Các Loại Rủi Ro

Rủi ro là gì?

Rủi ro ảnh hưởng đến hầu hết mọi người là rủi ro thị trường. Đó là khả năng không lấy lại số tiền đầu tư ban đầu bởi vì giá trị cổ phiếu và trái phiếu đi xuống. Theo một cách nói khác, bạn có thể mất tiền.

Bạn hãy lưu ý, trong phạm vi đầu tư khi chúng ta nói về “rủi ro”, chúng ta không nói về sự sợ hãi. Sợ hãi là do sự lo lắng về một sự kiện nguy hiểm thực sự hoặc sự nguy hiểm trong tiềm thức. Trong trường hợp đầu tư, sự kiện nguy hiểm là khi số tiền bạn đã đầu tư sẽ giảm giá trị, thậm chí chỉ trong tạm thời.

Mặt khác, rủi ro liên quan đến biến động của các loại đầu tư khác nhau theo từng thời điểm. Bạn chỉ có thể bắt đầu quản lý rủi ro bằng cách học về rủi ro.

Một chuyên viên tài chính có thể giúp bạn quản lý rủi ro. Hiểu rõ mức chấp nhận rủi ro là một phần quan trọng khi lập một kế hoạch tài chính lành mạnh.

Các loại Tài sản và Rủi ro

Có 3 loại tài sản cơ bản: cổ phiếu, tài sản thu nhập cố định (trái phiếu), và tiền mặt hoặc tương đương tiền. Mỗi loại tài sản có độ rủi ro khác nhau. Theo nguyên tắc chung, đầu tư với lợi nhuận tiềm năng cao nhất sẽ có độ rủi ro lớn nhất.

Cổ phiếu và các quỹ đầu tư cổ phiếu thường có rủi ro lớn nhất. Trái phiếu và các quỹ trái phiếu có rủi ro vừa phải, và tiền mặt và tương đương tiền ít rủi ro nhất. Nhưng hãy cẩn thận với những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, đối với quỹ cổ phiếu có danh mục đa dạng theo nhiều ngành và quy mô công ty có thể ít rủi ro hơn là quỹ trái phiếu với lợi suất cao.

Các loại rủi ro

Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể.

Rủi ro hệ thống Còn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.

Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi là phân bổ tài sản. Điều này liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. Trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có sự tương quan, khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. Phân bổ tài sản giúp giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của bạn. Để tìm hiểu thêm thông tin về phân bổ tài sản, xin xem mục Quản lý rủi ro.

Rủi ro cụ thể. Cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.

Rủi ro đầu tư khác. Rủi ro đầu tư của bạn cũng có thể tăng lên nếu bạn không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư của bạn. Bạn cần liên hệ Chuyên viên Tư vấn Tài chính của bạn thường xuyên để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp bạn giảm rủi ro này.

Sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ bạn khỏi thiệt hại.

Biến động thị trường là gì?

Biến động thị trường là sự tăng và giảm giá trị của các khoản đầu tư hàng ngày trong một khoảng thời gian nhất định. Thường bị bóp méo bởi các nhà đầu tư và phương tiện truyền thông khi giá xuống thấp, sự biến động được hoan nghênh khi nó làm giá trị đầu tư tăng. Vì vậy, lần cuối bạn nghe ai đó sử dụng từ “biến động” để mô tả sự tăng giá là khi nào?

Biến động thường được so sánh giống như đi tàu lượn siêu tốc nhưng hãy nhớ là có một khác biệt quan trọng: Khi một chuyến tàu lượn siêu tốc kết thúc, bạn trở lại nơi mà bạn đã bắt đầu.

Nếu bạn đầu tư nhiều năm, bạn sẽ thành thạo được các phương pháp cơ bản để sống với biến động thị trường khi giá xuống.

Rủi ro lạm phát là gì?

Rủi ro lạm phát là rủi ro khi sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ mà sẽ dẫn đến mất khả năng mua sắm. Khi nói đến lạm phát, ai cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, nếu bạn là người hoàn toàn sợ rủi ro, thay vì đi đầu tư, bạn giấu tiền dưới gối nằm, bạn vẫn bị rủi ro lạm phát. Giá của những gì bạn mua sẽ đắt lên. Chúng ta không thể chạy trốn, nhưng chúng ta có thể thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng của lạm phát.

Không ai tránh được ảnh hưởng của lạm phát. Nếu bạn may mắn, tiền lương của bạn sẽ tăng như mức độ lạm phát, nhưng tình huống này không phải lúc nào cũng như vậy. Ví dụ, nếu lương của bạn tăng 3% một năm và lạm phát tăng 4%, tiêu chuẩn sống của bạn bị giảm 1%.

Lạm phát gây nhiều thiệt hại nhất cho người về hưu và những người sống với thu nhập cố định. Thông thường, họ phụ thuộc vào thu nhập đầu tư nhiều hơn là những người vẫn nhận tiền lương định kỳ.

Một số khoản đầu tư tốt hơn nhiều so với khoản khác. Thu nhập thực sự bạn nhận được là số tiền còn lại sau khi bạn trừ đi lạm phát. Thu nhập thực sự cung cấp cho bạn ý tưởng thực tế hơn về số tiền bạn cần có để chi tiêu.

Hãy xem xét các chiến lược sau đây để lạm phát không ảnh hưởng danh mục của bạn:

  • Hãy đầu tư ngay bây giờ để hưởng lợi từ lãi sinh lãi.
  • Xem xét đầu tư với việc theo dõi sổ sách để tránh lạm phát.
  • Bàn với Chuyên viên Tư vấn Tài chính về kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.