CUỘC-KHỦNG-HOẢNG-KINH-TẾ-NĂM-2007-2008 – KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007- I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG – Studocu
Mục Lục
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2007-
I. KHÁI NIỆM KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Khủng hoảng tài chính chính là thị trường tài chính bị sụp đổ. Vì các nguyên nhân
cụ thể khiến thị trường tài chính không thể luân chuyển vốn hiệu quả như trước.
Qua đó kéo theo nền kinh tế bị suy thoái. Hay hiểu cách khác khủng hoảng tài
chính là khi các tập đoàn tài chính mất khi khả năng thanh khoản. Điều này kéo
theo sự sụp đổ dây chuyền trong hệ thống tài chính.
II. KHÁI QUÁT CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TRƯỚC ĐÓ
1. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÍN DỤNG NĂM 1772
Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ London và nhanh chóng lan sang phần
còn lại của châu Âu. Vào giữa những năm 1760, Đế quốc Anh trở nên vô cùng giàu
có nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại. Điều
này tạo ra một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến thời kỳ mở rộng tín dụng nhanh
chóng của nhiều ngân hàng Anh.
Nhưng sự quá độ này đã kết thúc đột ngột vào ngày 8 tháng 6 năm 1772, khi
Alexander Fordyce, một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James,
Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức nhanh chóng lan
truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt
đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.
Cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu
vực khác của hâu Âu và các thuộc địa của Anh – Mỹ. Các nhà sử học đã tuyên bố
rằng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng này là một trong những yếu tố then
chốt làm bùng bổ cuộc biểu tình Tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ.
2. ĐẠI KHỦNG HOẢNG 1929 – 1939
Đây là thảm họa tài chính và kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Nhiều người
tin rằng Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929,
và sau đó trở nên trầm trọng hơn bởi các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ.
Khủng hoảng kéo dài gần 10 năm và dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng
lồ, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục và đầu ra sản xuất giảm đáng kể, đặc biệt là ở các Quốc
gia công nghiệp hóa. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào lúc đỉnh điểm của
cuộc khủng hoảng năm 1933.
3. CÚ SỐC GIÁ DẦU OPEC NĂM 1973
Cuộc khủng hoảng này bắt đầu khi các nước thành viên của OPEC (Tổ chức
các nước xuất khẩu dầu mỏ) mà chủ yếu bao gồm các quốc gia thuộc tiểu vương
để mọi thứ trở lại bình thường. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã phải can thiệp để tạo ra các
gói cứu trợ cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất giúp các Quốc gia này
thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.
III. BỐI CẢNH TRƯỚC CUỘC KHỦNG HOẢNG
1. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ MỸ TRƯỚC KHỦNG HOẢNG
a) Tình hình sản xuất kinh doanh
Mỹ có nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới – năm 2005, GDP của Mỹ ước tính
đạt hơn 12 tỉ đô la. Đó là một tổ hợp gồm 20 triệu công ty lớn nhỏ, trong đó có
nhiều công ty xuyên quốc gia với doanh số từ vài chục tỉ đến một hai trăm tỉ đô la.
Các ngành không trực tiếp sản xuất ra hàng hóa gồm thương mại, giao thông vận
tải, ngân hàng đã tạo ra đến 70% GDP, trong khi tỷ trọng của các ngành như nông
nghiệp còn khoảng 3%; các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống như dệt may
tính cạnh tranh không mạnh như trước; ngành ô tô tuy vẫn là ngành quan trọng
nhưng đang có nguy cơ phá sản vì bị cạnh tranh gay gắt về giá bán. Sự phát triển
của nền kinh tế Mỹ gắn liền với sự cạnh tranh buộc các công ty phải luôn năng
động và cải tiến để tồn tại và đi lên. Từ năm 1773 đến năm 2005, nền kinh tế Mỹ
đã trải qua 232 năm với sự cạnh tranh không ngừng và ngày càng quyết liệt
Trong gần hai thập kỷ, kinh tế Mỹ đã phát triển khả quan, trải qua ba chu kỳ rưỡi
lên xuống, ngoại trừ năm 1991 là GDP âm 0,2%, còn lại đều có chỉ số tăng dương,
trong đó có 11 năm đạt từ 3,5 đến 4,5%. Lạm phát được kiểm soát trong khoảng
6,4% (1990) – 2,3% (năm tài chính 2004) so với trên 12% những năm 1970. Năng
suất lao động gần như tăng ổn định, đạt từ 3,4% đến 4% trong bốn năm từ 2000
đến 2004.
