CHƯƠNG 6 TLH TIỂU HỌC – CHƯƠNG 6 6. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học Lao động – StuDocu

CHƯƠNG 6

6. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học
Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học mang đầy đủ các đặc điểm
lao động của người giáo viên. Tuy nhiên, do đặc điểm của đối tượng lao động, do
đặc trưng của cấp học, do tính chất nghiệp vụ của nghề dạy học ở Tiểu học, nên
các đặc điểm trên có những biểu hiện riêng.

Đối tượng lao động trực tiếp của người giáo viên tiểu học là học sinh có độ
tuổi từ 6 -11,12 tuổi. Đó là những học sinh hồn nhiên, ngây thơ, sống chủ yếu bằng
tình cảm và đang tích cực tạo ra cho mình những chuyển biến lớn trong nhận thức,
trong tình cảm, trong ý chí do tác động của hoạt động học tập nói riêng, cuộc sống
nhà trường nói chung.

Công cụ lao động chủ yếu của người giáo viên tiểu học là nhân cách của
chính họ. Với chức năng là người “thầy tổng thể “, giáo viên tiểu học là người có
uy tín đặc biệt đối với học sinh. Nhân cách của họ, vì thế là tất cả đối với việc giáo
dục các em mà không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục
nào..ó thể thay thế được…(K.Đ.Usinxki).

Lao động của người giáo viên tiểu học có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn.
Với sản phẩm đặc trưng là nhân cách của học sinh – yếu tố cần thiết đầu tiên đảm
bảo cho sự phát triển tiếp tục của xã hội, lao động sư phạm của giáo viên tiểu học
có ý nghĩa chính trị đặc biệt. Hơn thế nữa, với việc hình thành cho học sinh các
năng lực người ở trình độ sơ đẳng nhưng rất cơ bản (năng lực tính toán, năng lực
sử dụng tiếng mẹ đẻ, năng lực làm việc trí óc), giáo viên tiểu học đã tạo dựng nền
tảng vững chắc cho việc tiếp tục phát triển các năng lực khác nhằm tạo ra “ sức lao
động” trong mỗi con người – yếu tố thiết yếu cho bất kì một nền tảng kinh tế nào,
một trình độ phát triển kinh tế nào. Đó cũng là giá trị kinh tế mà giáo viên tiểu học
đã “hiến dâng” cho xã hội.

Lao động của người giáo viên tiểu học đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa tính
khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo.

Tính khoa học đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải biết kế thừa có chọn lọc
và sử dụng đồng thời các thành tựu của nhiều khoa học khác nhau làm cơ sở cho
các hoạt động sự phạmính khoa học của người giáo viên tiểu học không chỉ đơn
thuần là tri thức của các khoa học cơ bản mà quan trọng hơn là trí thức của các
khoa học nghiệp vụ sư phạm bởi giáo dục tiểu học là cấp học phương pháp.

Tính nghệ thuật không chỉ đòi hỏi ở người giáo viên tiểu học sự khéo léo,
nhuần nhuyễn trong việc sử dụng các trí thức khoa học vào từng tình huống cụ thể,
mà còn đòi hỏi ở sự nhạy cảm, tinh tế, văn minh trong giao tiếp với trẻ.

Tính sáng tạo đòi hỏi ở người giáo viên tiểu học không được dập khuôn, máy
móc trong việc sử dụng các trí thức mà phải vận dụng chúng một cách linh hoạt, đa

dạng, phong phú, cải tiến sao cho phù hợp với từng tình huống và đối với từng học
sinh cụ thể. Bởi mỗi trẻ không chỉ là một cá nhân không lặp lại mà còn là một nhân
cách có khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, đang hình thành và phát triển với tốc độ rất
nhanh.

6. Cấu trúc nhân cách của người giáo viên tiểu học
Sự thành công trong hoạt động sư phạm của người giáo viên đòi hỏi ở họ các
phẩm chất đạo đức cao cả, một thế giới quan tiên tiến, một trình độ cao của trí
thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, một mức độ cao về trình độ văn hóa nói chung
và một hệ thống các năng lực.

Các nhà tâm lí học thường nhìn nhận nhân cách của người giáo viên theo
cấu trúc: các phẩm chất và các năng lực.

