CƠ SỞ VĂN HÓA Việt Nam – CƠ SỞ VĂN HÓA Khái niệm văn hóa Suốt quá trình hình thành và phát triển của – Studocu
Mục Lục
CƠ SỞ VĂN HÓA
Suốt quá trình hình thành và phát triển của con người đều gắn liền với văn hóa từ những bước đi đầu tiên. Tuy vật, khái niệm văn hóa độc lập đã có từ khi ấy nhưng có thể nói rằng văn hóa đã có mặt từ rất sớm từ các thời cổ đại, trong các ngôn ngữ của các nền văn minh Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp.
Ở phương Đông, từ văn hóa xuất phát từ tiếng hán, “văn” là vẻ đẹp còn “hóa”là “ biến đổi”, “biến hóa”. Kết hợp chúng lại sẽ là “ làm cho đẹp, trở thành đẹp đẽ” ở phương Tây, từ “văn hóa” xuẩ hiện vào khoảng thế kỷ III TCN, nó gắn với sản xuất nông nghiệp. Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ từ “Cultus” mang nghĩa là trồng trọt, vun trồng. Sau đó mở rộng thành Cultus animi để trở thành từ mang ý nghĩa về sự vun trồng trí tuệ, tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn con người. Suốt quá trình hình thành lịch sử, khái niệm văn hóa dần phong phú hơn về nội hàm và dùng để chỉ những khái niệm và hiện tượng hết sức khác nhau.
Theo UNESCO, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sốn, nhwunxg queyefn cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đemm lại cho con người khả năng suy xét về bản thân.
Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, cóc óc phê phán và dấn thân một cách có đạp lý. Chính nhờ có văn hóa mà con người có thể tự thể hiện. Tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không mệt mỏi những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”
Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, luật pháp khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở mặc và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Bởi vậy, văn hóa sẽ được hiểu là toàn bộ những gì con người sáng tạo và phát minh ra, là “ bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Văn hóa là tổng thể sản phẩm do con người sáng tạo ra bao gồm vật chất và tinh thần, dùng để ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Những ứng xử đó nhằm phân biệt ( sự khác nhau/ khác biệt) giữa cá nhân này với cá nhân khác, nhóm người này với nhóm người khác, cộng đồng người này với cộng đồng người khác, dân tộc này với dân tộc khác và khu vực này với khu vực khác
UNESCO chia văn hóa thành 2 dạng : văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là văn hóa có thể nhìn thấy như đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, nhà sàn vv. Văn hóa phi vật thể là các biểu hiện tượng trưng và không sờ thấy được của văn hóa được lưu truyề và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi: ca nhạc, ngôn ngữ, y dược cổ truyền, lễ hội, bí quyết, truyền thống văn chương truyền miệng,…
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
Theo quan điể của nhóm tác giả do Trần Quốc Vượng cấu trúc của văn hóa gồm có
+ Văn hóa sản xuất: nhìn từ góc độ lao động sản xuất- nền tảng sự sống của cộng đồng, sự hiện ở Việt Nam tiêu biểu cho nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tòn và phastt riển của nó là đồng bằng sông nước tựa núi và tiếp biển. Không ian sinh tồn cụ thể và độc đáo này đã đảo luyện nên tâm lí hóa thân vào đồng đấ và mở rộng bờ cõi với hướng chạy dọc theo các đồng bằng.