b) Cán cân thanh toán
Nước Mỹ thiếu hụt trong cán cân thanh toán tiếp diễn từ năm 1983 và ngày càng ở
mức trầm trọng trước khi diễn ra cuộc đại suy thoái kinh tế giai đoạn 2007-
Trước năm 1993, tỉ lệ thiếu hụt GDP dưới 1%; từ năm 2000 tỉ lệ này tăng lên trên
3% ở mức mà các nhà trên kinh tế thường cho là có vấn đề nghiêm trọng. Nhưng
thay vì được điều chỉnh, tỉ lệ thiếu hụt vào năm 2005 và 2006 vượt lên trên 5%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ chiếm khoảng 25% GDP, là mức không phải
cao trên thế giới, nhưng giá trị tuyệt đối là rất lớn. Ví dụ, hàng năm Mỹ nhập khẩu
72-76 tỉ đô la hàng dệt may, 15 tỉ đô la giày dép, 25-27 tỉ đô la đồ gỗ Nếu tính theo
giá trị tuyệt đối, năm 2006 cán cân thanh toán của Mỹ thiếu hụt lên tới 721 tỉ USD.
c) Thị trường chứng khoán Đặc trưng của kinh tế Mỹ là có một thị trường
vốn rất phát triển.
Thị trường chứng khoán Mỹ có tổng giá trị lên đến 33,4 ngàn tỉ đô la, tức gấp gần
ba lần GDP của một năm. Riêng giá trị của thị trường chứng khoán New York đã là
20 tỉ đô la, với hơn 2 công ty niêm yết, giao dịch có ngày lên đến hơn 2,
bão hòa theo đúng quy luật của thị trường, kẻ bán nhiều hơn người mua, thì việc
quả bóng bất động sản xì hơi là điều tất yếu.
IV. BỐI CẢNH KHI XẢY RA KHỦNG HOẢNG NĂM 2007-
Sự phát triển bùng nổ của Internet vào cuối thể kỉ 20 đã dẫn đến hiện tượng bong
bóng Dotcom. Dotcom dùng để chỉ các công ty hoạt động kinh doanh trên mạng
Internet với tên miền là “.com” ở cuối.
Cơn sốt hạ nhiệt vào cuối tháng 10/2002. Giá trị cổ phiếu chạm đáy, nhiều công ty
đang làm ăn không có lãi, Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế và làm trì truệ kinh tế toàn
cầu. Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất từ 6,5% ở năm 2000 xuống chỉ còn
1% vào năm 2003.
Thời điểm đó, các ngân hàng Mỹ đã cho vay thế chấp mua nhà cho những đối
tượng có rủi ro về khả năng trả nợ. Sau vài năm, lãi suất được tăng lên, khiến các
đối tượng vay ko có khả năng trả nợ, dẫn đến vỡ nợ. Điều này đã làm cho tình
trạng nợ tín dụng tăng, giá nhà đất chạm đáy, thị trường chứng khoán sụp đổ,giảm
điểm nhanh chóng, hệ thống ngân hàng lao đao, thất nghiệp tăng cao. Đỉnh điểm là
ngày 15/9/2008, Ngân hàng Lehmon Brothers – một trong những ngân hàng lớn
nhất thế giới, đã đệ đơn xin phá sản với khoản nợ lên tới 619 tỷ USD.
Hoa Kỳ chính thức bước vào cuộc khủng hoảng tài chính.
