CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT Ngành KDLT DU LỊCH – CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH KINH DOANH LƯU TRÚ DUỊCH L 1 Sự – Studocu

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NGÀNH

KINH DOANH LƯU TRÚ DUỊCH L

1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của ngành kinh doanh lưu trú du lịch

1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngành

Kinh doanh lưu trú là một ngành không thể tách rời với ngành kinh doanh
du lịch
. Sự ra đời và phát triển của ngành kinh doanh du lịch gắn liền với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, với sự phát triển của xã hội loài người.
Nền kinh
tế càng phát triển, nhu cầu giao lưu
giữa các vùng trong cùng một quốc gia, giữa
các quốc gia với nhau vì các mục đích của chuyến du lịch khác nhau. Trong quá
trình thực hiện mục đích chuyến đi của mình, khách phát sinh các nhu cầu thiết
yếu
: ăn, ở và các yêu cầu khác, đây là *cơ sở, là điều kiện cho sự ra đời và phát
triển của ngành kinh doanh lưu trú.
1 Trong chế độ Nô lệ
Mục đích hành hương tôn giáo: Đã có rất nhiều cuộc hành hương, thăm
viếng lẫn nhau, đi chữa bệnh và đi theo mục đích tôn giáo. Dòng người này thường
đi về các nơi như Hy lạp, Ý, Ai cập..ững điểm họ đến thường là các khu dân cư
dọc đường quốc lộ, chùa, đền thờ, suối nước nóng…
Ban đầu, trong các mục đích chuyến đi thi nổi lên mạnh mẽ nhất đó là mục đích
hành hương tôn giáo.
Bởi vì đây là thời kỳ mà thế giới tâm linh phát triển mạnh
mẽ,
người dân rất sùng bái thần thánh, họ tôn thờ thần thánh, và muốn cúng bái để
tạ ơn các vị thần thánh. Và đó cũng là lý do mà đã có rất nhiều cuộc hành hương về
các nơi như Hy lạp, Ý, Ai cập
..ững điểm họ đến thường là các khu dân cư dọc
đường quốc lộ, chùa, đền thờ… Trên đường đi họ thường xin trú tạm nhà người
thân hay người dân ở ven đường,
họ chỉ cần ngủ qua đêm. Khi ra đi, vì những
người khách không muốn ấy ngại họ thường tỏ lòng biết ơn bằng cách tặng lại chủ
nhà món quà làm kỷ niệm,
và thông qua việc đó, người chủ nhà cảm thấy rằng
việc cho khách ở lại qua đêm đã mang lại lợi ích cho họ.
Đây được xem như là

mầm mống đầu tiên cho hoạt động kinh doanh lưu trú sau này.
Dần dần, trên các trục đường chính xuất hiện một số cơ sở phục vụ cho khách
nghỉ trọ, nhưng chỉ phục vụ nhu cầu hết sức tối thiểu cho khách về lưu trú. Khi
người dân đi với mục đích hành hương họ chỉ mong đến gặp thần linh, mà không
quan trọng và yêu cầu cao
đối với việc lưu trú, chính vì vậy mà thời kỳ này các nhà
nghỉ trọ chỉ phục vụ nhu cầu tối thiểu là ngủ, và cơ sở vật chất rất thô sơ, nghèo
nàn, chủ yếu là theo phương thức tự cung, tự cấp, chủ nhà có gì thì dùng nấy.

Chính việc xuất hiện các cơ sở lưu trú này, thì người đi hành hương lưu trú qua đêm
trả bằng tiền hay tặng phẩm và họ cảm thấy đỡ ái ngại hơn và chủ nhà có thể
kiếm được lợi ích.
*Mục đích chữa bệnh: Khi người dân thu được mùa vụ cao, thu hoạch mùa vụ
của họ có của ăn, của để, thì họ cũng quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều
hơn. Cùng với sự khám phá tính chất chữa bệnh của nguồn nước khoáng nóng,
nhu cầu chữa bệnh ngày càng tăng. Tại các nơi có nguồn tài nguyên này, người ta
xây dựng các nhà trọ ngoài phục vụ khách về nhu cầu lưu trú thì có phục vụ
thêm nhu cầu ăn uống và một số dịch vụ đính kèm
với như cầu tắm khoáng nóng
chữa bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian này, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật,
tiện nghi của các cơ sở lưu trú vẫn còn nghèo nàn,
chưa phát triển, chỉ là sơ khai.