Tiêu biểu là việc trồng lúa, với những hiểu biết về địa hình và thời tiết nơi trồng, người Việt Nam đưa cây lúa lên cao, vào bãi, lên nương và nhờ mưa để có đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng, bên cạnh đó cũng được trồng nơi đất trũng để về mùa khô, ủng ngập giảm đi, nó vẫn sống được. Một loạt những chứng tính khảo cổ học như quy mô của những ngôi nha,f kích cỡ của các đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, phong tục mai táng đã almf nổi bật lên vi jtris của gia đình nhỏ như một đơn vị sản xuất cơ bản. Mối quan hệ về quyền sử dụng của cá nhân à quyền sở hữu của làng xã đối với ruộng đất, mối uan hệ tự nhiên giữa các gia đình làng xóm dối với đối tượng và phương thức sống chính là đất đai- là động lực phát triển sản xuất suốt chiều dài lịch sử đất nước. Có cả các làng nghề thủ công trueyenf thống như đúc đồng, nung gốm, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát được hfinh thành và phastt riển đạt đến một số đỉnh cao về kĩ năng và nghệ thuật. Mỗi công xã nông thôn đều gắn bó chặt chẽ với ruộng vườn, làng xóm hay làng nghề đặc trưng. Các nghề thủ công chủ yếu chỉ làm vào thời kì nông nhàn, tháng ba ngày tám.
Mô hình sản xuất làng nghề được sinh ra và thích hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng, tận dụng thời gian và sức lao động dư thừa, nâng cao mức đống của các hộ nông dân thuần túy.
+ Văn hóa vũ trang:
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền – thạo thủy chiến và dùng dân binh hỗ trợ quân binh. Hình những đoàn thuyền chiến được kahwsc trên trống đồng, tahp đồng Đông Sơn cho biết những con thuyền này ận động chủ yếu trên các mặt sống và en biển, mang tính chất phòng thủ tự vệ hơn là dùng để vượt biển trong các cuộc viễn chinh. Với điều kiện địa hình cà casv song ngòi miền bắc nước ta thì giao thông bằng đường thủy thuận tiện hơn cả. Điều kiện khách quan đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời, phastt riển kĩ thuật à phuowngt iện cheiens đấu sông nước.
Không gian sinh tồn mà người Việt tạp dựng là một miền đất có vị trí ngã ba của các đường giao lưu, tieoes cúc văn hóa và tộc người và cũng là mieefdn đất có nhiều đặc sản hiếm quý hấp dẫn người tư fphuowng khác. Lịch sử đã sắp xếp quê hương người Việt bê cạnh một cộng đồng tộc người lớn gấp bội, ở phương bắc có thiên hướng bành trướng. Yếu tố xã hội khách quan này bhuoocj Việt Nam phải tận dụng tối đa sức mạnh của cả cộng đồng để tồn tại và phát triển. Khi có biến động ngoài quân đội thừng trực với sức chiến đấu có hạn thì phải động viên tối đa sức mạnh của toàn dân.
Khi phân tích các ngôi mộ thuộc tầng lớp bình dân hay quý tộc, ngoài đồ dùng sinh hoạt và trang sức cá nhan còn có cả vũ khí và công cụ sản xuất được chôn theo : lưỡi cày- bên cạnh lưỡi rỉu xéo, lưỡi đục- bên cạnh ngọn giáo. Đó là những minh chứng sống động về ý thức thường trực trong thế ứng xử của người Việt : lao động và đấu tranh, dựng nước song hành cùng giữ nước là hai mặt cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng
+ Văn hóa sinh hoạt:
Ăn, mặc , ở là điều kiện sống tiên quyết để lao động và sản xuất, alf động cơ và mục đích của lao động sản xuất. Những phương tiện avf phương thức sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, ở, đi lại được thể hiện trong các mon ăn, đồ mặc, nhà ở, đồ dùng. Nó được quy định avf trở thành lối sống cho từng cộng đồng, gia đình và cá nhânm
Người Việt ban đầu cư trú trên các đồi đất cao dọc hai bên những con sống hoặc quanh các đầm hồ, cũng như các cồn cát cao ven biển và thường là ở ngã ba những con sông, nơi hội tụ của gnuoofn thức ăn, thuy san và đầu mối giao thông nối liền và tỏa đi các hướng. ở mỗi một tiểu vùng nổi lên một, hoặc vài ba trung tâm được xem như là những điểm cư trú hạt nhân có sức hút quy tụ các điểm dâ cư khác hoặc như những điểm xuất phát, phân nhánh theo các địa điểm cư trú nhỏ hơn. Quy mô của mỗi khu di tích thường khoảng vài ba hecta, trong đó cư trú vào chục hộ gia đình với số dân khaonrg vài trăm người. Thường là một đơn vị cư trú như vậy gồm các ngôi nhà ở mỗi hộ gia đình nhỏ và có một ngôi nhà lớn dfung để sinh hoạt cung cho cả cộng đồng.
