CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

1. Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo ra những cử nhân:

  • Có kiến thức và kỹ năng làm việc về nguyên phụ liệu và tạo ra sản phẩm thực phẩm, có khả năng kiểm tra, kiểm soát và quản lý chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm thực phẩm; Biết vận dụng quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật thích hợp để tham gia sản xuất chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm; Tham gia hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

  • Cử nhân theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tiếng Anh giao tiếp tương đương trình độ B hoặc TOEIC 400 cũng như có trình độ tin học căn bản, tin học phục vụ cho các công việc xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm. Sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lập luận – giải quyết vấn đề để có thể thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc có tính chất khác nhau trong sản xuất thực tế.

Hình 1: Công nghệ thực phẩm –  ngành học giàu tiềm năng

2. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm có thể đáp ứng các khả năng sau:

  • Sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị cơ bản của phòng thí nghiệm trong phân tích các chỉ tiêu hóa lý và chế biến các sản phẩm thực phẩm;

  • Kiểm tra, tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào; bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất;

  • Tham gia sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm;

  • Tham gia vận hành, sửa chữa, bảo trì dụng cụ, thiết bị, máy móc trong sản xuất;

  • Tham gia kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng thực phẩm;

  • Tham gia hỗ trợ trong cải tiến; phát triển sản phẩm mới;

  • Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp, có khả năng lập luận, giải quyết vấn đề để thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc khác nhau trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm. Cụ thể:

  • Nhân viên kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm thực phẩm ở các vị trí trong nhà máy chế biến thực phẩm: kho nguyên liệu đầu vào, trực tiếp trên dây chuyền sản xuất, tại kho bán thành phẩm và thành phẩm;

  • Nhân viên tham gia sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm;

  • Nhân viên bảo quản nguyên liệu nông sản và các sản phẩm thực phẩm;

  • Nhân viên tham gia hỗ trợ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

– Sự nghiệp lâu dài

  • Quản lý sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm: Tổ trưởng, Trưởng phòng QA, Trưởng ca sản xuất, Quản đốc phân xưởng hoặc các vị trí cao hơn;

  • Quản lý lĩnh vực kiểm tra và kiểm soát chất lượng thực phẩm;

  • Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm mới;

  • Quản lý kinh doanh và phân phối các loại phụ gia, nguyên liệu, sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm;

  • Làm chủ cơ sở sản xuất thực phẩm vừa và nhỏ.

4. Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao

  • Thời gian đào tạo: 3 năm. Tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.

  • Sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học.

  • Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước với chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm hoặc các ngành tương đương như: Công nghệ sau thu hoạch, Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Bảo quản nông sản thực phẩm, Bảo quản nông sản thực phẩm và vi sinh thực phẩm.

5. Nội dung chương trình

Ngành công nghệ thực phẩm được xây dựng trên sự tích hợp kiến thức thể hiện theo sơ đồ sau đây:

Hình 2: Nội dung chương trình đào tạo

6. Cơ sở vật chất

Hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn đào tạo, trang bị những thiết bị hiện đại:

Phòng thực hành chuyên ngành hữu cơ;

Phòng thực hành vi sinh;

Phòng thực hành đánh giá cảm quan thực phẩm;

Phòng thực hành phân tích chuyên ngành;

Các xưởng chế biến thực phẩm.

Hình 3: Hệ thống các phòng, xưởng thực hành 

7. Các hoạt động và thành tích nổi bật

Hình 4: các hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên

8. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh

  • Địa chỉ: Khoa Công nghệ Hóa học (D1.03) – Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM

                      20 Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM.

  • Số điện thoại: 0982 527 885 

  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 028 3731 2370  –  091 5533 130

  • Email: [email protected]

  • Website: http://cnhh.hitu.edu.vn/

  • Fanpage: https://www.facebook.com/khoacnhhvathucpham.hitu