1 Trong chế độ Phong kiến
Đây là thời kỳ mà sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp. Hơn nữa,
nghề thủ công phát triển mạnh; chính vì vậy mà người dân muốn đẩy mạnh quá
trình giao thương hàng hóa để phát triển kinh tế, làm giàu; giao lưu thương mại
giữa các vùng trong nước và giữa các quốc gia phát triển nhanh. Điều này dẫn đến
việc hình thành các trung tâm buôn bán ở các đầu mối giao thông quan trọng.
Khi các thương nhân đến giao lưu , mua bán họ cần nơi để lưu trú, ở lại khi họ rời
nơi cư trú. Vì vậy, Ở những nơi này đã xuất hiện các khách sạn phục vụ khách
thương nhân.
Thời kỳ này, các cơ sở lưu trú đã có bước phát triển, cơ sở vật
chất, phương tiện phục vụ khá hơn, phục vụ tốt hơn.
Ngoài việc nâng cao chất
lượng dịch vụ, các cơ sở này còn đa dạng hoá các dịch vụ không chỉ ở, ăn, mà còn
thêm các dịch vụ khác như vui chơi, giải trí và dịch vụ liên quan đến kinh doanh
(cho thuê quầy hàng; cho thuê kho hàng…).

cư trú thường xuyên của mình do đó, nhu cầu đi du lịch của họ ít hơn , và các cơ sở
lưu trú không dám đầu tư vào cơ sở lưu trú của mình vì sợ rủi ro. Chính vì vậy,
ngành kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh lưu trú nói riêng tạm
ngưng tốc độ phát triển.

Sau cuộc đại chiến thế giới thứ II, nền kinh tế được phục hồi , sự giao lưu
kinh tế, văn hóa, xã hội..ữa các vùng, các quốc gia tiếp tục được đẩy mạnh. Sự
phát triển về khoa học tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong công nghiệp, đã giúp người
lao động làm việc nhẹ hơn, tiết kiệm thời gian, sức lao động hơn.

Đối với trước kia , người dân muốn đi du lịch khi họ có chi tiêu dành cho du
lịch nhiều hơn những người khác, và đi du lịch như là hiện tượng dành cho
những gia đình giàu có, sang trọng;
thì thời kỳ này, khi ai cũng có công ăn việc
làm, có thu nhập, có chi tiêu dành cho du lịch , và cộng thêm, sau bao năm đấu
tranh người lao động được quyền hưởng những ngày nghỉ phép có lương , xu
hướng chung
trong điều kiện phát triển hiện đại là tăng số ngày nghỉ phép thường
niên, giảm số giờ làm việc trong tuần, tăng số ngày nghỉ cuối tuần, từ đó nhu cầu
sử dụng tốt và hết thời gian rảnh
là vấn đề quan trọng đối với nhiều người. Đây là
nhân tố quan trọng nhất cho phép phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác
động đến phần lớn dân cư,
tạo nên hiện tượng quần chúng hóa trong du lịch, số
lượng khách du lịch không ngừng tăng lên. Sự phát triển kinh tế ở các nước công
nghiệp làm tăng chi tiêu cho du lịch của khách du lịch. Khi khách du lịch tăng chi
tiêu
cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu về sản phẩm dịch vụ, chất lượng dịch vụ
và loại hình cơ sở lưu trú du lịch cũng đa dạng hơn.
Trước cơ hội đó, nhiều nhà
đầu tư đã bỏ vốn vào kinh doanh
các loại hình lưu trú khác nhau, đặc biệt là
khách sạn, người ta thường gọi đây là “thế kỷ vàng” của ngành khách sạn.
*Từ những năm 50 của thế kỷ thứ XX đến nay
Một mặt đó là sự phát triển nhanh, mạnh của các cơ sở kinh doanh lưu trú
nói chung và khách sạn nói riêng, trong khi đó cầu du lịch thì có giới hạn, không
phải lúc nào khách du lịch cũng đi du lịch.
Chính vì vậy, quan hệ cung- cầu bấy
giờ trên thị trường đang rơi vào trạng thái: Cung> Cầu. Chính vì vậy, mà các đơn
vị trong ngành rơi vào tình thế cạnh tranh hết sức khốc liệt để dành lấy thị trường
khách hàng về doanh nghiệp mình. Để tạo lợi thế cạnh tranh, hay nâng cao năng lực

cạnh tranh thì các đơn vị kinh doanh lưu trú phải chuyển từ tình thế bị động sang
chủ động trong việc thu hút khách trong cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng về
phía mình bằng cách: tự hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị.
Kết quả
làm cho ngành kinh doanh lưu trú phát triển trên các mặt: tăng về số lượng, tăng về
quy mô, tăng về yêu cầu chất lượng dịch vụ.