Nhờ các di tích kair cổ, ta biết người Việt cổ dùng gạo nếp và gạo tẻ làm lương thực hàng ngày, biết ăn các xương động ật lớn hay thủy sản. Họ biết sử dụng nồi để đun nấu phù hợp số lượng thành viên gia đình, ăn chung và chia sẻ thức ăn.
Người Việt làm đẹp bằng cách để tóc ngắn, tết bím hay búi củ hành. Đàn ông cởi trần, đóng khố, đàn bà mặc vá và áo ngắn. Đời sống tinh thần gồm những tiết mục âm nhạc, nghệ thuậ tạo hình, ca múa, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh tư duy là những mảng hết sức nổi bật. Đó là cái chuốt, cái tinh, cái thần ở phương diện thẩm mĩ khi thể hiện cảm xúc về cái đẹp với phong cách chung là mềm mại, dịu nhẹ, trầm lắng
Do điều kiện tự nhiên mà cư dân sống vừa ưu ái vừa hà khắc, êm ả và dữ dằn nên sinh ra một cảm uan nước đôi, một thứ lưỡng tính nhất thể, dung hóa mạnh hơn loại trù, khoan hòa hơn la fthuf nghịch. Các cư dân trong cộng đồng luôn tuân theo một hết thống các lệ làng gọi là hương ước – hệ thống luật tục. Hương ước hàm chứa những điều giáo huấn về một lối sống gọi là thuần phong mĩ tục. Nó đề ra các hình thức trừng phạt đối với những việc làm trái với lệ làng và đề ra những hình thức khe thưởng. Hương ước xây dựng trên cơ sở những môi quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng lãng xã với nhau, giũa mỗi thành viên với coongjd dồng, ko đối lập với pháp luật nnhà nước mà tồn tại song song.
Một quan niệm khác về cấu trúc của hệ thống văn hóa
văn hóa thường được chia đôi thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, cũng có thể chia ba thành văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần; vật chất-tinh thần-nghệ thuật; sinh hoạt kinh tế- xã hội- tri thức…
từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố cơ bản: mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người ( chủ thể văn hóa) nhất định. Trong quá trình tồn tại và phát triển, chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người – đó là 2 vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức
tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng, nó bao gồm 2 vi hệ lf văn hóa tổ chwusc đơi sống tập thể ( ở tầm vĩ mô nhuw tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị) và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân ( liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, tôn giáo, pphog tục, giao tiếp, nghẹ thuật
cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với môi trường tự nhiên ( khí hậu, thiên nhiên) và môi trường xã hội ( các dân tộc quốc gia khác). Bởi vậy caais trúc văn văn hóa chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với môi trường đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng : tận dụng môi trường ( tác động tích cực) và ứng phó với môi trường ( tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên có thể tận dụng để ăn uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày; đồng thời phải ứng phó với thiên tai, với khaonrg cách, khí hậu và thời tiết. Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng taanjj dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang đẻ làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao
Văn hóa nhận thức gồm nhận thức về vũ trụ và nhận thức về con người
Văn hóa tổ chức cộng đồng gồm tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời sống cá nhân
*Giao lưu và tiếp biến trong văn hóa Việt nam