Phẩm chất nhân cách của người giáo viên là hệ thống các thuộc tính tâm lí
biểu hiện thái độ của họ đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, người khác (đặc biệt là
học sinh) và bản thân). Nó được quy định một cách khách quan bởi những đặc
trưng lao động sư phạm của họ. Có thể nhìn nhận các phẩm chất nhân cách của
người giáo viên theo các nhóm: các phẩm chất tư tưởng – chính trị (thế giới quan
khoa học, lí tưởng nghề dạy học, tư duy giáo dục…). các phẩm chất đạo đức (lòng
tin yêu trẻ, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, thái độ công bằng, trung thực…),
các phẩm chất ý chí (yêu cầu cao đối với bản thân, tự chủ và tự kiềm chế, kiên
trì…). Trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên, các phẩm chất trên nằm trong
mối quan hệ lẫn nhau và quan hệ với năng lực. Ở đó, các phẩm chất tư tưởng,
chính trị là “kim chỉ nam” để những phẩm chất khác và năng lực của người giáo
viên được bộc lộ và tác động đúng đắn đến học sinh. Những phẩm chất đạo đức là
nhân tố để tạo ra sự cân bằng và thiện chí trong các mối quan hệ sư phạm của
người giáo viên (đặc biệt là trong quan hệ với học sinh). Các phẩm chất ý chí lại là
sức mạnh để làm cho những phẩm chất và năng lực của người giáo viên thành hiện
thực và tác động sâu sắc đến học sinh.

Đặc trưng lao động sư phạm của người giáo viên còn đòi hỏi một cách khách
quan những năng lực nhất định của họ. Năng lực của người giáo viên là tổ hợp
những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của
nghề dạy học ở Tiểu học và đảm bảo cho họ thực hiện có kết quả các hoạt động sư
phạm của mình.

Năng lực của người giáo viên được biểu hiện rất đa dạng, bao gồm cả năng
lực chung (các năng lực cần cho mọi nghề nghiệp) lẫn năng lực chuyên biệt (các
năng lực phù hợp với các dạng hoạt động sư phạm cụ thể của người giáo viên). Các
nhà tâm lí học thường chỉ ra một số nhóm năng lực cơ bản cần có ở người giáo viên
như: các năng lực dạy học, các năng lực giáo dục, nhóm năng lực tổ chức, năng lực
chẩn đoán, năng lực đáp ứng, các năng lực đánh giá,..ác năng lực này lại được

6. Một số năng lực cơ bản của người giáo viên tiểu học
6.4.1ác năng lực dạy học
– Năng lực hiểu học sinh
Năng lực hiểu học sinh là năng lực nắm vững những đặc điểm tâm lí của học
sinh và diễn biến tâm lí của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.

Đối tượng lao động của người giáo viên tiểu học là học sinh, mỗi học sinh
vừa có đặc điểm tâm lí chung của lứa tuổi vừa có đặc điểm riêng và mỗi học sinh
có hai vùng phát triển: vùng phát triển hiện tại và vùng phát triển gần nhất (L.
Vưgốtsxki). Bởi vậy, người giáo viên tiểu học phải hiểu học sinh để đảm bảo
nguyên tắc dạy học vừa sức chung và vừa sức riêng.

Năng lực hiểu học sinh đươc biểu hiện ở các kĩ năng sau:

  • Kĩ năng đánh giá sự nắm vững tri thức cũ (nhớ và hiểu) của học sinh làm
    công cụ để học bài mới; luyện tập. Biện pháp: thông qua kiểm tra bài cũ, tổ chức
    học sinh học bài mới, luyện tập và quan sát học sinh…

  • Kĩ năng dự đoán khả năng tiếp thu bài học mới, luyện tập của học sinh,
    những khó khăn và thuận lợi của học sinh trong quá trình học tập. Biện pháp: giáo
    viên phải biết nhập vai vào học sinh, vận dụng vốn kinh nghiệm và óc tưởng tượng
    sư phạm, năng lực quan sát,…

  • Kĩ năng đánh giá thái độ và hứng thú học tập của học sinh. Biện pháp:
    quan sát học sinh trong quá trình học tập. Những học sinh chăm chú nghe giáo viên
    giảng bài, tích cực suy nghĩ khi giáo viên đặt câu hỏi và tích cực phát biểu ý kiến,
    không chỉ làm những bài tập giáo viên giao mà còn làm những bài tập tự nguyện,
    nếu được lựa chọn thường chọn các bài tập khó để giải,… Đó là những học sinh có
    thái độ tích cực đối với môn học.