1 Sự tồn tại tất yếu khách quan của ngành
Kinh doanh lưu trú là một hoạt động không thể thiếu trong ngành kinh doanh du
lịch. Bởi vì:
1 Sự phát triển của KDDL gắn liền với sự phát triển của lực lượng
sản xuất

Sự phát triển của lực lượng sản xuất tác động tích cực đến ngành kinh doanh lưu
trú. Bởi vì, Ở phần sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngành kinh
doanh lưu trú, cũng đã thấy rằng hai yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Khi
lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng cao, nền kinh tế phát triển, văn
hóa phát triển thì:
 Bắt buộc các nhà kinh doanh phải đẩy mạnh quá trình giao lưu hàng hóa,
dịch vụ, mua bán, trao đổi kinh tế- văn hóa giữa các vùng trong một quốc gia,
giữa các quốc gia nhiều hơn. Từ đó, làm cho mục đích rời khỏi nơi cư trú
thường xuyên của họ cũng nhiều hơn, họ đi với mục đích nghiên cứu thị
trường, công vụ thay vì đi du lịch thuần túy để nghỉ dưỡng hay du lịch văn
hóa.
 Hơn thế nữa, khi lực lượng sản xuất phát triển, nền kinh tế phát triển, đời
sống người dân ngày càng được nâng cao và những yêu cầu cho mục đích
chuyến đi của họ ngày càng cao hơn.
Chính điều này, làm cho việc tăng
trưởng lượng cầu du lịch,
cơ cấu cầu du lịch cả về mặt lượng.
 Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất kéo theo sự ra đời của các
ứng dụng, các tiến bộ khoa học công nghệ,
và các cơ sở lưu trú đã biết áp
dụng những ứng dụng tiến bộ đó trong việc đáp ứng yêu cầu, cung ứng sản

1 Xu hướng phát triển kinh doanh của ngành

Kết quả của cuộc cạnh tranh giữa các loại hình kinh doanh lưu trú trong thời
gian qua đã chỉ ra những xu hướng phát triển cơ bản của ngành:
*Thứ nhất, ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật
để cải tạo, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường
. Một số công đoạn trong quy trình phục vụ được
tự động hóa như đưa công nghệ thông tin vào đăng ký buồng, vào hoạt động thanh
toán, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách .. góp phần làm tăng năng suất lao
động, tiết kiệm nhân lực, tăng tốc độ phục vụ, nâng cao chất lượng phục vụ
và hiệu quả
của công tác quản lý các hoạt động kinh doanh.
*Thứ hai, tăng nhanh về số lượng các cơ sở lưu trú hầu hết ở tất cả các nước
trên thế giới.
Các nước có ngành công nghiệp du lịch phát triển như Tây Ban Nha,
Pháp có quy mô buồng giường tăng từ 20%-30% mỗi năm. Việt Nam cũng có tốc độ
tăng từ 30-40%. Đặc biệt ở thành phố HCM và Hà Nội lên đến 70%. Và trong những
năm gần đây, cơ sở lưu trú ở thành phố Đà Nẵng đặc biệt tăng nhanh, và là thành phố
thu hút đông khách du lịch trong nước và trên thế giới bởi sự đổi mới không ngừng
trong sự phát triển du lịch.
*Thứ ba , cơ cấu giữa các loại hình cơ sở lưu trú có sự thay đổi. Các lều trại
có chiều hướng phát triển mạnh ở các nước có hoạt động du lịch phát triển và chiếm
một tỷ lệ đáng kể. Ví dụ, ở Tây Ban Nha số lượng lều trại chiếm tỷ trọng cao
(27,5%), Motel (0,9%), Bungalow (9,3%), nhà trọ và căn hộ cho thuê (28,1%), các
loại khác chiếm khoảng 11% trên tổng số cơ cấu lưu trú.
*Thứ tư, tăng số lượng các cơ sở có thứ hạng bậc trung và bậc cao, giảm
dần các loại có thứ hạng thấp, chủ yếu hướng phục vụ khách du lịch có khả năng
thanh toán ngày càng cao.
*Thứ năm, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước có truyền thống kinh
doanh các dịch vụ lưu trú lâu đời với các nước mới phát triển loại hoạt động
này.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, chủ các doanh nghiệp ở
các nước phát triển tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trong khách
sạn, sử dụng lợi thế của người đi sau trong việc hoàn thành cơ sở vật chất của mình,
trong công tác tổ chức hoạt động phục vụ khách. Để đối phó lại, các doanh nghiệp ở

