Các Cách Trồng Hành Lá Tại Nhà Đơn Giản Bằng Củ và Gốc Hành

Các Cách Trồng Hành Lá Tại Nhà Đơn Giản Bằng Củ và Gốc Hành

*Lưu ý: Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo dựa trên góc nhìn của người viết, bạn đọc có thể tùy biến tùy theo những dụng cụ thực tế mà mình có.

Hành là một loại rau gia vị được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của Việt Nam, từ cơm, cháo cho đến bún phở thì đều có hành. Vậy tại sao chúng ta không tự trồng cho mình một cây hành nho nhỏ trong nhà? Bạn đọc hãy cùng Mộc Gốm tìm hiểu các cách trồng hành tại đây nhé!

Cách trồng hành lá tại nhà bằng gốc hành tươi

Khi trồng hành lá bằng gốc thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Lưu ý: Với phương pháp trồng hành bằng gốc hành tươi thì cây chỉ có thể sống được một thời gian không quá dài, bởi vì bản chất gốc hành khi mua về đã là gốc già đến tuổi thu hoạch vậy nên việc trồng này mang ý nghĩa tận thu và xả stress nhiều hơn là khai thác.

  • Bước 1: Chuẩn bị Chậu cây và giống:
  • Với chậu cây thì bạn có thể tận dụng các chai lọ, thùng xốp, bồn cây cảnh, ống nhựa… chỉ cần đảm bảo có lỗ thoát nước giúp đất thông thoáng và có thể di chuyển đến chỗ nhiều ánh sáng là được.

Trồng hành trong thùng xốp là một giải pháp rất hay
Trồng hành trong thùng xốp là một giải pháp rất hay

  • Về giống cây thì bạn hãy đi chợ chọn những cây hành to khỏe, tươi, dễ mọc đều, không bị thối thân hay rễ => Sau khi về thì bạn cắt bỏ phần lá, để lại khoảng 5cm thân có bao gồm cả rễ, với rễ cây bạn cắt tỉa bới các rễ mọc dài chỉ để lại khoảng 1- 1,5cm rễ, điều này sẽ giúp kích thích cây mọc rễ mới sau khi trồng.

Trồng hành trong thùng xốp là một giải pháp rất hay
Vị trí cắt để có thể tái sử dụng gốc hành

  • Bước 2: Ở bước trồng thì bạn có thể trồng theo 2 cách là thủy canh hoặc trồng trong đất như truyền thống. Bạn đọc xem chi tiết về cách trồng của 2 phương pháp này ở mục 1.1 và 1.2.

Trồng gốc hành tươi bằng đất

  • Bước 2: Chuẩn bị đất: để trồng hành bằng đất thì bạn cần chuẩn bị thêm đất trồng. Bởi vì hành là loài cây ưa ẩm nhưng cũng không ưu ngập úng, vậy nên đất trồng yêu cầu phải có độ tơi xốp cao giúp rễ cây thông thoáng. Thường thì ta nên trộn đất trồng với phân chuồng đã hoai mục hoặc phân hữu cơ, tỉ lệ thì tùy theo từng loại đất nhưng thông thường là 8 phần đất và 2 phần phân.
    Để dễ hình dung thì bạn hãy cứ pha phân vào đất đến khi nào cầm đất lên có độ tơi xốp là được. Nếu điều kiện ở thành phố không có đất và phân hữu cơ thì bạn có thể mua đất tại các cửa hàng cây cảnh hoặc trên các trang thương mại điện tử.

Hình ảnh đất trồng của người nông dân trồng hành
Hình ảnh đất trồng của người nông dân trồng hành

  • Bước 3: Trồng hành: ở bước này thì ta sẽ chia hành đã cắt tỉa ở bước 2 thành các bó một bó khoảng 2-3 nhánh hành =>Trồng hành thẳng đứng, sao cho phần gốc nằm dưới đất khoảng 2cm, khoảng cách giữa mỗi gốc từ 5-15cm tùy theo diện tích đất trồng => Nén nhẹ đất xung quanh gốc hành giúp cố định cây => Tiến hành tưới nước, lưu ý là không tưới đẫm chỉ tưới vừa đủ ẩm.
    Khi đã hoàn thành các bước trên thì bạn hãy để hành vào chỗ râm mát từ 2-3 ngày vì hiện tại gốc hành chưa mọc lại bộ rễ mới. Sau 2-3 ngày thì cây đã mọc bộ rễ mới cũng như có một số mầm non, lúc này bạn nên chuyển cây ra ngoài vị trí có nắng nhẹ và tưới cây hàng ngày để cây có thể phát triển tốt nhất.