Thời tiền sử, Đông Nam Á là vừng đất có ranh giới phía bắc tới bờ sông Dương Tử (TQ), phía nam đến uần đảo Nam Dương (Indonesia), phía tây kéo đến tận biên giới bang Át Xam của Ấn Độ, phía Đông là cả một thế giới bán đảo và đảo nằm cạnh châu Đại Dương. Trên vùng đất này thời tiền sử, người Homosapien, hậu duệ của cư dân Pithropoid, phân thành các đại chủng Mongoloit và Oxtraloit sống trên đại lục châu Á. Những cư dân này đã sáng tạo nền văn hóa của mình. “Nền văn hóa đó có cội nguồn và bản sắc riêng, đã phát triển liên tục trong lịch sử. Đó là phức thể văn hóa lúa nước với ba yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng và văn hóa biển, trong đó yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đọa”. Cơ tầng văn hóa chung ấy được tạo ra từ nhiều yếu tố. Trước hết, cư dân cổ vung ĐNÁ đã chuyển từ trồng củ sang trồng lúa từ khoảng thế kỉ VI, V, IV trước công nguyên. Tùy theo địa bàn định cư mà trồng lúa nước hay lúa cạn. Trâu bò được thuần hóa làm sức kéo.Kim khí, chủ yếu là đồng và sắt đã được dùng để chế tạo công cụ, vũ khí, dụng cụ nghi lễ. Cư dân thành thạo trong nghề đi biển. Người phụ nữ có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của gia đình, một cồng đồng xã hội nhỏ. Đời sống tinh thần của cư dân vẫn ở dạng bái vật giáo với việc thờ các thần. Ngoài ra là tục thờ mặt trời, thờ cây, thờ đá, thờ hổ… Tổ tiên được thờ phụng. Đáng lưu ý là uan niệm về tính chất lưỡng phân, lưỡng hợp của thế giới của cư dân thời kì này; dồng thời là việc việc sử dụng các ngôn ngywx đơn tố có kahr năng phát sinh phong phú bằng tiền tố, hậu tố, trung tố.
Những yếu tố nội sinh của văn hóa Việt Nam mang những đặc điểm chung của có tầng văn hóa Đông nam Á như vậy, trong chừng mực nào đó, ý kiến của GS Phạm Đức Dương :” Việt Nam là một Đông nam Á thu nhỏ có đủ ba yếu tố văn hóa núi, đồng bằng và biển, có đủ các sắc tộc thuộc các ngữ hệ Autroasiatique, Tibeto-birman. Cũng như các nước Đông nam Á, VN là quốc gia đa dân tộc, nhưng ở dây, người Việt đóng vai trò chủ thể. Đó là cộng đồng tộc người làm ruộng nước được hình thafh trong quá trình khai phá vùng châu thổ sông Hồng”
Sự gao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến dài trong nhiều thời kì lịch sử. Cho đến nay, không ai có thể phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Trung Hoa tới nước ta diễn ra ở cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng búc và giao lưu không cưỡng bức
Về giao lưu cưỡng bức : khoảng tk I- X và từ 1497 đến 1427.
Suốt thời kì bắc thuộc, người Hán tổ chức được nền đô hộ, ngoài việc bóc lột ở Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán thực hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa. Yêu cầu lớn nhất của người Việt ta là phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa, đó thật sự không dễ dàn vì kẻ xâm lược thì hướng tới mục tiêu đồng hóa còn người bị xâm lược luôn chống đồng hóa, văn hóa việt nam luôn đứng trước thử thách lớn lao trước câu hỏi tồn tại hay ko tồn tạo.
Giao lưu văn hóa cưỡng búc còn xảy ra lần thứ hai từ 1407 đến 1427. Khi đó nhà Minh xâm lược nước ta một cách vô cùng tàn bạo tác động lên nền văn hóa Đại Việt. Lệnh của Minh Thành tổ với Trương Phụ khi viên tướng này vào xâm lược Đại Việt là bằng chứng tiêu biểu cho điều này. Chống lại chủ trương đồng hóa người Việt củ hà Minh lại là việc không hề dễ dàng.
Mặt khác, giao lưu tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện lại là dạng thức thứ hai của quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.
Trong nền văn hóa Đông Sonw, người ta nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn. Chẳng hạn những đồng tiền thời Tần hán, các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng. Có thể những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa các nước láng giềng.