các nước có truyền thống kinh doanh cải tạo nâng cấp cơ sở của mình để tăng
quy mô,
thứ hạng và mức cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng ở mức độ cao hơn của
nhu cầu thị trường.
Thứ sáu, xu hướng liên kết ngang. Cuộc cạnh tranh giữa các đơn vị kinh
doanh lưu trú có quy mô khác nhau trên thị trường cũng được thể hiện rõ nét. Các
đơn vị có quy mô lớn hay các đơn vị thuộc các tập đoàn khách sạn trên thế giới bao
giờ cũng có nhiều ưu thế hơn trong việc tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi phục vụ
khách, cung ứng vật tư và thực phẩm hàng hóa, trong việc quảng cáo rộng rãi, thu
hút khách trên phạm vi toàn cầu cũng như công tác tổ chức đào tạo lao động và
năng lực đầu tư mạnh. Để cạnh tranh được, các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ
liên kết lại với nhau hình thành các cụm hay các hiệp hội, mang tên hiệu riêng
của cụm mình như là dấu hiệu đầu tiên của việc hình thành chuỗi các khách
sạn.*

*Thứ bảy, sự cạnh tranh giữa các loại hình kinh doanh lưu trú. Xuất phát
từ ưu, nhược điểm của từng loại hình
kinh doanh đối với nhu cầu của khách du
lịch ở những vùng miền khác nhau, các loại hình kinh doanh lưu trú tự hoàn thiện
mình để cố gắng thu hút khách
của các loại hình lưu trú khác. Kết quả làm cho
*kinh doanh của ngành ngày càng hoàn thiện hơn.
Thứ tám, các mô hình đầu tư mới (patterns of investment) cho các CSVC
và thiết bị khách sạn đã nổi lên ở những năm cuối thế kỷ 20, mục tiêu của việc
đầu tư này là đem lại sự tối ưu hóa cho CSVC trang thiết bị và dịch vụ của
CSLT, với phương châm là “ mọi thứ cũ đều sẽ được làm mới lại ”. Bên cạnh đó,
khái niệm về sức khỏe và sự chăm sóc sức khỏe tốt đã trở thành một tiêu chí tạo
nên các sản phẩm dịch vụ của các khách sạn và resort, đem đến sự thích thú và thu
hút sự quan tâm của khách hàng. Một số khách sạn và resort cao cấp đã quan tâm
đến việc làm hài lòng khách hàng bằng cách thêm cơ sở Spa vào trong hệ sản
phẩm dịch vụ của mình
. Bên cạnh đó, những khách sạn 5 sao sẽ thiết lập Spa
của mình với những tiêu chuẩn, sự tiện nghi của các dịch vụ cá nhân cao cấp
hơn
so với những khách sạn bình thường để tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng.
Như vậy, ngành spa đã cung cấp sự hòa quyện vào trong sản phẩm dịch vụ của
ngành KDLT (Peter Anderson)

Vì vậy, các đơn vị kinh doanh muốn tham gia vào ngành phải nhìn nhận được
vấn đề, chuẩn bị thật tốt về nguồn vốn, đầu tư cơ sở vật kỹ thuật, trang thiết bị và
một kế hoạch hoàn thiện để phát triển đơn vị, thu hút khách hàng, để khi tham gia
vào ngành có thể vượt qua được khó khăn, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho đơn vị
mình.