Hình ảnh gốc hành được trồng sau một tuần bắt đầu mọc mầm
Hình ảnh gốc hành được trồng sau một tuần bắt đầu mọc mầm

Trồng gốc hành tươi bằng phương pháp thủy canh

Mình có đọc qua nhiều bài viết khác nói về thủy canh, tuy nhiên điểm chung của các bài viết này là cây chỉ được cắm xuống nước. Như vậy cây sẽ phát triển nhưng chỉ được một thời gian rất ngắn vì cây sẽ không được cung cấp gì ngoài nước. Vậy nên ở bài viết này mình sẽ cung cấp cho mọi người cách trồng hành thủy canh khoa học và bền vững nhất có thể khi trồng tại nhà.

  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ trồng theo phương pháp thủy canh.
  • Chậu trồng thủy canh: Bạn có thể dùng chai nhựa nhưng cần đảm bảo chai  có màu tối để ánh không không thể đi qua, thông thường thì người dùng nên dùng ống nhựa trồng rau thủy canh được làm bằng nhựa nguyên sinh (bao gồm một số loại nhựa như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, PON, PA, PMMA… Đây là những loại nhựa an toàn cho người sử dụng. Ống nhựa trồng thủy canh chính là cầu nối giữa rau với dung dịch dinh dưỡng, là điểm tựa cho cả giàn thủy canh.

Đục lỗ để trồng cây thủy canh
Đục lỗ để trồng cây thủy canh

  • Rọ nhựa trồng rau thủy canh: Rọ nhựa thủy canh dùng để chứa giá thể, làm giá đỡ cho cây thủy canh, bạn có thể dùng các cốc ăn dùng 1 lần có đục lỗ nhỏ để làm rọ.

Rọ trồng thủy canh
Nếu không có rọ bạn có thể cùng cốc ăn một lần sau đó đục các lỗ ở xung quanh và bên dưới

  • Giá thể: Có rất nhiều loại giá thể trồng rau thủy canh như: mùn cưa, vỏ trấu, vỏ bào, than bùn, vỏ cây, xơ dừa, cát, sỏi …

Xơ dừa để mục có thể dùng làm giá thể
Xơ dừa để mục có thể dùng làm giá thể

  • Dung dịch thủy canh: Dung dịch chứa các khoáng chất để pha vào nước.

Dung dịch thủy canh để pha vào nước trồng
Dung dịch thủy canh để pha vào nước trồng

  • Bước 3: Đục các lỗ ô trên chậu trồng sao cho vừa với rọ trồng (thông thường là 6,5cm), mỗi lỗ cách nhau khoảng 5-10cm => pha nước sạch với dung dịch thủy canh theo tỉ lệ của nhà sản xuất => đổ nước đã pha vào trong chậu trồng sao cho ngập khoảng ¾ rọ => ta trồng cây giống đã chuẩn bị ở bước 1 vào trong rọ, bộ rễ sâu khoảng 2cm trong giá thể. Cuối cùng ta cho rọ đã trồng sẵn gốc hành vào chậu trồng là được.

Hình ảnh thủy canh trồng hành
Hình ảnh thủy canh trồng hành

  • Bước 4: Sau khi trồng thì ta nên để cây ở chỗ râm mát từ 2-3 ngày vì hiện tại gốc hành chưa mọc lại bộ rễ mới. Sau 2-3 ngày thì cây đã mọc bộ rễ mới cũng như có một số mầm non, lúc này bạn nên chuyển cây ra ngoài vị trí có nắng nhẹ và thêm nước hàng ngày để cây có thể phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên nếu không có đủ điều kiện như bài hướng dẫn bạn có thể đơn giản cắm gốc hành vào nước là được, cây vẫn sẽ phát triển tuy không nhanh và lâu dài nhưng có thể xả stress rất tốt

Bạn có thể cắm trực tiếp gốc hành vào nước mà không cần giá thể
Bạn có thể cắm trực tiếp gốc hành vào nước mà không cần giá thể

Cách trồng hành lấy lá bằng củ hành khô

Về cơ bản phương pháp trồng hành củ không quá khác so với việc trồng hành lá, vậy nên mình xin phép tóm gọn lại vài ý chính sau:

  • Bạn cần chọn củ giống to, khỏe, tươi, không bị đen hay lép, màu sắc tươi tắn.
  • Củ giống sẽ có nhiều nhánh nhưng ta nên chia ra thành các khóm, mỗi khóm từ 1-2 múi tùy theo kích thước để làm giống.

