Các Cách Tính Nhẩm Nhanh Siêu Hay, Siêu Hiệu Quả
1.7/5 – (3 votes)
Các phép tính nhân, chia, cộng, trừ là những hoạt động toán học cơ bản được áp dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày. Việc sử dụng máy tính cầm tay hay điện thoại luôn là lựa chọn hàng đầu để con người thực hiện các phép tính này một cách chính xác và nhanh nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên cạnh ta cũng sẽ có phương tiện để hỗ trợ kịp thời và việc phụ thuộc quá nhiều vào công cụ bên ngoài cũng khiến cho não bộ con người bị “ỳ”. Thay vì sử dụng máy tính, điện thoại,… để tính toán, chúng ta có khá nhiều cách tính nhẩm nhanh để giải quyết vấn đề con số này trong chốc lát. Hãy cùng WElearn gia sư tham khảo những cách tính dưới đây để bổ trợ thêm kỹ năng cho bản thân nhé, let’s go!
Mục Lục
1. Tính nhẩm phép cộng
- Phép cộng giữa hai chữ số với một chữ số:
Bạn nên đặt số lớn trước số nhỏ rồi mới tính nhẩm đếm trong đầu phép cộng từ hàng đơn vị, việc này sẽ giúp bạn nhẩm cộng nhanh hơn.
VD: 4 + 27 sẽ thành 27 + 4 = 20 + 7 + 4 = 31
- Tách số thứ 2 ra những con số để khi cộng với số thứ 1, ta sẽ có kết quả tròn chục, sau đó cộng nhẩm với phần còn lại.
VD: 46 + 38 = 46 + 4 + 34 = 50 + 34 = 84
238 + 33 = 238 + 2 + 31 = 240 + 31 = 271
- Dùng số tròn chục gần với số thứ 2 rồi cộng với số cộng thứ 1, sau đó trừ đi số thừa.
VD: 47 + 46 = 47 + 50 – 4 = 97 – 4 = 93
- Tách các số cộng thành các số tròn chục và các số lẻ rồi cộng lại với nhau
VD: 36 + 57 = 30 + 50 + 6 + 7 = 80 + 13 = 93
2. Tính nhẩm phép trừ
- Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục
Bạn đếm nhẩm số gần chục của số nhỏ là bao nhiêu, lấy đó là tâm số để tính khoảng cách giữa hai số cần tính tới tâm. Sau khi đã xác định được 2 số đơn vị, ta cộng chúng lại sẽ ra được kết quả cần tìm.
VD: 56 – 28 = ?
Ta có: 28 đến 30 là 2 đơn vị, 56 đến 30 là 26 đơn vị
Vậy: kết quả của phép trừ này là 2 + 26 = 28 = 56 – 28
- Tách số ra cho tròn chục rồi trừ hoặc cộng số thừa
VD: 96 – 48 = 96 – 50 + 2 = 46 + 2 = 48
76 – 42 = 76 – 40 – 2 = 36 – 2 = 34
3. Tính nhẩm phép nhân
-
Nhân nhẩm nhanh từ 6 đến 10
Bước 1: Xòe hai bàn tay và đánh số từ 6 đến 10 cho 2 bàn tay như hình vẽ dưới.
Bước 2: Khi cần thực hiện bất kỳ phép nhân giữa 2 số từ 6 đến 10 thì bạn hãy chạm hai ngón tay có số tương ứng, ví dụ 8 x 7.
Bước 3: Bạn thực hiện tính như sau: tổng số ngón tay bên dưới bao gồm cả hai ngón tay chạm vào nhau sẽ là hàng chục, áp dụng ví dụ trên sẽ có hàng chục của kết quả là 5 (50). Tích số ngón tay phía trên của hai bàn tay là hàng đơn vị (nếu tích là số có hai chữ số thì hàng đơn vị của tích chính là hàng đơn vị của kết quả, còn hàng chục được cộng thêm vào hàng chục của kết quả). Ở ví dụ trên thì hàng đơn vị là 2 x 3 = 6. Như vậy kết quả là 56
-
Nhân nhẩm tích số có 2 chữ số gần bằng 100
Đầu tiên, bạn lần lượt tính khoảng cách của hai số với 100, ví dụ 97 x 92 thì 97 cách 100 là 3, còn 92 cách 100 là 8. Sau đó, lấy 2 khoảng cách này nhân với nhau, như vậy ta có 3 x 8 = 24, đây chính là hai số cuối của kết quả.
Lưu ý trong trường hợp 2 khoảng cách nhân với nhau chỉ ra số có một chữ số thì bạn cần thêm số 0 ở trước. Ví dụ kết quả ra 1 thì bạn phải lấy 01 để được hai số cuối.
Tiếp theo bạn tính tổng hai khoảng cách với nhau và lấy 100 trừ đi kết quả đó thì được hai số đầu trong kết quả. Ví dụ 3 + 8 = 11; 100 – 11 = 89
Như vậy ghép hai kết quả lại bạn sẽ được 97 x 92 = 8924.
-
Nhân nhẩm 2 số có 2 chữ số
Để tính nhẩm tích của phép nhân 2 số có hai chữ số với nhau bạn thực hiện như sau:
- Đầu tiên, lấy số hàng chục của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2.
- Tiếp theo, lấy số hàng chục của số thứ 1 nhân với số hàng đơn vị của số thứ 2, và lấy số hàng đơn vị của số thứ 1 nhân với số hàng chục của số thứ 2, sau đó tính tổng của 2 số đó.