2.1 Các dấu hiệu thể hiện sự hấp dẫn của ngành KDLT
Khi các đơn vị kinh doanh hoạt động trong ngành và muốn tham gia vào ngành
nhìn thấy sự hấp dẫn của ngành kinh doanh lưu trú thể hiện qua các dấu hiệu, nhìn
chung các dấu hiệu về tính hấp dẫn đa dạng như sau:
+ Cơ sở lưu trú với điều kiện lịch sử : Ngày nay, các sự kiện chính trị, lịch sử
liên quan đến vấn đề hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực hay trên thế giới thì
đều chọn các cơ sở lưu trú là nơi diễn ra sự kiện , và các cơ sở lưu trú này đáp
ứng và phục vụ một cách chuyên nghiệp
liên quan đến các sự kiện này. Dẫn
chứng, khách sạn Furama Đà Nẵng luôn là nơi để các tổ chức thế giới chọn để tọa
đàm, thương lượng. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú còn tổ chức về các hội nghị, hội
thảo liên quan đến y học, khoa học, môi trường, nghề nghiệp.
Và các nơi tổ chức
này thường là các khách sạn cao cấp hay các resort mới đảm bảo tiêu chuẩn để các
đơn vị tổ chức lựa chọn.
+ Cơ sở lưu trú nơi đầy sự nhộn nhịp : Khi phân tích đặc điểm về các đối
tượng khách phục vụ của cơ sở lưu trú thì rất đa dạng, với nhiều phân loại khách
nhau. Và nhìn chung, sự nhộn nhịp thể hiện qua sự tập trung khách du lịch với
nhiều đặc điểm
về quốc tịch, tôn giáo, giới tính, động cơ. Bên cạnh đó, sự nhộn
nhịp còn thể hiện ở việc nơi đây tổ chức các bữa tiệc linh đình, sự tham gia đông
đảo của khách lưu trú
và có tác động qua lại lẫn nhau.
+ Cơ sở lưu trú- hí viện : Cơ sở lưu trú không chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ
ăn ở, và các dịch vụ bổ sung mà đó cũng là nơi thể hiện những văn hóa- nghệ
thuật của địa phương,
khu vực nơi khách du lịch ghé thăm, góp phần đưa giá trị
văn hóa- nghệ thuật đặc sắc của địa phương
giới thiệu đến bạn bè trong nước và
thế giới.
+ Cơ sở lưu trú là một thế giới thu nhỏ: Trong cơ sở lưu trú giống như một
vùng, một khu vực có cư dân sinh sống gồm có nhân viên và khách du lịch.
Nơi

đây là nơi có sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ, là nơi thể hiện các văn
hóa khác nhau. Bởi lẽ khách du lịch
đến từ nhiều nơi khác nhau, văn hóa khác
nhau, không những thế ngay cả nhân viên đến từ nhiều vùng, nhiều nước khác
nhau
nên đặc điểm về tập quán, phong tục cũng khác nhau. Ngoài ra, cơ sở lưu trú
cũng là nơi diễn ra các hoạt động tiêu dùng như ăn, ngủ, giải trí, thể thao, bên
cạnh đó có các hoạt động sản xuất (chế biến món ăn, thức uống), có các hoạt
động thương mại
(xuất, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa dịch vụ). Và như trên đã
trình bày, nơi đây diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội mang tính toàn
cầu.

Vấn đề đặt ra cho các đơn vị kinh doanh muốn tham gia vào ngành:
Như vậy, thông qua dấu hiệu minh chứng cho sự hấp dẫn của ngành kinh doanh
lưu trú thì vấn đề đặt ra cho các đơn vị kinh doanh lưu trú đó là: làm thế nào để
mang lại sự hài lòng cho khách hàng, và đơn vị kinh doanh phải tổ chức quá trình
hoạt động kinh doanh như thế nào để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
hoạt động. Vấn đề phân loại khách hàng, vấn đề đón tiếp, vấn đề cung ứng sản
phẩm dịch vụ, vấn đề giải quyết phàn nàn, vấn đề đáp ứng thông tin, vấn đề tổ chức
trang thiết bị, vấn đề tổ chức lao động, vấn đề giữ gìn văn hóa và giới thiệu văn hóa,
vấn đề tổ chức hội nghị hội thảo…ẽ được giải quyết như thế nào ở từng đơn vị
kinh doanh lưu trú..v

2.1 Lực lượng lao động làm việc trong ngành kinh doanh lưu trú:
Sự hấp dẫn của ngành kinh doanh lưu trú còn thể hiện qua nghề nghiệp : Số
lượng lao động
trong ngành kinh doanh lưu trú chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
số lao động hoạt động trong các đơn vị kinh doanh du lịch.
Lực lượng này rất đa
dạng về nghề nghiệp chuyên môn,
vì vậy hệ thống các đơn vị kinh doanh lưu trú
có khả năng thu hút sử dụng từ xã hội nhiều loại lao động cụ thể khác nhau , từ
lao động giản đơn đến các loại lao động đòi hỏi phải có năng khiếu, trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm
và đôi khi cả yêu cầu về ngoại hình.
Ngành kinh doanh lưu trú là ngành dịch vụ nên sự tiếp xúc giữa nhân viên và
khách diễn ra nhiều,
vì vậy nhân viên đóng vai trò như là một người diễn viên
và phải phục vụ khách theo những kịch bản mà nhà quản trị đã đưa ra và đào tạo

