CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT MỚI hỏi – đáp, tình huống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
CHUYÊN MỤC HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT MỚI
24 câu hỏi – đáp,
tình huống pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Câu 1.
Trong những năm gần đây, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường diễn biến rất phức tạp, phổ biến trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Xin cho biết quy định pháp luật về hình thức, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm này?
Trả lời:
Căn cứ theo khoản 1 và 2, Điều 4 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, hình thức và mức xử phạt được quy định như sau:
1
. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000
đồng đối
với cá nhân và 2.000.000.000
đồng đối
với tổ chức.
2
.
Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận
nguồn gen
; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 2
4 tháng
, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
– Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
Như vậy, hình thức, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ.
Câu 2. Công ty K cam kết thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận (không phải chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại). Tuy nhiên, hết thời hạn yêu cầu, Công ty này đã không thực hiện đầy đủ cam kết. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi của Công ty K sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm a, khoản 1, Điều 9Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết hoặc phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải trong đăng ký môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại”.
Như vậy, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 9Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nêu trên, hành vi không thực hiện đầy đủ cam kết của Công ty K sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Câu 3. Do chậm trễ trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường nên Doanh nghiệp X đã nộp hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện quá thời hạn quy định 03 ngày. Vậy hành vi này của Doanh nghiệp X bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Tại điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối
với hành vi không báo cáo cơ quan cấp giấy phép để được xem xét, giải quyết trong trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp theo quy định; nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường không đúng thời hạn quy định”.
Như vậy, hành vi của Doanh nghiệp X bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng theo quy định tại
điểm a, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nêu trên.
Câu 4. Sau khi xác định có vi phạm về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, Công ty A vẫn không thực hiện việc rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm. Hành vi này của Công ty A có vi phạm quy định của pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm d, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng đối
với hành vi không rà soát công trình, thiết bị xử lý chất thải để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm hoặc không cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải theo quy định trong trường hợp báo cáo số liệu không đúng thực tế ô nhiễm hoặc trong trường hợp có vi phạm về hành vi xả nước thải, bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường”.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nêu trên, hành vi của Công ty A bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000
đồng.
Câu 5. Xin cho biết
hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, hành vi không có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khí thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000
đồng.
Câu 6. Để tiết kiệm chi phí, Doanh nghiệp B đã trì hoãn và lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải công nghiệp quá thời hạn 15 ngày theo quy định. Hành vi của Doanh nghiệp B bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Tại điểm a,
khoản 1, Điều 16 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định:
“Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000
đồng đối
với hành vi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, bụi, khí thải công nghiệp không đúng thời hạn theo quy định”.
Như vậy, hành vi của Doanh nghiệp B bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000
đồng theo quy định tại điểm a,
khoản 1, Điều 16 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nêu trên.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật,
hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%) bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, h
ành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%) bị xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi thải chất gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường; thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%);
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000
đồng đối
với hành vi
thải chất
gây mùi khó chịu, hôi thối vào môi trường trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
Câu 8. Xin cho biết hành vi vi phạm các quy định về tiếng ồn bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trả lời:
Căn cứ theo quy định từ khoản 1 đến khoản 10, Điều 22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, hành vi vi phạm các quy định về tiếng ồn bị xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02
dBA
.
–
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02
dBA
đến dưới 05
dBA
.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05
dBA
đến dưới 10
dBA
.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10
dBA
đến dưới 15
dBA
.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15
dBA
đến dưới 20
dBA
.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20
dBA
đến dưới 25
dBA
.
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25
dBA
đến dưới 30
dBA
.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30
dBA
đến dưới 35
dBA
.
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35
dBA
đến dưới 40
dBA
.
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000
đồng đối
với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 40
dBA
trở lên.
Theo quy định tại khoản 11 Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hình thức xử phạt bổ sung được quy định như sau:
– Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06
tháng đối
với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP,
;
– Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12
tháng đối
với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP,
.
Và theo khoản 12 Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP,
biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
gây ra;
– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều
22
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP
.
Câu 9. Trên đường đi làm, anh Q tiện tay vứt mấy túi rác thải sinh hoạt của gia đình bốc mùi hôi thối trên vỉa hè. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi của anh Q có bị xử phạt không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Tại điểm d, khoản 2 Điều 25
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường quy định:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng đối
với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên
vỉ
a hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch,
sô
ng, suối, biển.”
Và theo quy định tại điểm a, khoản 7
Điều 25
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trên là
buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại
điểm d, khoản 2 và điểm a, khoản 7 Điều 25
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP nêu trên, hành vi của anh Q bị phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000
đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là
buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do việc vứt rác thải trên vỉa hè gây ra
.