Lưu ý: nếu các phép nhân trong khi thực hiện có kết quả là số có hai chữ số thì các bạn sẽ lấy phần bên phải của số đó. Còn số bên trái thì các bạn ghi nhớ và cộng vào các hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn tương ứng.
Ví dụ: 34 x 27 = ?
Ta có: 1. 3 x 2 = 6; 4 x 7 = 28 => kết quả 6_8 (nhớ 2 sang hàng chục).
- 3 x 7 = 21; 4 x 2 = 8 => 21 + 8 = 29, 29 nhớ 2 là 31, số 1 là số hàng chục, số 3 + 6 ở trên là 9 như vậy kết quả là 34 x 27 = 918.
-
Tính nhẩm nhân số có 2 chữ số với số có 3 chữ số
Đầu tiên, vẽ các đường thẳng đại diện cho mỗi chữ số của số thứ nhất, sau đó vẽ tiếp các đường thẳng đại diện cho mỗi chữ số của số thứ hai đan chéo lên các đường thẳng của số thứ nhất. Cần phải vẽ từ trái sang phải đối với cả 2 số. Ví dụ: 213 x 23 =?
Tiếp theo, chia hình vẽ thành các phần đại diện cho hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị từ trái sang phải như hình dưới.
Cuối cùng đếm các điểm giao nhau trong mỗi phần và bạn sẽ có kết quả cần tìm.
Nếu những điểm giao nhau tại phần hàng đơn vị (hoặc hàm chục, hàng trăm) lớn hơn số có 1 chữ số, thì bạn cộng dồn số tương ứng vào hàng chục (hàng trăm, hàng nghìn) tương ứng.
Cách tính nhẩm này áp dụng cho cả nhân 2 chữ số với nhau
4. Tính nhẩm phép chia
-
Chia nhẩm bằng cách làm tròn giảm
Cách tính nhẩm này áp dụng trong trường hợp hàng đơn vị của số chia là 1, 2 hoặc 3. Để tiến hành phép chia bằng cách làm tròn giảm, bạn đặt phép tính sau đó che bớt chữ số hàng đơn vị của số chia và số bị chia như ví dụ bên dưới
Ví dụ để ước lượng thương 57 9 : 4 3 = ?, bạn cần làm như sau :
Che chữ số hàng đơn vị của số chia và số bị chia ta được phép tính 57 : 4 = 14. Từ đó, bạn ước lượng với thương là 14, tiến hành thử lại bằng cách lấy thương vừa mới ước lượng nhân với số chia rồi kiểm tra với số bị chia
Lấy 14 x 43 = 602 như vậy kết quả phép thử lớn hơn số bị chia nên ta phải giảm thương xuống. Ước lượng thương là 13, ta tiếp tục tiến hành phép thử lại: 13 x 43 = 559; 579 – 559 = 20 < 43. Do đó 579 : 43 = 13 (dư 20)
-
Chia nhẩm bằng cách làm tròn tăng
Cách tính nhẩm làm tròn tăng áp dụng với phép chia có số chia tận cùng là 7, 8 hoặc 9. Để dễ dàng hơn khi thực hiện, bạn nên che chữ số hàng đơn vị và thêm 1 vào chữ số liền trước.
Ví dụ ước lượng 356 : 38 = ?
Đầu tiên, ta thấy được hàng đơn vị của số chia là 8 gần với 10 nên che bớt chữ số 8 và thêm 1 vào số hàng chục trở thành 4. Đối với số bị chia 356 ta vẫn làm tròn giảm thành 350 bằng cách che bớt chữ số 6 ở hàng đơn vị
Lúc này ta phép tính trở thành 350 : 40 = 8. Sau đó ta thử lại bằng cách lấy 8 x 38 = 304 và 356 – 304 = 52. Vì số dư 52 lớn hơn số chia có nghĩa là thương ước lượng bị thiếu. Nên ta phải tăng thương đã ước lượng lên thành 9 rồi thử lại: 9 x 38 = 342; 356 – 342 = 14;
Vậy kết quả của phép tính 356 : 38 = 9 (dư 14)
-
Chia nhẩm bằng cách làm tròn cả tăng lẫn giảm
Trong trường hợp các số chia tận cùng là 4; 5 hoặc 6, để ước lượng thương, ta sẽ làm tròn cả tăng lẫn giảm. Sau đó thử lại phép tính trong khoảng hai thương ước lượng này.
Ví dụ: Để thực hiện phép chia 798 : 76 = ? bạn làm như sau
Làm tròn giảm số chia 76 được 7 (che chữ số 6). Còn nếu làm tròn tăng 76 được 80 (che chữ số 6 và tăng 4 lên thành 8)
Làm tròn giảm số bị chia 798 ta được 79 (che chữ số 8)
Ta có: 79 : 7 = 11 và 79 : 8 = 9 . Vì 9 < 10 < 11 nên ta chọn thử lại với số 10 như sau:
10 x 76 = 760 ; 798 – 760 = 38 < 76. Vậy kết quả của phép chia 798 : 76 = 10 (dư 38)
Trên đây là cách tính nhẩm nhanh cho 4 phép toán cơ bản mà chúng tôi đã thực hiện và đạt được hiệu quả tốt. Mọi thứ sẽ chỉ nằm ở mức độ biết nếu như các bạn không thực hành thường xuyên để biến chúng thành công cụ hữu ích cho bản thân. Hi vọng những chia sẻ trên có thể giúp ích cho các em học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện não bộ. Đừng quên ghé thăm WElearn gia sư để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề liên quan đến vấn đề học tập khác nhé. Chúc bạn thành công!