Sau một ngàn năm Bắc thuộc, đất nước độc lập, người phương Bắc không cai trị Đại Việt nữa nhưng giao lưu tiếp biến văn hóa vẫn xuất hện và đó là giao lưu văn hóa tự nguyện. Sự mô phỏng mô hình Trung Hoa được các triều đại của nhà nước quân chủ Đại Việt đẩy mạnh Nhà Lý về tổ chức ax hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm gốc, vẫn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo. Từ nhà Trần, lê đã hoàn toàn tự nguyện và chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đậm, cụ thể là Tống Nho, quả là “ Trong thời gian dài, Nho giáo được coi là ý thức hệ chính thống”
Thời Bắc thuộc, với sự giao lưu với phương bắc, người Việt tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, kĩ thuật dùng phân mà dân gian châu thổ Bắc Bộ gọi là “phân bác” đáng lưu ý là việc tiếp nhận chữ Hán, mặc dù tiếng Việt và tiếng hán là hai tiếng thuộc hai ngữ hệ khác nhau. Một nghìn năm Bắc thuộc cũng la fmootj nghìn năm tiếng Việt biến đổi theo xu hướng âm tiết hóa và thanh điệu hóa. Những Tiếng Việt vẫn là tiếng Việt mà người Việt khoog bị người hán đồng hóa về ngôn ngữ.
Giao lưu và tiếp biến với Ấn Độ
Khác với Trung Hoa có biên giới với Việt Nam, Ấn Độ không có sự tiếp giáp trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Việt. Trên nhiều bình diện, văn hóa Ấn Độ thẩm thấu vào nước ta bằng nhiều hình thức và liên tục
Trong giai đoạn đầu tiên của thiên niên kỉ đầu sau công nguyên dải đất VN hiện nay có ba nền văn hóa: Văn hóa Việt ở Bắc Bộ, chăm pa ở Trung Bộ và óc Eo ở Nam Bộ và sự giao lưu giữa chúng với nền văn hóa Ấn độ có sự khác nhau. Với văn hóa Óc Eo, đó là nền văn hóa “một quốc gia ngay từ buổi đầu đã được xây dựng trên cơ sở một nền nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển bắt nguồn từ vùng ruộng nương trung nguyên sông cửu long của cư dân Môn- Khơ me kết hợp với nghề biển cổ truywwfn của cư dân Nam Đảo. Trên cơ tầng đó, các đạo sĩ Ấn độ tooe chức một quốc gia mô phỏng hình ấn độ về mọi mặt như chính trị, thiết chế xã hội, đô thị hóa, giao thông, kĩ thuật công nghiệp cùng một hệ thống tôn giáo và cá nền văn hóa kèm theo, đạo Balamon chi phối.
Nền văn hóa Chamwpa. TS Ngô Văn Doanh khẳng định : “ một điều không thể phủ nhận được là những ảnh hưởng ấn độ đã góp một phần cực kì quan trọng vào quá trình hìn thành ra vương quốc chăm pa cũng như một nền văn hóa phastt riển rực rỡ và đầy bản sắn- văn hóa chăm pa” đó là kết quả cua một quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa Ấn Dộ và Chăm a. Người Chăm tiếp nhận mô hình văn hóa Ấn Độ từ những việc xây dựng mọi thành tố của nền văn hóa Chamwpa. Nhưng cũng có sự tương phản lớn đó là tôn giáo, chữ viết, đẳng cấp xã hội
Nền văn hóa châu thổ Bắc bộ trước khi văn hóa Ấn Độ tràn vào đuac định hình và phát triển, người Việt tiếp nhận văn hóa ấn Độ vừa trực tiếp bừa gián tiếp. Người Việt tiếp nhận văn hóa ấn độ trong hoàn cảnh đặc biệt . họ đối mặt với văn hóa Hán, vừa nhận văn hóa Hán vừa đối phó với chính trị. ảnh hưởng của văn hóa Ấn đọ do đó chỉ diễn ra trong tầng lớp dân chúng nhưng phát triển mạnh: Giao Châu. Người Việt cũng tiếp biến với đạo Phật một cách dung dị avfo cơ tầng văn hóa bản địa; bởi đạo Phật vốn có tinh thần bình đằng và bác ái. Nói chung, việc giao lưu thời kì lịch sử và ở từng vufnh đất diễn ra khác nhau nhưng cư bản giao lưu một cashc tự nhiên, tự nguyện
Khi bị Pháp xâm lược với đội quân có ý thức dùng văn hóa như một công cụ cai trị, người Việt đã phản ứng quyết liệt qua các thái độ ấy của các nhà nho yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực,. Bởi vậy gười việt chống lại cả văn hóa mà dội quân đi xâm lược định áp đặt cho họ. Số phận của chữ Quốc ngữ, trong giai đoạn này chính là nằm trong thái độ ấy. Tuy nhien với người Việt, vận mệnh dân tộc là thiêng liêng nhất, họ tieeos nhận những giá trị những thành tố văn hóa mới, miễn sao có tác dụng hữu ích trong công cuộc chống ngoại xâ, giành độc lập. Thái độ với chữ quốc ngữ chính là biểu hiện cho điều đó.