  • Năng lực hiểu biết sâu rộng (năng lực khoa học)
    Năng lực hiểu biết sâu rộng là năng lực nắm vững nội dung, chương trình,
    sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn của từng môn học ở Tiểu học, có năng lực
    tự bồi dưỡng để hoàn thiện trí thức, tiếp nhận cái mới nhằm không ngừng mở rộng,
    nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư phạm.

Năng lực này đươc biểu hiện ở các kĩ năng sau:

  • Kĩ năng nắm vững nội dung và chương trình các môn học: nắm vững tri
    thức, nội dung khái niệm và phương pháp làm ra tri thức, nắm được phần mở rộng
    nội dung các môn học.

  • Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp
    vụ. Biện pháp: căn cứ vào nội dung các môn học để tìm hiểu nâng cao trình độ, lập
    kế hoạch để tự bồi dưỡng.

  • Thường xuyên theo dõi những thành tựu mới của khoa học thuộc môn
    mình giảng dạy để cập nhật tri thức.

  • Có nhu cầu mở rộng, nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư
    phạm.

  • Năng lực chế biến tài liệu
    Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo viên
    nhằm làm cho tài liệu thích hợp tối đa với trình độ và đặc điểm tâm lí học sinh của
    mình.

Năng lực này được thể hiện:

  • Biết xác định đúng đắn và chính xác tài liệu cần truyền đạt cho học sinh;
    biết chế biến tài liều theo lôgic khoa học và lôgic sư phạm, nhất thiết phải biến đổi
    ngôn ngữ sách giáo khoa thành ngôn ngữ của chính mình trừ tên bài học, các đề
    mục và định nghĩa, công thức, quy tắc.

  • Xác định mối quan hệ của tài liệu học tập với các tài liệu học tập trước
    đó để xác định chính xác nội dung kiểm tra bài cũ và mối quan hệ của tài liệu
    học tập với tài liệu học tập sau đó để sau khi kết thúc tiết học, giáo viên gợi ra
    vấn đề bài sau giải quyết.

  • Xác định đúng những đơn vị tri thức mới của tài liệu học tập đặc biệt là tri
    thức cơ bản. Thiết kế các nhiệm vụ học và các hành động học, dự kiến những thuận
    lợi và khó khăn, những tình huống sư phạm sẽ xảy ra khi học sinh giải quyết nhiệm
    vụ học.

Muốn có năng lực này, người giáo viên phải có năng lực phân tích và tổng
hợp các yếu tố chủ yếu và thứ yếu, cái cơ bản và cái chi tiết, không phải chỉ có thế
mà còn thấy mối quan hệ gữa chúng biết tổng hợp chúng theo cấu trúc có cơ sở
khoa học để trình bày. Người giáo viên phải có óc thiết kế sư phạm để xây dựng
trong đầu óc học sinh cái giáo viên muốn tạo dựng, giáo viên phải nhạy cảm với
cái mới, giàu cảm xúc sáng tạo, biết cảm thụ niềm vui trong nhận thức và sáng tạo
sư phạm.

  • Năng lực ngôn ngữ
    Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và chính xác những tư
    tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ cùng với nét mặt và điệu bộ tương ứng.

Năng lực ngôn ngữ là một trong những năng lực quan trọng của người giáo
viên. Nó là công cụ sống còn đảm bảo cho người giáo viên thực hiện chức năng
dạy học và giáo dục của mình. Sở dĩ như vậy là vì: bằng ngôn ngữ, truyền đạt
thông tin từ giáo viên đến học sinh, bằng ngôn ngữ thúc đẩy sự chú ý và sự suy
nghĩ của học sinh vào bài học, bằng ngôn ngữ điều khiển và điều chỉnh hoạt động
nhận thức của học sinh.

