố mà công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào để xếp hạng cho trang. Ví dụ như page speed (tốc độ tải trang), mobile-friendly (tính thân thiện trên thiết bị di động), outbound link quality (chất lượng của liên kết bên ngoài)…
Ranking factor là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Link juice
Link juice là thuật ngữ SEO quen thuộc dùng để chỉ sức mạnh của một website thông qua các link bên ngoài hoặc link nội bộ. Có thể hiểu link juice như dòng chảy sức mạnh, cứ một link trỏ tới website của bạn thì sẽ xuất hiện thêm link juice. Càng nhiều link trỏ tới thì dòng chảy sức mạnh càng tăng.
Link juice là gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Alt/ Alternative text/ Alt tag/ Text attribute
Alt attribute là thuộc tính alt – một thuật ngữ trong ngôn ngữ lập trình HTML và XHTML (alt là viết tắt của alternative, nghĩa là thay thế). Thuật ngữ này được sử dụng để thể hiện/đánh dấu các văn bản, siêu văn bản mô tả thay thế cho một phần tử nào đó trên trang mà người dùng hoặc Google bot không thể đọc nội dung cụ thể (ví dụ như hình ảnh, đoạn java script…).
Updating….
☆
☆
☆
☆
☆
Điểm: 4.71 (47 bình chọn)
Cảm ơn đã bình chọn!