CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
I. CÔNG NGHIỆP VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
1. Công nghiệp: là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động:
– Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào.
– Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp.
– Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng.
2. Sản xuất công nghiệp: là sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được “chế tạo, chế biến, chế tác, chế phẩm” cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kĩ thuật.
II. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
1. Vai trò
Công ngiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì:
– Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
– Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.
– Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội.
– Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng.
– Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước.
2. Đặc điểm
a) Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động ⟶⟶ Nguyên liệu.
– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu ⟶⟶ Tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
– Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b) Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
– Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c) Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng
– Dựa vào tính chất tác động vào đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
– Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).
+ Công nghiệp nặng (nhóm A): sản phẩm phục vụ cho sản xuất.
+ Công nghiệp nhẹ (nhóm B): sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
1. Vị trí địa lí
– Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị… ⟶⟶ lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Nhân tố tự nhiên
Đây là nhân tố quan trọng, góp phần tạo nên thuận lợi hoặc gây khó khăn cản trở cho sự phát triển công nghiệp.
– Khoáng sản: Chi phối tới quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
– Khí hậu và nước: vừa tác động trực tiếp vừa tác động gián tiếp.
– Đất, rừng, biển:
+ Đất: tạo mặt bằng để xây dựng xí nghiệp.
+ Rừng, biển: cung cấp nguyên liệu…
3. Nhân tố kinh tế – xã hội
– Dân cư – lao động: Trình độ lao động cho phép phát triển và phân các ngành công nghiệp phù hợp.
– Tiến bộ khoa học – kĩ thuật: Cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên, phân bố các ngành công nghiệp hợp lí; Nâng cao năng suất, chất lượng…
– Thị trường: Tác động tới hướng chuyên môn hóa sản phẩm.
– Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp.
– Đường lối chính sách: định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển./.