2.2 Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế được hiểu là môi trường chỉ bản chất và định hướng của
nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động.
Môi trường kinh tế luôn làm thay
đổi khả năng tạo ra giá trị
của doanh nghiệp và của ngành. Vì thế, các doanh
nghiệp trong ngành phải luôn luôn nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các
thay đổi, khuynh hướng để từ đó chủ động thay đổi
một cách phù hợp.
Các yếu tố kinh tế : Để đánh giá và phân tích một cách toàn diện sự ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế đến ngành kinh doannh lưu trú, cần tập trung vào một số vấn
đề sau:

a. Sự tăng lên về thu nhập của dân cư và xu hướng thay đổi cơ cấu chi tiêu
của họ dành cho du lịch, nghỉ ngơi, xu hướng vận động của dòng du khách
quốc tế và khu vực cũng như mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Nhu cầu du lịch là nhu cầu thứ yếu
, nói chung người ta chỉ nghĩ đến việc đi
du lịch sau khi người ta đã giải quyết những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở. Do
vậy, khi muốn đi du lịch, con người không chỉ cần có thời gian mà còn cần phải có
một mức thu nhập đủ lớn. Đó là điều kiện để cần thiết để biến một nhu cầu du
lịch nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán.
Từ đó, thu nhập cao của
người dân
là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển nhu cầu
du lịch. Nói chung, thu nhập bình quân đầu người tăng thì nhu cầu du lịch tăng
nhanh hơn.
Trong 40 năm vừa qua, ở nhiều nước thu nhập của người dân đã tăng
lên một cách đáng kể đã kích thích mạnh mẽ những tiêu dùng các nhân về hàng hóa
và dịch vụ, trong đó càng ngày người dân càng dành nhiều chi tiêu cho du lịch. Việc
thu nhập bình quân đầu người được tăng lên và tăng lên ở hầu hết các tầng lớp
dân cư
đã cho phép du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến gần như của toàn bộ
các tầng lớp xã hội
ngay cả ở những nước công nghiệp đang phát triển. Ở các
nước phát triển, họ thường du lịch ở các nước láng giềng, hay các nước các ở
các Châu khác: Châu Á, Châu Phi
,,, để trú đông , hoặc du lịch với mục đích tìm
hiểu văn hóa..
Chính điều này, cũng làm cho ngành du lịch phát triển cùng theo đó
là ngành kinh doanh lưu trú phát triển mạnh.
Kết luận: Như vậy, với một mức giá cố định của sản phẩm dịch vụ khi thu nhập

của khách du lịch tăng lên tất yếu sẽ làm tăng nhu cầu du lịch. Quan hệ giữa nhu cầu
du lịch và thu nhập của khách du lịch là mối quan hệ thuận. Nhìn chung, nhu cầu du
lịch được xem là co giãn bởi thu nhập. Du lịch là thứ yếu, do đó nó biến đổi nhiều
khi thu nhập thay đổi. Du lịch là một trong khoản chi tiêu đầu tiên bị cắt bớt khi thu
nhập giảm sút và cũng có thể tăng một tỷ lệ lớn khi thu nhập tăng.

b. Sự thay đổi của giá cả hàng hóa dịch vụ du lịch, xu hướng biến đổi của
cầu và mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp:

Ta thấy rằng, cầu du lịch là số lượng hàng hóa và dịch vụ du lịch được mua với
một mức giá nhất định nào đó, giữa cầu du lịch và giá cả có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch càng cao thì lượng cầu du
lịch càng thấp và ngược lại.
Sự thay đổi về giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ ảnh hưởng
đến thu nhập du lịch
của một vùng và ảnh hưởng đến thu nhập của các cơ sở
kinh doanh lưu trú
ở vùng du lịch đó. Để giải thích điều này, người ta thường
nghiên cứu hệ số co giãn của nhu cầu du lịch theo giá cả. Có 3 trường hợp về hệ
số co giãn:
/Ep/>1: cầu co giãn; /Ep/<1: cầu ít co giãn; /Ep/=1: cầu co giãn đơn vị.
Thu nhập du lịch của một vùng phụ thuộc vào lượng cầu ứng với từng mức giá
khác nhau. Sự thay đổi lượng cầu và giá cả được phản ảnh qua hệ số co giãn và tổng
thu nhập du lịch có mối quan hệ với nhau. Thể hiện:
/Ep/>1: Giá tăng (giảm) cầu giảm (tăng) nhanh thu nhập du lịch giảm
(tăng).
/Ep/<1: Giá tăng (giảm) cầu giảm (tăng) chậm thu nhập du lịch tăng (giảm).
/Ep/=1: Giá tăng hoặc giảm thì cầu giảm hoặc tăng một cách tương ứng, do vậy
tổng thu nhập không đổi.
Như vậy, khi nghiên cứu hệ số của độ co giãn của nhu cầu theo giá cả. Trước
hết, chúng ta có thể nói cầu co giãn như thế nào ứng với từng mức giá và lượng cầu.
Hơn nữa, việc nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng giá sẽ chẳng lợi lộc gì trong trường
hợp cầu co giãn
(bởi vì tổng thu nhập sẽ giảm khi số khách du lịch giảm quá
nhanh), tương tự nếu cầu không co giãn thì tốt hơn là đừng hạ giá. Khi xem xét
các yếu tố liên quan đến giá cả hàng hóa, dịch vụ liên quan đến ngành như vậy, thì