Diện mạo văn hóa VN thay đổi trên các phương diện:
Điều đáng quan tâm là sự cấu trúc lại nền văn hóa có những biến đổi mô hình Như vậy cuộc giao lưu tiếp biến giữa văn hóa của Việt nam và băn hóa phương tây diễn ra trong hoàn cảnh nhân dân ta một mặt phải tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc, mặt khác phải tiếp nhận nền văn hóa phương tây để hiện đại hóa đất nước. Nơi đây tiếp biến văn hóa diễn ra trên bình diện tiếp xúc Đông-Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập. Cuộc gặp gỡ tỏ ra rất trái ngược nhưng trong thời gian ngắng, nền văn hóa của các quốc gia đã được cấu trúc hóa dẫn tói việc các nước này từng bước “rời bỏ” phương thức sản xuất châu Á” tực là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền văn minh công nghiệp phương Tây”.Kết quả là văn hóa Việt Nam giai đoạn này thay đổi diện mạo nhưng văn hóa Việt Nam không hề đánh mất bản sắc dân tộc.
Giao luu và tiếp biến trong giai đoạn hiện nay
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công,việc giao lưu và tiếp biến văn hóa có sự thay đổi rất rõ nét so với các giai đoạn trước với quan niệm: Việt nam muốn alf bạn với tất cả các nước, hoàn cảnh lịch sử của giao lưu tiếp biến văn hóa đã có thay đổi vè nhieuf phương diện:
Văn minh, văn vật, văn hiến
Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi cho thế giới đáp ứng được những nhu cầu của con người. Vì vậy những thành tựu của văn minh thường có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới, nghiên cứu văn minh là nghiên cứu những mặt động của trí tuệ con người. Văn minh luôn tiến lên không ngừng. Thế giới trải qua nhiều nề văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông nghiệp, văn minh thương nghiệp, công nghệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp.
Văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ:
Văn hóa
Văn hiến
Văn vật
Văn minh
Chứa cả giá trị vật
Thiên về giá trị
Thiên về giá trị vật
Thiên về giá trị vật
chất lẫn tinh thần
tinh thần
chất
Có bề dày lịch sử
Chỉ trình độ phát triển
Có tinh dân tộc
Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp
Gắn bó nhiều với phương Tây đô thị
II. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN HỆ SINH THÁI VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ BẢN SẮC DÂN TÔC.
Việt nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nhiều con sông lớn bắt nguồn từ những dãy núi như Himalaya và Thiên Sơn. Đặc trưng tiêu biểu của nơi đây chính là sự chênh lệch khá rõ nét giữa bình nguyên và núi rừng cùng sự chênh lệch tương đối ít của bình nguyên và mặt biển/ chính nét đặc trưng đó cùng điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và co gió mùa là cơ sở thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước từ rất sớm với văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn.