Câu 10. Doanh nghiệp A là cơ sở chuyên chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do dịch bệnh nên số lượng gia súc, gia cầm của doanh nghiệp này bị chết nhiều, buộc phải tiêu hủy. Doanh nghiệp A đã thông qua cơ sở chuyên về xử lý các chất thải nguy hại để thực hiện các biện pháp tiêu hủy theo quy định nhưng không kí hợp đồng trước khi chuyển giao. Doanh nghiệp A có bị xử phạt trong trường hợp này không? Mức phạt là bao nhiêu?
Trả lời:
Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,
c
hủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm
xử lý, đồng xử lý hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Đối với trường hợp nêu trên, doanh nghiệp A thông qua cơ sỏ chuyên xử lý chất thải nguy hại để thực hiện tiêu hủy số lượng gia súc gia cầm bị chết do dịch bệnh nhưng không ký hợp đồng trước khi chuyển giao, căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp A sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Cụ thể, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp trước khi chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;
–
Vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi không có phương tiện chính chủ hoặc phương tiện, thiết bị không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
– Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không phân định chất thải nguy hại theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại chất thải nguy hại theo quy định; xác định không đúng số lượng, khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo quy định; không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
– Không đóng gói, bảo quản chất thải nguy hại trong các bao bì, thiết bị lưu chứa phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định hoặc sử dụng bao bì, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
– Không bố trí hoặc bố trí khu vực lưu giữ chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.
Do đây là mức phạt áp dụng cho cá nhân có hành vi vi phạm, còn tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì bị xử phạt gấp đôi mức phạt áp dụng đối với cá nhân nên doanh nghiệp A sẽ bị phạt tiền gấp đôi quy định nêu trên, tức là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Câu 11. Đối với các hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, mức xử phạt từ
50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
áp dụng đối với những hành vi nào?
Trả lời:
Theo khoản 3 Điều 30 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP,
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;
– Thực hiện việc liên kết vận chuyển chất thải nguy hại giữa hai cá nhân, tổ chức có giấy phép môi trường về nội dung thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại khi chưa được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép môi trường theo quy định;
– Không thực hiện đúng một trong các nội dung quy định trong giấy phép môi trường về xử lý chất thải nguy hại;
– Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định;
– Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại không đúng quy định.
Đây là mức xử phạt dành cho cá nhân, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. Ngoài ra, những trường hợp vi phạm nêu trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại từ 03 tháng đến dưới 06 tháng hoặc có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như:
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 12. Đề nghị cho biết hành vi nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 32 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP,
Hành vi nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định, bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày;
– Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến dưới 900.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định dưới 31 ngày hoặc không nộp đủ số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến dưới 91 ngày.
Đây là mức phạt áp dụng đối với
hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
.
Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế chậm nộp hoặc thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
(điểm c khoản 8 Điều 32 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Câu 13. Hành vi không khắc phục hậu quả tràn dầu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ khoản 12 Điều 39 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hành vi không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu dưới 2.000 kg;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 2.000 kg đến dưới 10.000 kg;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 20.000 kg đến dưới 50.000 kg;
– Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 50.000 kg đến dưới 100.000 kg;
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 100.000 kg đến dưới 200.000 kg;
– Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 200.000 kg đến dưới 300.000 kg;
– Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 300.000 kg đến dưới 400.000 kg;
– Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 400.000 kg đến dưới 500.000 kg;
– Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong trường hợp khối lượng dầu từ 500.000 kg trở lên.
Đây là mức xử phạt dành cho cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân. Đồng thời, cá nhân, tổ chức có thể phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 14. Pháp luật quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây sự cố chất thải như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hành vi gây sự cố chất thải bị xử phạt hành chính như sau:
– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải cấp cơ sở, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải cấp huyện, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải cấp tỉnh, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường;
– Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi gây sự cố chất thải cấp quốc gia, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
Đây là mức xử phạt dành cho cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân. Đồng thời, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng.
Câu 15. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm X đặt trên địa bàn xã M, người dân nhiều lần phản ánh lên cơ quan có thẩm quyền về tình trạng mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường của lò mổ. Tuy nhiên, trong các báo cáo hằng năm, cơ sở X vẫn cung cấp thông tin môi trường đảm bảo, các chỉ số trong phạm vi cho phép theo quy định pháp luật. Sau khi thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện cơ sở X đã có hành vi gian dối khi cung cấp thông tin môi trường. Xin hỏi, với hành vi này, cơ sở X sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Việc công khai thông tin môi trường là trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn dân cư. Nếu có hành vi vi phạm hành chính về công khai thông tin môi trường sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công khai dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng, không đầy đủ theo quy định; không cung cấp, cập nhật thông tin môi trường của mình vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai kết quả quan trắc chất thải của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gian dối khi cung cấp thông tin môi trường trong trường hợp phải công khai thông tin cho cộng đồng theo quy định.
