CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
- Mục tiêu đào tạo
Ngành Điện Tử Công Nghiệp đào tạo ra những kĩ thuật viên:
- Có kiến thức chuyên sâu và kĩ năng thực hành thành thạo trong lĩnh vực Điện tử
- Có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến: Thiết kế, thi công, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống máy móc thiết bị điện tử hiện đại, các dây chuyền sản xuất tự động, và các hệ thống điều khiển trong công nghiệp.
- Chuẩn đầu ra
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Điện Tử Công Nghiệp có thể đáp ứng các khả năng sau:
. Có trình độ tin học tương đương trình độ B và trình độ Tiếng Anh tương đương 400 điểm chuẩn TOEIC
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện, điện tử điều khiển cho các hệ thống trong công nghiệp sản xuất như: Băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, mạch quảng cáo (quang báo).
- Thiết kế, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa được các thiết bị điện tử công nghiệp như: Bộ nguồn, bộ điều nhiệt, bộ ổn áp máy phát điện (AVR), máy sạt bình, bộ biến tần, UPS, máy hàn, máy xi mạ, mạch điện inverter của các thiết bị điện như nồi cơm điện tử, bếp điện từ, máy giặt, máy điều hòa không khí, máy tập thể dục thể hình.
- Thiết kế chế tạo board mạch điện tử, lập trình cho vi điều khiển, thiết kế hệ thống cảm biến, đo lường và điều khiển bằng máy tính đáp ứng các yêu cầu điều khiển trong công nghiệp.
- Lập trình cho các bộ điều khiển lập trình vi điều khiển, PLC, Logo, bộ biến tần, điện khí nén ứng dụng vào điều khiển các máy móc, dây chuyền sản xuất của công ty, nhà máy, xí nghiệp.
- Lựa chọn được các linh kiện, cụm linh kiện, hệ điều khiển, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch Điện – Điện tử.
- Đọc thi công các mạch điện tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Đề xuất và thực hiện các giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng cho các thiết bị và hệ thống Điện tử công nghiệp;
- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
- Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp
Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp:
- Nhân viên thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử;
- Nhận lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, điện tử cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ quan nhà nước.
- Nhân viên thiết kế lắp đặt dây chuyền sản xuất tự động trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, nhà máy theo yêu cầu.
- Vị trí công việc: Trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật
Sự nghiệp lâu dài:
- Chuyên viên tư vấn lắp đặt máy móc thiết bị điện chodoanh nghiệp trong và ngoài nước, cơ quan nhà nước.
- Tổ trưởng sản xuất, Quản đốc phân xưởng, Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng bảo trì.
- Làm Giảng viên hoặc Giáo viên tại các Trường, Trung tâm có dạy nghề.
- Tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao
- Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
- Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ kỹ thuật điện tử, Công nghệ cơ điện tử, Công nghệ tự động điều khiển, Điện khí hóa và cung cấp điện, Công nghệ điện tử truyền thông.
- Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với các chuyên ngành: Công nghệ kỹ Thuật điện tử, Điện Tử điện tử công nghiệp, cơ điện tử, tự động điều khiển, điện khí hóa và cung cấp điện, nhà máy điện, thiết bị điện.
- Nội dung chương trình
Ngành Điện tử công nghiệp được xây dựng trên sự tích hợp của ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, Tự động hóa. Vì vậy, sinh viên ngành Điện tử công nghiệp được đào tạo với khung chương trình giảng dạy được tóm tắt cơ bản như sau:
Hình 1. Tóm tắt nội dung chương trình giảng dạy ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử
(Chuyên ngành: Điện tử công nghiệp)
- Cơ sở vật chất
- Hệ thống các phòng học đạt tiêu chuẩn đào tạo, thư viện và ký túc xá hiện đại.
- Phòng máy tính thiết kế vẽ mạch in.
- Phòng thực hành Điện tử cơ bản
- Phòng thực hành Điện tử nâng cao.
- Phòng thực hành Kỹ thuật số.
- Phòng thực hành Điện tử công suất.
- Phòng thực hành FPGA.
- Phòng thực hành Vi điều khiển.
- Phòng thực hành Trang bị điện.
- Phòng thực hành Lập trình PLC.
- Phòng thực hành Điều khiển khí nén.
Hình 2: Các mô hình thực hành bộ môn Điện tử công nghiệp
- Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành
Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với các doanh nghiệp để cập nhật chương trình đào tạo sát với thực tiễn nhằm đào tạo sinh viên ra trường đáp ứng với nhu cầu xã hội.
Sinh viên luôn đạt các giải cao trong các cuộc thi về kỹ thuật:
- Đoạt danh hiệu Robot tự động tốt nhất trong cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2010.
- Giành giải 3 trong cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2013
- Sinh viên đạt các giải cao trong cuộc thi tay nghề toàn quốc về điện tử
Đội ngũ giảng viên liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một một môi trường chuyên nghiệp và năng động.
Hình 3: Các hoạt động của thầy và trò bộ môn Điện tử công nghiệp
- Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh
- Địa chỉ: Khoa Điện – Điện Tử – Trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM
- Số 20 Tăng Nhơn Phú – Phường Phước Long B – Thành phố Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0283.7313631 – bấm tiếp số nội bộ (28)
- Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
- Email:[email protected]
- Website:ddt.hitu.edu.vn