Cà gai leo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả
10/11/2022 3:37:00 PM
Bài viết thực hiện bởi
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền
Vì phải hoạt động liên tục để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể mà gan trở thành cơ quan cần được lưu tâm trong vấn đề giải độc. Và khi nhắc đến vấn đề giải độc, thì chúng ra có hàng hà sa số những dược liệu để giải quyết vấn đề này. Điển hình như atiso – dược liệu quen thuộc, cây kế sữa với chiết xuất silymarin nổi tiếng và nhiều dược liệu có tác dụng “thanh nhiệt, giải độc” khác như mã đề, râu ngô,… Trong đó, có cà gia leo – dược liệu xuất phát từ cây hoang, nay đã được trồng trên hàng chục hecta nhằm cung cấp nguyên liệu cho những sản phẩm giải độc gan đã có trên thị trường hàng chục năm nay. Loài thảo dược này có những đặc điểm gì, công dụng chi tiết về chúng, cũng như những cách dùng để có hiệu quả sẽ được chia sẻ trong bài viết ngay sau đây.
Cà gai leo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng hiệu quả
Mục Lục
1. Cà gai leo là gì?
Cà gai leo là cây thuốc Nam có tên khoa học Solanum procumbens, thuộc họ Cà (Solanaceae). Tùy theo từng vùng mà cà gai leo còn có một số tên gọi khác như chẽ nam (dân tộc Tày), cà gai dây, cà quýnh, cà quạnh, brong goon (dân tộc Bana) và gai cườm.
Người ta tìm thấy cà gai leo mọc hoang ở các tỉnh ở miền Bắc và Huế. Tập trung nhiều nhất ở vùng trung du và đồng bằng các tỉnh Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa và Nghệ An.
Đặc điểm cây cà gai leo
Để nhận diện cà gai leo, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm chính như sau:
- Thuộc cây nhỡ, thân dài từ 60 – 100 cm hoặc hơn, phân chia thành nhiều cành.
- Lá có hình thuôn dài, hơi lượn hoặc khía thùy. Mặt trên lá màu sẫm, mặt dưới nhạt hơn có nhiều lông tơ. Gân chính và cuống lá đều có gai.
- Quả cà gai leo thuộc loại quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 7 – 9 mm. Khi mới ra có màu xanh, khi đã chín có màu đỏ tươi.
- Hoa nhỏ, 5 cánh có màu trắng hoặc tím tùy theo loài.
Đặc điểm của cây cà gai leo
Thu hái và chế biến cà gai leo như thế nào?
Toàn bộ phần thân trên mặt đất bao gồm thân, cành, lá và hoa của cà gai leo đều được sử dụng để làm thuốc. Do đó, thảo dược này có thể thu hái quanh năm. Nhưng tốt nhất là nên thu hoạch lúc cây bắt đầu ra hoa, vì đây là giai đoạn cây có nhiều dưỡng chất nhất.
Vùng trồng dược liệu cà gai leo
Sau khi thu hoạch, cà gai leo được phơi khô hoặc sấy khô ở 50 – 60oC để bảo quản được lâu hơn. Người dân thường dùng cà gai leo ở dạng tươi hoặc đã sấy khô. Trong y học cổ truyền, cà gai leo được vi sao hoặc sao vàng để tăng cường hoạt chất có trong dược liệu.
Thành phần hóa học có trong cây cà gai leo
Thành phần hóa học chính có trong cà gai leo đã được tìm thấy bao gồm flavonoid, saponin steroid, alcaloid solasodin, solasodinon, diosgenin đặc biệt là các hoạt chất glycoalcaloid đã và đang được nghiên cứu trong điều trị bệnh lý về gan.
2. Cà gai leo có tác dụng gì?
Trong Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cà gai leo có vị đắng, hơi the, tính ấm, được dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ và giải độc gan đặc biệt với người dùng nhiều rượu bia. Ngoài ra, khi phối hợp với một số vị thuốc khác, cà gai leo cho thấy hiệu quả trong việc chữa đau mỏi, nhức khớp và các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm họng, hen suyễn.