Mục tiêu giáo dục là hình thành nhân cách học sinh, nghĩa là hình thành
phẩm chất và năng lực học sinh theo một cấu trúc nhất định (Trong sách “Tâm lí
học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm” của tác giả Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan,
Nguyễn Văn Thành (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001), trong nhóm năng lực
giáo dục, các tác giả có nói về “năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học
sinh”. Nội dung này tương ứng với nội dung: “Năng lực cụ thể hóa mục tiêu hình
thành nhân cách học sinh” đang được bàn đến trong tài liệu này. Trong hoạt động
dạy học và hoạt động giáo dục, giáo viên luôn hướng tới việc hình thành nên
những “chất liệu” cấu thành nhân cách học sinh. Đế thực hiện được nhiệm vụ đó,
người thầy giáo phải biết cụ thể hóa mục tiêu chung, trên cơ sở đó hình thành mô
hình nhân cách học sinh do mình phụ trách. Mô hình được hình dung đó chính là
biểu tượng được phác họa, được cụ thể hóa một bước từ mục tiêu giáo dục, căn cứ
vào đó mà quá trình giáo dục được triển khai theo hướng tiếp cận dẫn tới mục tiêu
nhân cách học sinh.

Năng lực giáo dục thường được biểu hiện dưới dạng:

  • Dự đoán được sự hình thành và phát triển những thuộc tính tâm lí của học
    sinh, biết được nguyên nhân sinh ra cũng như mức độ hình thành và phát triển
    những thuộc tính đó.

  • Năng lực của giáo viên được thể hiện ngày càng rõ hơn qua sự phát triển
    những đặc điểm tâm lí, những biểu hiện nhân cách của học sinh dưới tác động giáo
    dục của người giáo viên (được nhận định, đánh giá, đối chiếu với mô hình nhân
    cách của học sinh, đối chiếu với đầu vào khi giáo viên mới tiếp nhận trò).

Năng lực này có được do nhiều yếu tố tâm lí, như óc tưởng tượng sư phạm, niềm
tin vào học sinh, nhận thức về quy luật giáo dục, quy luật phát triển của con người …

  • Năng lực cảm hóa học sinh
    Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình
    bằng tri thức, tình cảm và ý chí.

Muốn có năng lực này người giáo viên tiểu học phấn đấu tu dưỡng để có
một lối sống lành mạnh, nếp sống văn hóa cao, phong cách mẫu mực, có uy tín
thực sự biểu hiện từ cử chỉ, lời nói đến lí tưởng nghề nghiệp. Xây dựng được mối
quan hệ thầy trò tốt đẹp, có thái độ yêu thương, tin tưởng học sinh, tôn trọng và
phát huy tính tích cực của học sinh. Sự cảm hóa bắt nguồn từ bộ mặt chính trị, đạo
đức và tài nghệ sư phạm của người thầy.

– Năng lực giao tiếp sư phạm
Năng lực giao tiếp sư phạm là khả năng nhận thức nhanh những hành vi bên
ngoài, những biểu hiện tâm lí bên trong của học sinh và của chính bản thân mình,
đồng thời biết sử dụng thích hợp các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết
tổ chức và điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằn đạt mục tiêu giáo dục cụ thể.

Năng lực giao tiếp của giáo viên vững tay nghề thường được biểu hiện ra
dưới dạng kĩ năng như:

  • Kĩ năng định hướng giao tiếp, đó là sự phán đoán đúng về nhân cách cũng
    như mối quan hệ giữa chủ thể (giáo viên) với đối tượng (học sinh) trên cơ sở
    những biểu lộ bên ngoài của đối tượng giao tiếp, như các trạng thái biểu cảm, ngữ
    điệu, hành vi cử chỉ, thời gian và không gian giao tiếp.

  • Kĩ năng định vị, là khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt vị trí
    của mình vào vị trí của đối tượng để có thông cảm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, biết tạo
    ra điều kiện giải tỏa rào cản tâm lí để đối tượng chủ động và thoải mái giao tiếp với
    mình.

  • Kĩ năng làm chủ trạng thái xúc cảm của bản thân thể hiện ở sự kiềm chế
    trạng thái xúc cảm mạnh của giáo viên, sự khắc phục tâm trạng tiêu cực khi cần
    thiết, nghĩa là giáo viên biết làm chủ, biết điều khiển và điều chỉnh diễn biến tâm lí
    của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

