Các Dạng Bài Tập Về Adn Có Lời Giải %, Các Dạng Bài Tập Về Adn Lớp 10
Sau đây là các mẫu bài tập về adn lớp 9 mới nhất đã được 123doc tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm giúp người đọc như các em học sinh và các bậc giáo viên có thể tham khảo và tổng hợp được những thông tin hữu ích. Các bạn hãy tham khảo ngay nhé, chúc các bạn có một ngày tốt lành.Bạn đang xem: Bài tập về adn lớp 9 có lời giải
Mẫu bài tập về adn lớp 9 kèm lời giải
Câu 1: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời
* Mô tả cấu trúc không gian của AND:
– Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.Bạn đang xem: Bài tập về adn lớp 9 có lời giải
– Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo thành từng cặp A-T; G-X theo nguyên tắc bổ sung.
Bạn đang xem: Bài tập về adn có lời giải %
* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
– Khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trên mạch đơn kia.
– Tỉ số: A + G = T + X
Câu 2: Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ
Trả lời
Hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ vì quá trình nhân đôi của AND tuân theo các nguyên tắc:
– Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của AND mẹ.
– Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 3: Một phân tử ADN của một tế bào có hiệu số %G với nuclêôtit không bổ sung bằng 20%. Biết số nuclêôtit loại G của phân tử ADN trên bằng 14000 nuclêôtit. Khi ADN trên nhân đôi bốn lần, hãy xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cả quá trình trên.
b. Số liên kết cộng hoá trị được hình thành trong quá trình.
c. Số liên kết hiđrô bị phá huỷ trong cả quá trình trên.
Trả lời
Theo đề bài ta có: %G – %A = 20%
Theo nguyên tắc bổ sung: %G + %A = 50%
Nên %G = %X = 35%; %A = %T = 15%
Tổng số nuclêôtit của phân tử ADN là: N = 14000 : 35% = 40000 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit mỗi loại: G = X = 14000 (nuclêôtit)
A = T = 6000 (nuclêôtit)
a. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho phân tử ADN nhân đôi 4 lần:
A = T = 6000 x (24 – 1) = 90000 (nuclêôtit)
G = X = 14000 x (24 – 1)= 210000 (nuclêôtit)
b. Số liên kết hoá trị được hình thành: (40000 – 2) x (24 – 1) = 599970
c. Số liên kết hi đrô bị phả huỷ: (2 x 6000 + 3 x 14000) x 11 = 594000
Câu 4: ADN dài 5100Å với A = 20%. Nhân đôi liên tiếp 3 lần, số liên kết hiđrô bị phá vỡ là bao nhiêu ?
Trả lời
Tổng số nuclêôtit của gen là: (5100 x 2) : 3,4 = 3000 (nuclêôtit)
Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A = T = 3000 x 20% = 600 (nuclêôtit)
G = X = 3000 x 30% = 900 (nuclêôtit)
Tổng số liên kết hiđrô ở mỗi phân tử ADN là: 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 900 = 3900
Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: 3900 x (1 + 2 + 4) = 27300 (liên kết hiđrô)
Câu 5: Một đoạn AND có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-G-T-A-T-X-G-T
Mạch 2: -T-X-A-T-A-G-X-A
Viết cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi.
Trả lời
Cấu trúc của hai đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn AND mẹ nói trên kết thúc quá trình nhân đôi:
ADN 1: -A-G-T-A-T-X-G-T-
-T-X-A-T-A-G-X-A-
ADN 2: – T-X-A-T-A-G-X-A-
– A-G-T-A-T-X-G-T-
Bài tập về adn lớp 9 các quy luật di truyền
I. ADN
1. Cấu trúc
a, Cấu trúc hóa học
– ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N, P
– ADN là phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ADN là các Nuclêôtit thuộc các loại A, T, G, X. Từ 4 loại đơn phân này tạo nên tính đa dạng và đặc thù cho ADN.
b, Cấu trúc không gian (theo mô hình Oatxơn – Crick)
– ADN có cấu trúc 2 mạch đơn xoắn kép với nhau theo chiều từ trái qua phải (xoắn phải) với mỗi chu kì xoắn dài 34 Å gồm 10 cặp nuclêôtit và đường kính vòng xoắn là 20
– Các nuclêôtit trên cùng 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste.
– Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo Nguyên tắc bổ sung (NTBS) trong đó A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô còn G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô .
→ Khi biết trình tự một mạch đơn thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn còn lại. Cùng với đó, nhờ NTBS nên trong phân tử ADN A + G = T + X.
Tỉ số
là tỉ số đặc trưng cho loài.