Việt Nam được ví như ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh (olov Janse), là đầu cầu để mở vào Đông Nam Á. Tính chất bán đảo rõ nét của Việt nam thể hiện ở chỗ có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có hai mùa rõ rệt. Địa hình Việt Nam trải dài ( khoảng 15 vĩ độ); núi rừng chiếm 2/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân bố đều ở nhiều nơi. Đồng bằng chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 diện tihcs. Ngoài ra bao quanh hướng Đông và Nam là đường bờ biển dài khoảng hơn 2000km. Tây và Bắc bị chắn bởi núi rừng, trong đó quan trọng nhất là dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn. Cũng vì vậy mà việc phân bổ hệ thống động vật cũng như tập quan canh tác dân tộc khá tiêu biểu và đặc thù.
Nhiệt – ẩm- gió mùa:
Cân bằng bức xạ ở Việt nam quanh năm dương, độ ẩm gần như thường xuyên 100%
Việt Nam có hệ sinh thái phồn tạp đặc trưng nên các loài có tính đa dạng về giống loại và số cá thể, thực vật phát triển hơn so với động vật ( động vật dễ bị dịch bệnh do nhiệt đới ẩm gió mùa). Trong thời kinh tế thu lượm, hái lượm vượt trội hơn săn bắn dử fungj đạm thủy sản là chủ yếu. Thời kinh tế nhông nghiệp trồng trọt ( đa canh) vượt trội hơn chăn nuôi. Trong một hệ sinh thái phồn tạp lai có nhiều vùng sinh thái khác nhau .
Từ góc độ địa lí- văn hóa, chúng ta có thể khái quát địa hình Việt Nam- dài Bắc-Nam, hẹp Đông-tây; đi từ Tây sang Đông có Núi- Đồi-Thung-Châu Thổ- Ven biển- Biển và Hải đảo. Đi từ Bắc vô nam là các đèo cắt ngang Tây Đông
Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tốc góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa. Trong vô vàn yếu tố tác động từ góc độ tự nhiên, ta có thể thấy hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống: sông nước và thực vật. Văn minh Việt nam- nền văn minh thực vật ( thôn dã), văn hóa lứa nước tính chất thực vật in dấu ấn đạm nét trong đời sống hàng ngày của con người Việt nam như đi lại, ở, mặc và ăn. Bữa cơm được mô hình hóa cơm- rau-cá cồn với không có thsoiq uen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa động vật, không có trueyefn thống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt – chăn nuôi gắn liề với trồng trọt, phục vụ trồng trọ. Tính chất thực vật có thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh mà điển hình là tục thờ cây. Môi truownfh sông nước được coi là yếu tố qaun trọng khi xem xét những vaans dè văn hóa con người Việt nam. Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm về địa lí, địa hình cũng như khí hậu. Yêu tố nước mang tính chất phổ quát avf đặc thù này tạo nên sắc thái riêng biệt trong tập quán kĩ thuật canh tác ( đê, ao, ênh..) và cư trú (làng, ven sông, từ chợ búa tới những đô thị ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư ososng..), ở (nhà sàn, hà mái hình thuyền, nhà thuyền), ăn ( cá nước ngọt, mặn, các loại nhuyễn thể…) , tâm lí ứng xử ( linh hoạt, mềm mại như nước- Cao Xuân Huy), sinh hoạt cộng đồng ( đua thuyền, boie chải), tín ngưỡng tôn giáo ( thờ cá, rắn, thủy thần), phong tục tập quán, thành ngữ , tục ngữ ca dao nghệ thuật ( chèo tioonfg, rối nước, hò, lí) và truyền thống Bên cạnh những ưu dãi, thiên nhiên cũng đặt ra cho con người không ít khó khăn, thác thức bằng những tai biến không ngờ, khí hậu thất thường, lũ lụt, bão tố, ẩm thấp gây vô vàn dịch bệnh cho người, cho động vật, mùa màng. Cuộc đấu tranh kiên cường, chống chọi hàng ngàn năm với những thử thách này của thiên nhiên đã hun đcú nên ttisnh cách kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng của người Việt mà điển hình là quá trình chinh phục và khai phá chây thổ Bắc Bộ.