Trong Y học hiện đại
Sau quá trình tìm tòi, nghiên cứu về cà gai leo, đặc biệt là tác dụng của thảo dược này đối với gan. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy những tác dụng của cà gai leo như sau:
Tăng cường chức năng gan, giải độc và tái tạo tế bào gan
Với những hiệu quả khả quan mà cà gai leo mang lại trong việc chữa trị bệnh lý ở gan mà thảo dược này trở thành đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu hướng đến. Nổi bật trong số đó là công trình nghiên cứu của bệnh viện trung ương quân đội 103, 354 và 115.
Trong quá trình thử nghiệm lâm sàng từ những nghiên cứu trên đã cho kết quả vô cùng ấn tượng. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh lý ở gan như mệt mỏi, đau nhức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, vàng da và niêm mạc giảm rõ rệt sau 2 – 3 tháng sử dụng cà gai leo.
Cà gai leo giảm triệu chứng vàng da và niêm mạc
Bên cạnh đó, tác dụng loại trừ chất độc trong gan cũng được kiểm chứng trên những đối tượng gan nhiễm mỡ, rối loạn chức năng gan, người dùng nhiều bia rượu hay sử dụng thuốc dài ngày gây hại cho gan.
Song song đó, cà gai leo còn giúp tăng cường khả năng tái tạo tế bào gan, giúp đào thải chất độc bảo vệ gan trước sự tấn công của chất độc từ thực phẩm và môi trường bên ngoài.
Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B (viêm gan B mãn tính)
Tiếp sau đó, ở những nghiên cứu sâu hơn trên hoạt chất, các nhà khoa học của Viện Dược liệu Quốc gia đã chỉ ra và chứng minh rằng cà gai leo có tác dụng hiệu quả đối với bệnh nhân có bệnh lý tại gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B.
Hợp chất Glycoalcaloid có trong cà gai leo ức chế sự nhân lên của virus viêm gan B
Cà gai leo tác động lên cả virus viêm gan B ở thể ngủ và thể hoạt động. Ở giai đoạn ngủ, cà gai leo ức chế khả năng hoạt động của virus, đồng thời tăng cường chức năng gan, giúp chúng không chuyển sang thể hoạt động. Khi ở thể hoạt động, hoạt chất Glycoalcaloid có trong cà gai leo sẽ ức chế sự nhân lên của virus, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị viêm gan B.
Do đó, cà gai leo có thể dùng cho những bệnh nhân đang mắc bệnh viêm gan B và cả những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
3. Cách dùng cà gai leo mang lại hiệu quả cao
Vì cà gai leo là thảo dược dễ tìm, mọc hoang ở nhiều nơi tại nước ta. Do đó, cách thức sử dụng thảo dược này được chia theo dạng dùng tương ứng.
Cà gai leo khô
Cà gai leo khô
Bạn sẽ thấy cà gai leo khô (đã qua chế biến) có trong các bài thuốc y học cổ truyền. Một số công thức bạn có thể tham khảo như sau:
Trị viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư
Nguyên liệu:
- Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g
- Dừa cạn 10g
- Chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g.
Cách thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu đi sao vàng, sắc uống mỗi ngày một thang
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
Nguyên liệu cần có:
- Cà gai leo 10g
- Dây gấm 10g
- Thổ phục linh 10g
- Kê huyết đằng 10g
- Lá lốt 10g.
Cách thực hiện: Bạn sao vàng tất cả các nguyên liệu, sắc mỗi ngày 1 thang và dùng liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa chứng ho gà, hen suyễn
Nguyên liệu bao gồm:
- Cà gai leo 10g
- Thiên môn 10g
- Mạch môn 10g.
Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần và uống trong ngày
Bài thuốc giải rượu từ cà gai leo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: cà gai leo khô 100g
Cách thực hiện:
- Sắc cà gai leo với 400ml nước cho đến khi còn lại 150ml thuốc.