phí vốn lớn đặc biệt chi phí cố định, vì vậy tìm kiếm lợi nhuận khó khăn hơn, các cơ
sở kinh doanh lưu trú sẽ cân nhắc kỹ hơn đối với đầu tư thêm các yếu tố đầu vào.
Tỷ giá hối đoái chính là giá trị đồng tiền giữa các quốc gia với nhau. Sự dịch
chuyển của tỉ giá hối đoái có thể tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của các
công ty
trong thị trường toàn cầu. Tỉ giá hối đoái là yếu tố quan trọng đặc biệt
đối với du lịch quốc tế.
Ví dụ, ở những quốc gia có giá trị đồng ngoại tệ cao như
Anh, Mỹ..ì khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhiều, chi tiêu nhiều thì họ sẽ
giúp tăng thu nhập tại điểm đến. Ngược lại, khi giá trị ngoại tệ cao người dân
Việt Nam muốn đi du lịch ở các nước có đồng ngoại tệ cao thì sẽ chi nhiều tiền
hơn, và họ phải cân nhắc điều này.

Lạm phá t có thể làm cho lãi suất cao hơn, làm cho các dịch chuyển của tỉ giá
hối đoái không ổn định, làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế
tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy, trong trường hợp lạm phát gia tăng , việc đầu tư trở
nên mạo hiểm
vì điểm then chốt nhất của lạm phát là gây ra khó khăn cho các dự
kiến về tương lai
. Do vậy, lạm phát là một mối đe dọa đối với các công ty trong
ngành.

2.2 Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ *bao gồm các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc
sáng tạo các kiến thức mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới và chuyển dịch các
kiến thức đó đến các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới.
Lợi ích: Xu thế phát triển của tiến bộ kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú trong
nước, khu vực và quốc tế. Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, công nghệ mà đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của các ngành, và ngành
kinh doanh lưu trú cũng không ngoại lệ. Sự phát triển về máy móc, thiết bị tối tân
ứng dụng trong việc đầu tư, xây dựng kết cấu, cơ sở hạ tầng đã giúp cho các cơ
sở kinh doanh lưu trú tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và sức lao
động để đẩy nhanh tiến độ hoạt động.

Hơn thế nữa, với xu hướng ngày nay sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ
thuật còn áp dụng mạnh mẽ ngay trong quá trình bán sản phẩm dịch vụ, hoạt
động của cơ sở kinh doanh lưu trú như các doanh nghiệp lưu trú đã áp dụng các hệ

thống tự động, trang thiết bị, máy móc hiện đại vào trong quy trình phục vụ khách
như hệ thống đặt buồng tự động, hệ thống đăng ký khách, và ngay cả chìa khóa
phòng ngày nay cũng sử dụng khóa từ rất tiện ích, dùng các trang thiết bị như
ti vi cảm ứng có thể kết nối với bộ phận lễ tân và tiết kiệm rất nhiều thời gian
giúp cho cả khách du lịch và nhân viên.