Nên chọn hành củ tròn để đỡ phải chai múi
Nên chọn hành củ tròn để đỡ phải chai múi

Trồng hành củ lấy lá trong đất

Trồng hành củ trong đất ta trồng tương tự như hành lá. Vùi củ giống đã chuẩn bị vào trong đất sao cho 2/3 củ hành nằm trong đất. Khoảng cách  giữa các gốc từ 10-20 cm tùy điều kiện thực tế. Sau đó ta tiến hành tưới giữ ẩm cho đất, trong khoảng 1 tuần kể từ khi trồng cây sẽ bắt đầu lên mầm và phát triển.

Nếu đảm bảo được môi trường không có sâu bọ thì có thể cắt đầu củ để kích thích
Nếu đảm bảo được môi trường không có sâu bọ thì có thể cắt đầu củ để kích thích

Trồng hành củ lấy lá bằng phương pháp thủy canh

Tương tự, ta cũng chuẩn bị chậu trồng, giá thể, rọ, dung dịch thủy canh,… Ta vùi các múi hành đã chia và trong giá thể sao cho ngập khoảng 2/3 củ hành vậy là được. Sau đó ta tiến hành thêm nước hàng ngày để đảm bảo chậu thủy canh không bị cạn nước, trong khoảng 1 tuần kể từ khi trồng cây sẽ bắt đầu lên mầm và phát triển.

Hình ảnh bộ rễ sau 3 tuần trồng thủy canh
Hình ảnh bộ rễ sau 3 tuần trồng thủy canh

Cách chăm sóc cây sau khi trồng

Hành tuy là loài cây dễ sống, tuy nhiên cũng đòi hỏi sự chăm sóc tốt để cây có thể phát triển tốt. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn đọc về cách chăm sóc cây hành lá.

  • Vị trí đặt: Bạn nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và thoáng mát. Tốt nhất nên để cây ở vị trí hứng được nắng buổi sáng và chuối chiều và tránh ánh nắng mạnh vào buổi trưa nắng gắt.
  • Tưới nước: Tưới nước cho cây hàng ngày, chỉ tưới đủ để giữ ẩm đất tránh việc cây bị ngập úng dẫn đến thối rễ, tốt hơn hết bạn nên căn cứ vào tình hình thực tế để tưới cho cây, chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm là được.
  • Bón phân: Trong quá trình trồng bạn hầu như không cần bón bất kỳ loại phân nào cả. Ta chỉ nên bón thêm phân cho đất bằng phân hữu cơ ở giữa các mùa trồng.

Nên để hành ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá mạnh
Nên để hành ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá mạnh

  • Xới đất: Thường xuyên theo dõi, nếu đất khô cứng thì xới đất xung quanh.
  • Sâu bệnh: Với hành lá trồng theo quy mô nhỏ tại nhà thì hầu như không có sâu bệnh. Tuy nhiên vẫn có thể gặp 2 trường hợp sau: 1) ốc sên ăn lá, 2) chuột, với 2 trường hợp này thì bạn nên rình ban đêm để bẫy chuột cũng như bắt ốc sên.
  • Thu hoạch: Mỗi khi cần ăn bạn tỉa mỗi gốc một vài cọng là được, các gốc sẽ liên tục mọc và chia nhánh mới.
  • Nhân giống: Với phương pháp trồng này thì mình thấy các bạn không nên chia nhỏ các bụi mà nên lấy trực tiếp giống mới về trồng như vậy sẽ đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Các phương pháp trồng khác

Ngoài các phương pháp trồng trên thì bạn đọc có thể tham khảo thêm các cánh trồng tương tự thông qua các hình ảnh mà Mộc Gốm đã sưu tầm ở dưới:

Khay đựng trứng lá giá thể tuyệt vời, vừa giữ nước, vừa được chia ô sẵn
Khay đựng trứng lá giá thể tuyệt vời, vừa giữ nước, vừa được chia ô sẵn

Trồng hành dạng tháp trong trại nhựaTrồng hành dạng tháp trong trại nhựa
Trồng hành dạng tháp trong trại nhựa