  • Kĩ năng sử dụng phương tiên giao tiếp, là kĩ năng sử dụng lời nói như
    phương tiện đặc trưng của con người. Nếu nội dung lời nói tác động vào ý thức thì
    lời nói cùng với ngữ điệu của nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tình cảm của con người.
    Trong dân gian có câu: “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng
    nhau”. Câu nói này nên được hiểu với nội hàm như sau: trong giao tiếp sư phạm thì
    lời nói của người giáo viên dành cho mỗi học trò hàm chứa ý và nghĩa nhất định.
    Cùng ý và nghĩa như nhau nhưng đối với những học sinh có tính cách và hoàn
    cảnh khác nhau thì người giáo viên có kinh nghiệm bao giờ cũng biết lựa chọn
    cách diễn đạt (hình thức lời) phù hợp với từng học sinh cụ thể, phù hợp với tình
    huống giao tiếp cụ thể, để em đó dễ có phản ứng tích cực đối với lời của giáo viên,
    nghĩa là giáo viên chú ý đến tính hiệu quả của lời nói trong giáo dục học sinh.

  • Năng lực ứng xử sư phạm
    Trong quá trình giáo dục học sinh, người thầy giáo luôn đứng trước nhiều
    tình huống sư phạm, đòi hỏi những cách ứng xử có phần giống nhau và có phần
    khác nhau nhằm giải quyết tốt tình huống, đạt hiệu quả giáo dục. Cách ứng xử đó
    gọi là ứng xử sư phạm, mà vào những thập niên giữa thế kỉ XX, nhiều nhà chuyên
    môn gọi là “ khéo léo đối xử sư phạm”, còn thời nay thì năng lực chuyên biệt này
    nên hiểu theo quan niệm mới để tránh sự hiểu lầm từ “ khéo léo”, nên hiểu là năng
    lực ứng xử sư phạm. Giáo viên có năng lực này là người biết ứng xử thích hợp
    (vừa có tính khoa học, vừa có tính giáo dục và vừa có tính thực tiễn). Năng lực ứng
    xử sư phạm thường biểu hiện ra dưới những khía cạnh khác nhau như:
  • Sự nhạy bén về mức độ sử dụng các tác động sư phạm: khuyến khích,
    trách phạt, ra lệnh.v.v..ếu sử dụng quá ngưỡng hoặc dưới ngưỡng có thể dẫn đến

và tính linh hoạt của kế hoạch, biết vạch kế hoạch đi đôi với kiểm tra kế hoạch để
đánh giá hiệu quả và sẵn sàng bổ sung kế hoạch.

  • Biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp dạy học và giáo dục
    khác nhau nhằm tổ chức tốt việc học tập và có tác động sâu sắc đến tư tưởng và
    tình cảm của học sinh.

  • Biết xác định mức độ và giới hạn của từng biện pháp dạy học và giáo dục
    khác nhau.

  • Có nghị lực và dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và các biện
    pháp giáo dục.

Trên đây chúng ta đã phân tích toàn bộ cấu trúc nhân cách người giáo viên,
trong đó có hai thành phần lớn: các phẩm chất và năng lực. Bằng tổ hợp này, nhân
cách này, người gióa viên tiến hành nghề nghiệp.

Những thành phần trong cầu trúc nêu trên sẽ giúp người giáo viên thực hiện
chức năng cao cả “ những nấc thang” của tuổi trẻ hôm nay và mai sau và chính
trong thực tiễn hoạt động sáng tạo của người “kĩ sư tâm hồn” những thành phần đó
lại ngày càng được phát triển.

6. Các con đường hình thành nhân cách của người giáo viên tiểu học
Nhân cách của người giáo viên tiểu học được hình thành trong quá trình
sống và hoạt động nghề nghiệp của bản thân người giáo viên tiểu học. Các phẩm
chất và năng lực trong nhân cách của người giáo viên tiểu học được hình thành qua
các giai đoạn sau: Giai đoạn hướng nghiệp trong các trường phổ thông, quá trình
đào tạo ở các trường sư phạm và giai đoạn hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp.