2. Hoạt động
a. Cơ chế tự nhân đôi
– Thời gian, địa điểm: Diễn ra trong nhân tế bào vào kì trung gian
– Nguyên tắc: Quá trình tự nhân đôi của ADN dựa hoàn toàn trên NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa).
* Quá trình:
– Bước 1: Tháo xoắn ADN mẹ
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.
Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con.
Xem thêm: Muốn Có 2610 Gam Glucozơ Thì Khối Lượng Saccarozơ Cần Đem Thuỷ Phân Hoàn Toàn Là
Kết thúc quá trình nhân đôi: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
3. Gen, chức năng và bản chất của gen
– Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
– Bản chất hóa học của gen là ADN
– Chức năng của trọng nhất của gen cũng như ADN là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Các công thức thường gặp trong giải bài tập
I. Các thành phần của ADN
1. Công thức liên quan chiều dài ADN (L) và số lượng nuclêôtit (N):
II. Công thức của quá trình tự sao
1. Số ADN con được tạo ra sau k lần tự phân của 1 ADN: 2k
Số ADN con được tạo ra sau k lần tự phân của n ADN: n x 2k
2. Số nuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp:
Nnb = N x (2k – 1)
Anb = Tnb = A x (2k – 1) = T x (2k – 1)
Gnb = Xnb = G x (2k – 1) = X x (2k – 1)
3. Số ADN con có 2 mạch đều mới là: 2k – 2
4. Số liên kết hiđrô được hình thành/phá vỡ: Hht = H x 2k
Các bài tập về adn lớp 9 (Chương 3 adn và gen)
Bài 1 trang 39 SBT Sinh học 9: Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen.
Gen B có 2400 nuclêôtit, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định chiều dài của gen B.
2. Quá trình tự nhân đôi từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt. Xác định :
Số nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới được tạo thành ở đợt tự nhân đôi cuối cùng.
Lời giải:
1. Chiều dài của gen B là 4080 Ả
2. A = T = 7680 nuclêôtit G = X = 1920 nuclêôtit
Bài 2 trang 39 SBT Sinh học 9: Gen B dài 5100 Ả, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen.
Gen B dài 5100 Ả, có A + T = 60% số nuclêôtit của gen.
1. Xác định số nuclêôtit của gen B.
2. Số nuclêôtit từng loại của gen B là bao nhiêu ?
Lời giải:
1. 3000 nuclêôtit
2. A = T = 900 ; G = X = 600
Bài 3 trang 39 SBT Sinh học 9: Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.
Số vòng xoắn trong một phân tử ADN là 100000 vòng. Phân tử ADN này có 400000G.
1. Xác định số lượng nuclêôtit của các loại trong phân tử ADN.
2. Xác định chiều dài của phân tử ADN.
Lời giải:
1. Số nuclêôtit từng loại của phân tử ADN : A = T = 600000 nuclêôtit G = X = 400000 nuclêôtit
2. Chiều dài của phân tử ADN : 3400000 Ả
Bài 4 trang 39 SBT Sinh học 9: Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hộ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi).
Hai gen B và b cùng nằm trong 1 tế bào và có chiều dài bằng nhau. Khi tế bào nguyên phân liên tiếp 3 đợt thì tổng số nuclêôtit của 2 gen trên trong thế hộ tế bào cuối cùng là 48000 nuclêôtit (các gen chưa nhân đôi).
1. Xác định số tế bào mới được tạo thành sau 3 đợt nguyên phân nói trên.
2. Xác định số nuclêôtit của mỗi gen.
Lời giải:
1. Số tế bào mới được tạo thành là 8 tế bào
2. Số nuclêôtit của mỗi gen là 3000
Bài 5 trang 39 SBT Sinh học 9: Một phân tử mARN dài 2040Ả, có A = 40%, u = 20% và X =10% số nuclêôtit của phân tử ARN.
Xem thêm:
Một phân tử mARN dài 2040Ả, có A = 40%, u = 20% và X =10% số nuclêôtit của phân tử ARN.Xem thêm: The Secret Of Getting Good Marks Is To Keep ______ In The Exam Room
1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN.
2. Phân tử mARN chứa bao nhiêu bộ ba ?
Lời giải:
1. mARN có : A = 480 nuclêôtit = 40%
U = 240 nuclêôtit = 20%
X = 120 nuclêôtit = 10%
G = 360 nuclêôtit = 30%
2. 400 bộ ba
Bài 6 trang 39 SBT Sinh học 9: Một đoạn của gen B mang thông tin cấu trúc của một loại prôtêin có trình tự các nuclêôtit :
Một đoạn của gen B mang thông tin cấu trúc của một loại prôtêin có trình tự các nuclêôtit :
Mạch 1: A | G | X | G | G | A | A | T | A | G | T | A