Đây là mức xử phạt dành cho cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân. Áp dụng trường hợp nêu trên, cơ sở X sẽ bị xử phạt từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi gian dối khi cung cấp thông tin môi trường trong trường hợp phải công khai thông tin cho cộng đồng theo quy định.
Cơ sở X buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với hành vi vi phạm của mình.
Câu 16. Đề nghị cho biết quy định pháp luật về hành vi vi phạm
các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen?
Trả lời:
Theo Điều 54 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định, hành vi
vi phạm
các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen bị xử phạt như sau:
1
. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành, vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
2
. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng nội dung trong giấy chứng nhận an toàn sinh học.
3
. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi che giấu thông tin về nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đa dạng sinh học của sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
4
. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen khi không có giấy chứng nhận an toàn sinh học theo quy định.
5
. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
–
Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;
– Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
6
. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học;
– Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học.
Đây là mức xử phạt dành cho cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;
– Buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
Câu 17. Trường hợp doanh nghiệp có hành vi trì hoãn, trốn tránh không
thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Nếu có, mức phạt là bao nhiều?
Trả lời:
Theo khoản 4 Điều 55 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, hành vi
trì hoãn, trốn tránh không
thi hành quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 80.000.000 đồng. Đây là mức
xử phạt dành cho cá nhân có hành vi vi phạm, nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân
. Do đó, nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm nêu trên thì bị xử phạt từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Câu 18. Đề nghị cho biết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường không?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 56 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, cụ thể:
–
Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+
Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
+
Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
+ Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm; buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
Câu 19. Nhà bà C không thực hiện phân loại rác theo quy định của khu chung cư, dù đã bị nhắc nhở nhiều lần. Hành vi của bà C có bị phạt không, mức phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo điều 75, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác.
Việc nhà bà C không thực hiện phân loại rác đã vi phạm quy định về phân loại chất thải rắn thông thường, theo đó, nhà bà C sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có hành vi không phân loại chất
thải rắn
sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định (khoản 1 Điều 26
Nghị định
số
45/2022/NĐ-CP
ngày 07/7/2022).
Câu 20. Đơn vị
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ không bị xử phạt khi từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định?
Trả lời:
Trường hợp này, đơn vị thu gom sẽ vẫn bị xử phạt nếu không báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc từ chối thu gom. Nếu đã báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định thì sẽ không bị phạt.
Tại điểm c, khoản 5 Điều 26
Nghị định
số
45/2022/NĐ-CP
ngày 07/7/2022 quy định:
Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng đối
với hành vi không đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định; không ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở có phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Câu 21. Hành vi
làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường là hành vi
vi phạm các quy định về b
ảo vệ môi trường, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 29
Nghị định
số
45/2022/NĐ-CP
ngày 07/7/2022, quy định về việc xử phạt
hành vi vi phạm các quy định về b
ảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại bị xử lý thì:
Hành vi
làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000.
Đồng thời, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên còn phải thực hiện các biện pháp
khắc phục hậu quả: (i) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm gây ra; (ii) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm; (iii) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nêu trên.
Câu 22. Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường trên 3 tấn chất thải sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Hành vi chôn, lấp, đổ, thải hoặc đốt chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường (trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường) sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng nếu đốt từ 3.000 kg chất thải nguy hại trở lên. (Khoản 7 Điều 30 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022
)
Hành vi này còn phải chịu hình phạt bổ sung là: Đình chỉ hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng; Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
Và các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như: (i) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm gây ra; (ii) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành; (iii) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định gây ra.
Câu 23. Theo luật hiện nay, hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Điều 37
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022quy định các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:
1
. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
2
.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
3
. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
4
. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại nêu trên.
Câu 24. Cứ mỗi dịp mùa gặt, tôi lại thấy người dân đốt rơm, rạ gần đường, gần sân bay, khói bay mù mịt trên đường làm hạn chế tầm nhìn của tài xế lái xe, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao. Tuy đây là tập tục canh tác nông nghiệp nhưng hành vi này của người dân có vi phạm pháp luật không và có bị xử phạt không?
Trả lời:
Hành vi đốt rạ ngoài trời của người dân
cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính là vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Hành vi này sẽ bị xử phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài hành vi đốt rơm, rạ ngoài trời thì hành vi đốt ngoài trời các phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính cũng chịu mức phạt tương tự.
Ngoài ra, để bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Chính phủ còn quy định các mức phạt đối với hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 nêu trên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, khắc phục sự cố môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 1 và 3 nêu trên gây ra.
(Điều 41, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022
)
Câu 25. Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Điều 44
Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
1
. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a
) Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;
b
) Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
2
. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.
3
. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
4
. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
5
. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định nêu trên.
Sưu tầm: trang thông tin : https://pbgdpl.moj.gov.vn