V. NGUYÊN NHÂN CUC KHNG HONGỘỦẢ
Sự sụp đổ của bong bóng nhà đất Mỹ, đạt đỉnh điểm vào năm tài chính 2006-2007,
là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính nàyưng khi rà soát lại kỹ
hơn, thì tất cả thực ra bắt đầu sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Khi nền
kinh tế Mỹ bước vào thời kỳ suy thoái, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi
suất xuống 1%. Vì lãi suất quá thấp, nên các nhà đầu tư từng mua tín phiếu Kho
bạc Mỹ đã không hài lòng, họ bắt đầu tìm kiếm các lựa chọn đầu tư khác. Các ngân
hàng đầu tư ở Hoa Kỳ đã nhận thức được tình hình này và bắt đầu áp dụng một số
thủ thuật tài chính cho các khoản thế chấp. Các khoản thế chấp lần đầu tiên được
chứng khoán hóa thành chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp là MBS (Mortgage
Backed Securities ), một dạng chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản bởi các
ngân hàng đầu tư ở Hoa Kỳ. MBS là một loạt các khoản thế chấp khác nhau nằm
rải rác theo các khu vực địa lý để tăng tính đa dạng hóa và qua đó cũng giảm thiểu
rủi ro. Sự gia nhập của các công ty bảo hiểm với hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng
CDS ( Credit Default swaps) để đảm bảo các khoản vay rủi ro và các tổ chứ xếp
hạng tín dụng với thang xếp hạng tín dụng credit score để đánh giá về rủi ro, chất
lượng tín dụng, khả năng trả nợ. sự tham gia này đã tạo ra mạng lưới giao dịch
chằng chịt để kiếm thêm tiền hoa hồng mà cũng đầy kẽ hở. Nhìn chung thì cuộc
khủng hoảng tài chính 2008 là do nguyên nhân chính trên. Nhưng thực ra chúng ta
cần nhìn góc rộng ra hơn nữa, nó là sản phẩm của hàng tá yếu tố góp phần thúc đầy
khủng hoảng.
1. CÁC CƠ QUAN XẾP HẠNG
đã cố gắng hết sức để tối đa hóa khối lượng cho vay. Các nhà thẩm định nhà cũng
làm như vậy. Các chủ ngân hàng đã được trả những khoản tiền vô lý để đảm bảo
các khoản thế chấp dưới chuẩn xấu. Các cơ quan xếp hạng thu lợi bằng cách phân
loại các chứng khoán xấu như một loại đầu tư. Và các chính trị gia tìm cách trở nên
nổi tiếng bằng cách buộc các ngân hàng cho vay tiền, đối với những thành phần bất
tín nhiệm của họ.
- GIÁ DẦU CAO
Bắt đầu với hai lệnh cấm vận dầu mỏ vào những năm 1970, các nước sản xuất dầu
bắt đầu tích lũy trữ lượng khổng lồ cái gọi là đồng đô la dầu mỏ, sau đó được tái
chế trở lại hệ thống tài chính của Hoa Kỳ. Tình hình này đã gây áp lực buộc các
ngân hàng và các loại hình công ty tài chính khác phải dồn tiền vào hoạt động theo
những cách ngày càng cận biên, chẳng hạn như các khoản thế chấp dưới chuẩn.
6. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ BỊ PHÁ VỠ
Một trong những nguyên nhân khủng hoảng tài chính 2008 là sự mất cân bằng
thương mại giữa các thế giới đang phát triển và phát triển. Bằng cách giữ cho đồng
tiền của các nước đang phát triển giảm giá một cách giả tạo so với đồng đô la Mỹ
(được thực hiện bằng cách mua đô la), các quốc gia hướng tới xuất khẩu như Trung
Quốc đã tích lũy được lượng dự trữ đô la khổng lồ. Giống như dầu mỏ của những
năm 1980 và 90, những khoản tiền này sau đó được tái chế trở lại hệ thống tài
chính của Hoa Kỳ. Để sử dụng số tiền này, các công ty tài chính không có lựa chọn
nào khác ngoài việc hạ thấp các tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành.
