CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ – Chuyên ngành: Quản lý giáo dục (Định hướng nghiên cứu)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ, Chuyên ngành: Quản lý giáo dục (theo định hướng nghiên cứu)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục (theo định hướng nghiên cứu)
1. Thông tin chung:
– Năm bắt đầu đào tạo: 2006
– Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo: Số 182/SĐH-Bộ GD&ĐT ngày 13/1/2006
– Số học viên đã đào tạo: 787 học viên
– Thời gian tuyển sinh: Tháng 3 và tháng 9 hàng năm
– Thời gian đào tạo: 2 năm
– Tên chuyên ngành đào tạo: Quản lý giáo dục
+ Tiếng Việt: Quản lý giáo dục
+ Tiếng Anh: Educational Mangement
– Mã số chuyên ngành đào tạo: 60.14.01.01
– Tên ngành đào tạo
+ Tiếng Việt: Giáo dục học
+ Tiếng Anh: Pedagogics
– Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
– Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Khoa học Giáo dục
Quản lý giáo dục
+ Tiếng Anh: Master of science in Education
Educational Mangement
2. Chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có năng lực nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, giải quyết các vấn đề về thực tiễn giáo dục, quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và tổ chức giáo dục
* Mục tiêu cụ thể
– Trang bị cho người học những kiến thức hiện đại, chuyên sâu về khoa học giáo dục và các kiến thức về chuyên ngành quản lý giáo dục nói riêng, các lĩnh vực trong quản lý giáo dục; quản trị nhà trường; quản lý nhân sự: quản lý tài chính; quản lý chất lượng giáo dục; chất lượng đàotạo; quản lý sự thay đổi; quản lý văn hóa tổ chức nhà trường; phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý giáo dục, chính sách và chiến lược phát triển giáo dục, chương trình giáo dục và tổ chức hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đo lường và đánh giá trong giáo dục và quản lý giáo dục.
– Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, năng lực quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường, năng lực quản lý phát triển chương trình đào tạo và chương trình nhà trường, quản lý hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục, năng lực quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý thông tin trong các cơ sở giáo dục
– Phát triển được những phẩm chất của người lãnh đạo, người quản lý giáo dục; Tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu khoa học.
2.2. Thông tin tuyển sinh
2.2.1. Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển
2.2.2. Các môn thi tuyển sinh:
1. Môn điều kiện: Ngoại ngữ
2. Môn chủ chốt: Giáo dục học
3. Môn cơ sở: Triết học
2.2.3. Đối tượng tuyển sinh:
– Về văn bằng: Cử nhân các ngành đúng, ngành gần, ngành phù hợp
– Về kinh nghiệm công tác:
Người dự thi có bằng cử nhân Quản lý giáo dục, cử nhân Tâm lý – Giáo dục, Cử nhân Giáo dục học được thi ngay
Người dự thi có bằng tốt nghiệp các ngành phù hợp, ngành gần phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này, tại một trong các vị trí công tác sau: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Tổ trưởng, Tổ phó các trường Cao đẳng và Đại học; lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở GD và ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng/ban đào tạo, giáo vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc cán bộ nguồn được quy hoạch ở các vị trí nói trên.
* Danh mục các chuyên ngành đúng, chuyên ngành phù hợp, chuyên ngành gần
– Danh mục các chuyên ngành đúng
+ Quản lý giáo dục,
+ Tâm lý – Giáo dục
+ Giáo dục học
– Danh mục các chuyên ngành phù hợp
+ Giáo dục học Mầm non
+ Giáo dục học Tiểu học
+ Cử nhân các ngành sư phạm
– Danh mục các chuyên ngành gần
+ Cử nhân các ngành có chương trình đào tạo đại học khác ngành đúng từ 10 – <40%
2.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
* Về kiến thức
– Hiểu được những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
– Vận dụng được những kiến thức chuyên sâu, hiện đại về khoa học quản lý đại cương và khoa học quản lý giáo dục trong quản lý cơ sở giáo dục
– Phân tích và vận dụng chính sách và chiến lược phát triển giáo dục nhà nước trong công tác quản lý giáo dục
– Phân tích được các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình giáo dục, đánh giá được chương trình giáo dục hiện hành vận dụng xây dựng và quản lý chương trình đào tạo, chương trình nhà trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội
– Hiểu được lý thuyết về đo lường, đánh giá và kiểm định trong giáo dục, vận dụng vào quản lý hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
– Có hiểu biết sâu về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu KHGD và QLGD; vận dụng được trong nghiên cứu khoa học QLGD
* Về kỹ năng
– Kỹ năng quản lý hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo, quản lý trường học
–
Kỹ năng dự báo về xu thế phát triển giáo dục, quản lý sự thay đổi trường học.