6.5. Hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông
Thời kì học phổ thông, đặc biệt là phổ thông trung học, là thời kì hình thành
định hướng nghề dạy học. Được sự hướng dẫn, gợi ý của gia đình, bạn bè và nhận
thức của bản thân với nghề dạy học trong các nhóm nghề của xã hội nên học sinh
có xu hướng nghề cho cá nhân mình. Hiện nay, trong các nhóm nghề của xã hội, xu
hướng nghề dạy học là một trong những nghề được lựa chọn nhiều. Chính xu
hướng nghề là cơ sở để cá nhân có sự tìm hiểu về nghề mà mình lựa chọn (đặc
điểm nghề, yêu cầu của nghề về mọi mặt, trong đó có yêu cầu về nhân cách
nghề…), đây chính là cơ sở, tiền đề để hình thành nên định hướng nhân cách nghề
dạy học sau này của học sinh. Lúc này học sinh (người giáo viên tương lai) có thể
thử thách xu hướng nghề sư phạm thông qua các hoạt động xã hội, các hoạt động
với học sinh lớp dưới. Lựa chọn nghề giáo viên, hình thành xu hướng nghề dạy học
của học sinh chịu ảnh hưởng và sự chi phối của nhiều yếu tố: gia đình (truyền
thống gia đình, lời khuyên của cha mẹ), nhà trường với hoạt động hướng nghiệp và
xã hội đặc biệt là sự tư vấn nghề nghiệp.

Đây là con đường đầu tiên, là ‘cửa khấu” dẫn đến nghề dạy học và học sinh
sẽ gắn mình suốt cả cuộc đời.

6.5. Hoạt động học tập và rèn luyện trong trường sư phạm
Môi trường sư phạm khi sinh viên lựa chọn nghề bước vào học tập chính là
môi trường chuyên biệt để hình thành phẩm chất và năng lực nghề dạy học cho
người giáo viên tương lại.

Thông qua hoạt động học tập với các hình thức khác nhau:

  • Học tập văn hóa trên lớp thông qua hệ thống các môn học cung cấp cho
    sinh viên các tri thức cơ sở, cơ bản và chuyên ngành về lĩnh vực mình giảng dạy.
    Học tập, nghiên cứu khoa học: cung cấp các tri thức cơ bản về nghiên cứu khoa
    học và rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học (xác định vấn đề nghiên cứu,
    các phương pháp nghiên cứu, viết bài tập nghiên cứu); bước đầu vận dụng vào
    nghiên cứu khoa học ở trường sư phạm và ở các cơ sở thực tập sư phạm của sinh
    viên phục vụ cho công tác giảng dạy, chủ nhiệm của người sinh viên.

  • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo
    với các phân môn: rèn viết bảng, soạn giáo án, xử lí tình huống sư phạm, thực tập
    làm công tác giáo viên chủ nhiệm, thực tập dạy học ngắn hạn và dài hạn, tập trung
    tại các trường phổ thông, sư phạm.

  • Việc rèn luyện để trở thành người giáo viên diễn ra ở trong các trường sư
    phạm và tại các cơ sở giáo dục (trường phổ thông, sư phạm). Quá trình rèn luyện
    này trực tiếp hình thành các phẩm chất, kĩ năng giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu
    khoa học, năng lực của người giáo viên.

  • Vì vậy, khi còn ở trường sư phạm, sinh viên cần tận dụng mọi điều kiện và
    cơ hội để học tập, tiếp thu các tri thức khoa học trong chương trình môn học và rèn
    luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành các sản phẩm cho mình là phẩm chất,
    năng lực nghề nghiệp của người giáo viên trong tương lai, đây cũng chính là cơ sở
    để phát triển trình độ nghề nghiệp trong giai đoạn sau.

6.5. Tự hoàn thiện nâng cao nhân cách trong hoạt động nghề nghiệp
Tốt nghiệp trường sư phạm, người sinh viên trở thành nhà giáo, những nền
tảng nhân cách người giáo viên đã có, nhưng để làm việc được tốt cho phù hợp với
thực tiễn giáo dục, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên luôn thay
đổi và nâng cao thì đòi hỏi người giáo viên không ngừng rèn luyện và nâng cao
trình độ nghề nghiệp cho bản thân mình. Vì vậy, vấn đề tự học, tự đào tạo hoàn
thiện và nâng cao phẩm chất và năng lực cho mình là vấn đề đặt ra suốt đời với
người giáo viên. Việc học suốt đời có thể thông qua các hình thưc sau:

– Tự học, tự rèn : Đây là con đường quan trọng nhất, việc tự học không qua
trường lớp, bài bản như trong thời kì học ở các trường sư phạm, nhưng nó đòi hỏi
một sự nỗ lực cao của cá nhân người giáo viên. Để tự học có hiệu quả, người giáo