CHUYÊN ĐỀ: “VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH”

CHUYÊN ĐỀ: “VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH”

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Nguyên nhân là sự tác động  không nhỏ mặt trái như các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy… Trách nhiệm thật lớn lao, phải làm gì  để xây dựng và hình thành cho các em phẩm chất, trình độ tốt ngay từng giờ, từng ngày học và ý thức trách nhiệm của các em đối với bản thân, với tập thể lớp, với nhà trường và cộng đồng xã hội.

Để có được một tập thể lớp đoàn kết, tích cực, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức tốt thì đây thực sự là một trách nhiệm lớn lao đối với nhà trường,  đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.Vì vậy giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp chủ nhiệm cũng như đối với nhà trường. Cho nên để làm tròn trách nhiệm và vai trò của mình. Trước hết, giáo viên Chủ nhiệm phải hiểu hết được vai trò của mình đối với nhà trường, đối với học sinh, với phụ huynh học sinh và với các tổ chức đoàn thể.

  1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trước hết người giáo viên Chủ nhiêm cần xác định đúng vai trò, vị trí của mình trong công tác chủ nhiệm lớp. Bởi hơn ai hết giáo viên Chủ nhiệm là người quản lí trực tiếp, giáo dục toàn diện học sinh một lớp. Thầy cô giáo nào khi làm công tác chủ nhiệm cũng mong muốn đào tạo nên những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài, trở thành những con người có ích cho xã hội. Song trên thực tế hiện nay ở nhiều nơi những người làm công tác chủ nhiệm lớp gặp không ít khó khăn, nhất là trong bối cảnh từng ngày, từng giờ những cám dỗ, những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội dội vào nhà trường. Phải thừa nhận rằng dưới tác động của quy luật kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ngoài mặt tích cực thì những ảnh hưởng tiêu cực cũng rất đáng  lo ngại như hệ thống giá trị có những thay đổi, tính phức tạp của cơ chế mở tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục  ở nhà trường, gia đình và xã hội.  

Trước những điều kiện khó khăn như vậy đòi hỏi thầy cô giáo nói chung, các giáo viên Chủ nhiệm  nói riêng phải thực sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, không ngừng trau dồi, rèn luyện, trăn trở, tìm tòi, mạnh dạn áp dụng các biện pháp thích hợp để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Bởi vì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển của họ.

Cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức, hiểu biết về đạo đức, về thái độ phải có, về nhiệm vụ, bổn phận phải làm… là một khâu quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.

  1. Giáo viên Chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học

Giáo viên Chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng để quản lí mọi hoạt động của lớp học và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh ở một lớp học. Vai trò quản lí của giáo viên Chủ nhiệm lớp thể hiện trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động  giáo dục,thể hiện rõ mục tiêu, nội dung , phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh. Đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh trong lớp. Giáo viên Chủ nhiệm phải trả lời các câu hỏi về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp trước hiệu trưởng, trước Hội đồng sư phạm của nhà trường và trước phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.

2. Giáo viên Chủ nhiệm  là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết

Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp, bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, bằng sự gương mẫu và quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể,

3. Giáo viên Chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp

Vai trò tổ chức của giáo viên Chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xây dựng hàng năm.

4.  Giáo viên Chủ nhiệm là người cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp

Giáo viên Chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũng cần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt động của các đoàn thể. Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mình làm tham mưu cho chi Đội lập kế hoạch công tác, bầu ra ban lãnh đạo chi đội tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tập thể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất

5. Giáo viên Chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giáo dục đạo đức cho học sinh. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy giáo viên Chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả nhất

Vì giáo viên Chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người hành động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch – thực hiện kế hoạch – kiểm tra kế hoạch – tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh, giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. Đó là lời nói, việc làm, hành động; là trang phục, tư thế tác phong, cách thức cư xử và sự hấp dẫn trong từng tiết học  của giáo viên Chủ nhiệm. Bên cạnh chữ “uy” thì phải nói tới chữ “tâm” của giáo viên Chủ nhiệm. Chữ “tâm” được hiểu ở đây là lòng thương yêu trẻ đích thực, là lòng tâm huyết với công việc của mình. Người giáo viên Chủ nhiệm cần phải quản lý lớp, giáo dục học sinh bằng tình yêu thương. Kinh nghiệm của bản thân tôi: Học sinh yêu quí thầy cô nào thì thích học thích vâng nghe theo lời thầy cô ấy.