– Kỹ năng quản lý dự án giáo dục, chương trình giáo dục
– Kỹ năng quản lý phát triển môi trường giáo dục
– Kỹ năng phát hiện, đề xuất, triển khai, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục.
– Kỹ năng xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, cơ sở giáo dục
– Kỹ năng đánh giá, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.
– Đánh giá, so sánh hệ thống giáo dục giữa các nước trên thế giới
– Sử dụng được phần mềm thống kê để xử lý số liệu trong nghiên cứu khoa học giáo dục.
– Sử dụng được ngoại ngữ (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) để trao đổi học thuật và dịch tài liệu.
* Về phẩm chất đạo đức
– Chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh.
– Tận tâm vì sự phát triển của tổ chức và đồng nghiệp. Thực hiện đúng quy định về đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
2.4. Những vị trí công tác người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp
– Làm công tác quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và các tổ chức xã hội khác có thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo.
– Giảng dạy, nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và Viện nghiên cứu.
2.5. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
– Có khả năng học nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý giáo dục, Lý luận và Lịch sử giáo dục.
– Khả năng tự học và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn.
2.6. Khung chương trình đào tạo
STT
Mã số HP
Tên học phần
Số TC
Số giờ tín chỉ
MS HP tiên quyết
LT
Thực hành/ Thảo luận/ Semiar
BT
I
PHẦN I. KHỐI KIẾN THỨC CHUNG
1
FLA 515
Ngoại ngữ (Foreign Language)
5
2
PHI 514
Triết học (Philosophy)
4
II
PHÂN II. KHỐI KIÊN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH
II.1
Kiến thức cơ sở (tổng số 22 tín chỉ)
II.1.1
Bắt buộc (15 tín chỉ)
1
MES 523
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục
3
23
24
20
2
PML 523
Tâm lý học quản lý, lãnh đạo
3
30
15
15
3
TEM 523
Lý luận chung về quản lý giáo dục
3
30
15
15
4
EAQ 523
Đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
3
30
15
15
5
MDC523
Quản lí, phát triển chương trình giáo dục
3
23
22
22
II.1.2
Tự chọn (7 tín chỉ): chọn 3/6 môn
1
DSC 522
Phát triển văn hóa nhà trường
02
17
18
8
2
SEE 522
Phân hóa và bình đẳng trong giáo dục
02
20
10
10
3
FED 522
Dự báo giáo dục
02
20
10
10
4
MVE 532
Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
02
20
10
10
5
APE 532
Ứng dụng tâm lý học trong quản lý giáo dục
03
25
25
15
6
MEL 522
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
03
30
15
15
II.2
Kiến thức chuyên ngành (16 tín chỉ)
II.2.1
Bắt buộc (10 tín chỉ)
1
MLC 533
Lãnh đạo và QL sự thay đổi trường học
03
30
20
10
2
MAE 533
Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục
03
30
15
15
3
MTE 532
Quản lý hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục trong trường học
02
20
10
10
4
PSE 532
Chính sách và chiến lược phát triển giáo dục
02
20
10
10
II.2.2
Tự chọn (6 tín chỉ) 3/6 môn
1
MEP 532
Quản lý dự án giáo dục
02
20
10
10
2
TIE 532
Kiểm tra, thanh tra trong giáo dục
02
20
10
10
3
EED 522
Kinh tế học giáo dục
02
17
22
4
4
MHR533
Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục
02
20
15
15
5
DEE 532
Phát triển môi trường giáo dục
02
20
10
10
6
MFM 533
Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong trường học
02
20
10
10
III
LUẬN VĂN (13 tín chỉ)