VI. HẬU QUẢ, ẢNH HƯỞNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH MỸ
Cuộc khủng hoảng có tác động xấu, rộng và sâu trên nhiều lĩnh vực của Mỹ, khiến
Mỹ bước vào thời kì tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ thập niên 1930
-
Từ tháng 1 đến tháng 9/2008 có 84 người lao động bị mất việc, trong vòng
2 năm, con số đã lên tới 8tr người , 2,5tr doanh nghiệp phá sản và hơn 4tr ngôi nhà
bị thu hồi, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản, trong đó có
3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ là General Motors, Ford Motor và Chryster
LLC. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm
liên tục, đẩy kinh tế Mỹ tới nguy cơ giảm phát. -
Từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2008, thị trường chứng kiến sự sụp đổ của các
ngân hàng đầu tư Bear Stearns, Dow Jones giảm 2000 điểm. Tháng 9/2008, chỉ
trong vòng 10 ngày liên tiếp các ngân hàng Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman
Brothers và AIG tiến đến bên bờ phá sản. Sau đó 10 ngày, Washington Mutual tạo
nên vụ phá sản ngân hàng đình đám với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đô la.
Các ngân hàng hàng đầu thế giới đều tuyên bố phá sản hoặc bị bán rẻ cho nước
ngoài -
GDP của Mỹ tăng trưởng âm 6,2% trong quý 4/2008. Đây là mức sụt giảm
mạnh nhất của kinh tế Mỹ kể từ 1982, mức tăng trưởng GDP chỉ đặt 1,1%, mức
thấp thứ 2 kể từ mức thấp nhất năm 2001 ( năm xảy ra thảm kịch khủng bố 11/9)
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu,
cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Chính vì vậy, bong
bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương
tự như các tổ chức tài chính của Mỹ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính
nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Nhiều ngân hàng của Anh
đã gặp khó khăn về vấn đề tiền mặt. Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock
– ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, sau khi mất thanh khoản nghiêm trọng do
thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản , đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung
ương Anh. Nhà đầu tư ùn ùn kéo đến rút tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản
tập đoàn ngân hàng này.
Biểu đồ cho thấy sự sụt giảm giá cổ phiếu
của Northern Rock vào giữa cuối năm 2007.
Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang
năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2
công ty riêng biệt.
Ngân hàng Halifax bank đã sáp nhập với ngân hàng LOYDS TSBdo thua lỗ nặng
trong việc cho vay thế chấp BDS.
Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society,
Alliance & Leicester Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải
chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Tại Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay
quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm còn 2,2% và đến năm 2009 giảm mạnh
xuống -7%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này.
Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của
ngân hàng này sụt ghê gớm, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 Năm 2008 giảm tới 99% so
với giá đỉnh cao vào năm 2007.
Vào năm 2009, khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh
tế đầu tiên kể từ ngày thành lập:
Dữ liệu khảo sát khu vực châu Âu làm chỉ số về nhu cầu nhà ở
(Sources: European Commission and ECB calculations)
Thị trường nhà đất châu Âu cũng đáng báo động với những dấu hiệu lặp lại
bi kịch tương tự như thị trường nhà đất Mỹ.
Thị trường cổ phiếu Châu Âu cũng lao dốc.
Biểu đồ giá dầu thế giới tính từ ngày 3/12/2007 đến ngày 15/12/
Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán
nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị
tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền
này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác , gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ,
Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá hơn 40% kể từ đầu
năm 2008 và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi
suất và bơm tiền vào hệ thống tài chính.
Ảnh hưởng đối với Việt Nam
Tiêu cực
Về thương mại , hoạt động sản xuất phục vụ cho xuất khẩu gặp khó
khăn. Trong đó các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật là những thị trường truyền
thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt Nam đang bị khủng hoảng, do mức sinh
hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi người phải cắt giảm chi tiêu, mức độ
mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu. Có thời điểm nông sản xuất khẩu giảm
mạnh so với thời điểm giá cao nhất trong năm: Gạo đã giảm 58%, Cao su giảm
48%, Cà phê giảm 24%… cả những tháng đầu năm 2009 so với 2008. Tổng kim
ngạch xuất khẩu Nông, Lâm,Thủy sản… giảm 15%.
Tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại và mọi tầng lớp dân cư của Việt
Nam đều chịu ảnh hưởng , trong đó tầng lớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng
trực tiếp
Về hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ, tuy cuộc khủng hoảng chưa có
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng, nhưng cũng có tác động tới thị
trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ tháng 9/2008. Sự suy thoái của thị trường
chứng khoán đã kéo theo giá cổ phiếu của các cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn
HOSE và HASTC đồng loạt giảm mạnh. Giá trị vốn hóa của thị trường tính tới
thời điểm ngày 30/6/2008 chỉ còn 222,843 tỷ. VN-Index tại thời điểm 30/6/2008 so
Du lịch quốc tế vào VN giảm , kéo theo dịch vụ giảm .. giảm nguồn thu
ngoại tệ cho cán cân vãng lai.
Tích cực
Việc thu hút vốn đầu tư có nhiều thuận lợi do dòng vốn trên thế giới sẽ
tập trung vào những nước có môi trường kinh doanh và chính trị ổn định – Việt
Nam hội tụ đủ cả hai yếu tố này.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu tăng do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam có nhiều lợi thế so sánh như hàng dệt may…; nhập khẩu có thể chọn lọc do
nhiều nước trên thế giới phải bán các mặt hàng, công nghệ do kinh tế đi xuống.
Bên cạnh đó, việc giảm các loại nguyên vật liệu này tuy gây khó khăn cho nền
kinh tế nhưng cũng tác động tích cực tới nền kinh tế như: Hạn chế lạm phát;
xăng dầu giảm dẫn tới chi phí vận chuyển và giá của nhiều loại vật liệu xây
dựng như sắt, thép, xi măng, cát, đá… cũng giảm, góp phần thúc đẩy thị
trường bất động sản hồi phục sau một thời gian “đóng băng” một phần do
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên.
Cơ cấu và tăng trưởng xuất khẩu
VIII. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG
Một là , khủng hoảng lần này rõ ràng bắt nguồn trực tiếp từ việc chính phủ Mỹ
và các chính phủ khác ở các nước phát triển đã xử lý sai lầm quan hệ giữa nhà
nước và thị trường , trao quá nhiều quyền cho cơ chế thị trường tự do, buông lỏng
sự quản lý và giám sát điều hành của nhà nước. Ở Mỹ, Cục Dự trữ liên bang đã thả
lỏng tín dụng trong một thời gian dài cho sự bùng nổ thị trường bất động sản; thị
trường ảo và kinh tế “bong bóng” đã tự do phi mã đến lúc vỡ tung ra. Chính phủ
Mỹ và Cục Dự trữ liên bang đã đánh giá quá thấp nguy cơ bùng nổ của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu khi quá tự tin các tổ chức tài chính lớn sẽ
không rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc sắp mất khả năng
thanh toán. Lỗi quan trọng ở đây là “quá ít nhà nước, quá nhiều thị trường tự
do”. Đã được minh chứng qua bảng dưới đây:
Hai là , sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra, chính phủ Mỹ và
chính phủ các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng vào
cuộc , tìm mọi giải pháp có thể để khắc phục hậu họa của nó: Hoa Kỳ, Liên minh
châu Âu (EU), Nhật Bản và nhiều nền kinh tế trên thế giới đã phải phối hợp sử
dụng nguồn lực tài chính chưa từng có và tất cả những biện pháp mạnh nhất để hỗ
trợ thanh khoản, ứng cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ. Các nhà quản lý của 20
nền kinh tế hàng đầu thế giới đã nhất trí đồng thuận với kế hoạch sử dụng
hàng ngàn tỉ USD nhằm khơi thông dòng chảy thương mại vực dậy đà tăng
trưởng của kinh tế thế giới. Các gói cứu trợ và kích thích kinh tế khổng lồ của
các nước đã được thực thi. Gói cứu trợ của Mỹ lên tới hơn 2 tỉ USD, Anh 850
tỉ, EU hơn 200 tỉ, Nhật Bản 255 tỉ, Hàn Quốc 141 tỉ…
Với tất cả các giải pháp can thiệp mạnh và sự quyết tâm lớn, nền kinh tế của Mỹ
và các nước khác đã có những bước chuyển biến theo chiều hướng khả quan, tín
hiệu kinh tế phục hồi ở các nước đều nhanh hơn dự tính.
IX. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG
Các giải pháp của Chính phủ Mỹ và Cục dự trữ liên bang thực hiên nhằm giảị
quyết khủng hoảng và duy trì ổn định thị trường tài chính.