Biện pháp thực hiện khi làm chủ nhiệm lớp

1. Giáo viên Chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Trong lớp học, giáo viên Chủ nhiệm  là người để các em noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên

Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.

  1. Tiếp xúc học sinh

    Giáo viên chủ nhiệm có tiếp xúc thường xuyên với học sinh mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc với các em mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân…

  1. Lựa chọn ban cán sự lớp

 Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh

 Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học.

 – Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:

 Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên Chủ nhiệm quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm

  1.  Lập sơ đồ tổ chức lớp học.

  Căn cứ để lập sơ đồ lớp:

+ Căn cứ vào học lực của  học sinh: Học sinh yếu kém, chậm tiến ngồi trước, học  sinh khá giỏi ngồi sau.

+ Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của học sinh: Học sinh thấp trước, cao sau; học sinh mắt yếu ngồi chỗ phù hợp.

+ Căn cứ vào nhiệm vụ của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.

  1. Xác định vai trò của giáo viên Chủ nhiệm trong việc kết hợp Nhà trường, gia đình, xã hội.

  Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như đề đóm, cờ bạc, nghiện hút, Intenet v.v … xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của học sinh…. Vì vậy, giáo viên Chủ nhiệm thay mặt Nhà trường phải khéo léo kết hợp với gia đình cương quyết trong giáo dục học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

  1. Biện pháp thực hiện nhằm giáo dục học sinh cá biệt và tránh tình trạng học sinh bỏ học

Trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, tìm hiểu hoàn cảnh các em từ đó thương yêu học sinh, cố gắng để giúp học sinh vượt qua những biến cố, những vấn đề đã xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn học sinh. Nói chuyện bắt đầu bằng lời khen ngợi chân thành. Một học sinh có thể lười học, hay bỏ học nhưng  giỏi đá bóng chẳng hạn, vậy người giáo viên cần khen ngợi em để em tự tin trò chuyện, sau đó nên góp ý sai lầm của các em một cách gián tiếp, gợi ý thay vì ra lệnh.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với nhà trường: Cần quan tâm, động viên kịp thời hơn nữa đối với giáo viên Chủ nhiệm. Lùa chän ®éi ngò gi¸o viªn chñ nhiÖm cã n¨ng lùc sư ph¹m, kû n¨ng gi¸o dôc rÌn luyÖn häc sinh phï hîp víi  líp chñ nhiÖm. ®Ó mçi mét ®ång chÝ gi¸o viªn Chñ nhiÖm héi tô ®ñ c¸c tiªu chuÈn c¬ b¶n sau: tinh thÇn tr¸ch nhiÖm; n¨ng lùc chuyªn m«n; phư¬ng ph¸p gi¸o dôc rÌn luyÖn häc sinh; ®iÒu kiÖn, hoµn c¶nh gia ®×nh, b¶n th©n; sù g¾n bã vµ tÊm lßng mª say víi nghÒ d¹y häc; cã kiÕn thøc kinh nghiÖm vÒ t©m sinh lý häc sinh. Ph©n c«ng gi¸o viªn chñ nhiÖm mét c¸ch phï hîp gi÷a hoµn c¶nh, ®iÒu kiÖn cña gi¸o viªn víi líp chñ nhiªm; phï hîp víi ®Æc ®iÓm t©m sinh lý gi÷a gi¸o viªn chñ nhiÖm víi häc sinh. Quán triệt chung giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của Hội đồng nhà trường mà nòng cốt là giáo viên chủ nhiệm.

Với địa phương:  Chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, xử lý những học sinh vi phạm có tính chất nghiêm trọng và các điểm vui chơi giải trí và truy cập internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng

          Với Phòng giáo dục- đào tạo: Cần tổ chức hàng năm chương trình bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên Chủ nhiệm lớp.