- Sử dụng thuốc khi còn ấm và dùng hết trong ngày. Uống cho đến khi tỉnh rượu thì ngưng.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý ở gan
Thường dùng bài thuốc này trong quá trình điều trị viêm gan, xơ gan, rối loạn chức năng gan, gan nhiễm mỡ,…
Nguyên liệu: 35g thân lá cà gai leo.
Cách thực hiện:
- Sắc nguyên liệu đã chuẩn bị với 1 lít nước cho đến khi còn lại 300ml thuốc.
- Chia lượng thuốc này thành 3 phần và dùng trong ngày.
Sản phẩm làm từ cà gai leo
Viên uống là dạng bào chế hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn so với dạng thuốc sắc truyền thống. Hàm lượng cà gai leo trong sản phẩm đã được định liều rõ, giúp theo dõi chính xác lượng thuốc bạn đã dùng.
Bên cạnh đó, viên uống cà gai leo còn tạo thuận tiện trong quá trình sử dụng. Dễ uống và dễ bảo quản. Sản phẩm còn giúp che giấu mùi khó chịu từ thảo dược khác được phối hợp trong công thức.
Ngoài ra cà gai leo còn được bào chế thành nhiều dạng dùng khác như trà cà gai leo, hay cao cà gai leo, phù hợp với sở thích và nhu cầu của mỗi người.
Tùy thuộc vào thể trạng và mục đích sử dụng mà mỗi ngày bạn có thể uống 2 lần, mỗi lần dùng từ 2 – 4 viên. Liều cụ thể bạn cần tham khảo ở nhãn sản phẩm hoặc liên hệ với người có chuyên môn, bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn.
4. Lưu ý khi dùng cà gai leo
- Tìm mua cà gai leo ở nơi uy tín, chất lượng, rõ nguồn gốc, xuất xứ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Không nên sử dụng cà gai leo cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Vì chưa có nghiên cứu đảm bảo an toàn khi sử dụng cho những đối tượng này.
Không nên dùng cà gai leo cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, không nên lam dụng để tránh những hậu quả không mong muốn.
- Để tránh tương kỵ có thể xảy ra, hãy thông báo cho dược sĩ hoặc bác sĩ khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
Dù xuất phát từ cây thuốc mọc hoang, nhưng ngày nay cà gai leo đã được canh tác trên diện rộng, trên hàng chục hecta, nhằm đáp ứng nhu cầu giải độc gan, thanh lọc cơ thể ngày càng cao của thị trường, không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế. Đây thực sự là “chiến binh” đắc lực, giúp bạn bảo vệ và duy trì lá gan khỏe mạnh.
Mong rằng, những chia sẻ trên Nhà thuốc Việt đã giúp bạn có thêm kiến thức về thảo dược tuy dân giã nhưng ẩn trong mình nhiều công dụng quý giá. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh lý cũng như cần tư vấn về thuốc trong quá trình sử dụng sản phẩm liên quan đến cà gai leo, cũng như những bệnh lý tại gan, bạn có thể liên hệ với DƯỢC SĨ của Nhà Thuốc Việt theo các hình thức sau:
– Hotline: 0985508450
– Zalo: 0985508450
– Website:Nhathuocviet.vn
Hệ thống Nhà thuốc Việt
Hơn 15 năm hoạt động trên thị trường dược phẩm, Nhà thuốc Việt luôn tự hào là một trong những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt bán lẻ thuốc) sớm nhất do sở y tế TPHCM cấp phép. Với danh mục sản phẩm đa dạng, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, chúng tôi luôn đảm bảo phục vụ tốt mọi nhu cầu của khách hàng một cách chu đáo nhất.
Địa chỉ:
- Nhà Thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, Tp.HCM
- Nhà Thuốc Việt số 2: 979 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Hệ thống Nhà Thuốc Việt luôn sẵn sàng phục vụ và đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bạn.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!