Đe dọa: Tuy nhiên, môi trường công nghệ không những mang lại lợi ích mà
còn mang lại đe dọa cho các doanh nghiệp trong ngành. Bởi vì, với sự phát triển
nhanh chóng, mạnh mẽ và không ngừng của khoa học công nghệ để đưa ra những
sản phẩm công nghệ mới đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng, thì liệu
rằng những cơ sở kinh doanh lưu trú nếu nguồn vốn không đủ mạnh, họ không
đủ sức để thực hiện sự đổi mới liên tục theo tốc độ của sự phát triển công nghệ
thì lợi thế cạnh tranh của các cơ sở này sẽ thấp hơn so với các cơ sở kinh doanh
lưu trú mà đầu tư mạnh về công nghệ hiện đại, trang thiết bị hiện đại,
vì dẫu
sao khách hàng vẫn là người có lợi và họ muốn lựa chọn những doanh nghiệp đáp
ứng được yêu cầu của mình.
Hơn nữa, trong xu thế toàn cầu hóa về kinh tế , kinh doanh du lịch chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của các yếu tố công nghệ, kỹ thuật không chỉ trong phạm vi quốc
gia mà cả trong phạm vi quốc tế. Các cơ sở kinh doanh du lịch không chỉ cạnh
tranh với các doanh nghiệp trong nước, mà còn phải đối đầu với sự cạnh tranh
khốc liệt từ các doanh nghiệp nước ngoài* khi rõ ràng với nguồn vốn mạnh, dồi
dào việc đầu tư về khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đối với họ không phải
là khó, và họ có dày dặn kinh nghiệm kinh doanh trong ngành hơn Việt Nam
.
Do vậy, nắm bắt được xu thế của tiến bộ kỹ thuậtsự ảnh hưởng của nó
đến tương lai của doanh nghiệp
là một yêu cầu bức thiết. Sự tiến bộ của công
nghệ kỹ thuật tác động sâu sắc đến việc tạo ra những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn
có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách đồng thời nó cũng tác động đến sự
thay đổi vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, kỹ thuật thì quốc gia và địa
phương phải đưa ra những chương trình, kế hoạch về xây dựng, hoặc tu sửa cơ
sở hạ tầng, giao thông, đầu tư cho hoạt động du lịch
và dịch vụ khác có liên quan
đến du lịch, bởi vì nếu một đất nước văn minh, phát triển hiện đại, văn hóa đặc sắc,

triển, và dĩ nhiên ngành kinh doanh lưu trú cũng chịu ảnh hưởng từ điều đó.
Một yếu tố liên quan đến nhân tố xã hội và tác động đến du lịch đó là, một sự
thật đối với nhiều người đi du lịch là cách để khẳng định vị trí xã hội của mình
có khi là sự đua đòi, bắt chước theo cách tiêu dùng của tầng lớp trên. Thực tế này
không phải không ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của nhiều người ngày nay. Vì
vậy, sự đánh giá của xã hội đối với du lịch (2) cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch của một nước.
c. Nhiệm vụ của CSLT
Đối với ngành kinh doanh lưu trú du lịch, khi kinh doanh hoạt động lưu trú thì
phải biết rõ nguồn khách của mình là ai, phong tục tập quán của khách du lịch
như thế nào, nhu cầu của họ có khác với những khách du lịch khác không, thị
hiếu và xu hướng thay đổi của du khách về loại hình kinh doanh lưu trú như
thế nào
để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra phương hướng, mục tiêu, kế hoạch
hành động
cho phù hợp và đặc biệt là đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng.
Và đặc biệt khi các cơ sở kinh doanh lưu trú tuyển dụng nguồn lao động từ
thị trường lao động và nguồn lực của xã hội không chỉ trong nước mà còn ở các
nước ngoài
thì điều quan trọng các cơ sở kinh doanh lưu trú phải xây dựng tổ
chức văn hóa tốt,
không có sự xung đột về văn hóa giữa các vùng miền và đặc biệt
là giữa các quốc gia với nhau.

2.2 Môi trường nhân khẩu học
a. Khái niệm và tầm quan trọng
Môi trường nhân khẩu học là môi trường liên quan đến các vấn đề như dân số,
cấu trúc tuổi, phân bố địa lý cộng đồng các dân tộc và phân phối thu nhập
.
Chúng ta thấy rằng, các bộ phận dân cư khác nhau có quốc tịch, giới tính khác nhau,
tuổi tác khác nhau và trình độ văn hóa khác nhau sẽ chọn loại hình du lịch khác
nhau,
từ đó sẽ tác động đến sự phát triển du lịch của quốc gia, địa phương, và việc
tổ chức sản phẩm dịch vụ phù hợp với đặc điểm của nguồn khách của các cơ sở
lưu trú du lịch.
Các nhân tố nhân khẩu học tác động đến động cơ du lịch của khách du lịch và từ
đó họ quyết định lựa chọn những loại hình du lịch khác nhau. Từ đó, các cơ sở doanh

nghiệp du lịch sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch hợp với số đông hoặc xây dựng
những sản phẩm du lịch tập trung, thu hút một thiểu số nào đó,
khẳng định được
sự vững vàng của doanh nghiệp trên đoạn thị trường rất chuyên biệt này.
b. Các yếu tố của môi trường nhân khẩu học tác động đến ngành KDLT
*Giới tính và tình trạng gia đình tác động đến động cơ du lịch của khách du
lịch: Những người có giới tính khác nhau, thì tính cách và tâm lý cũng khác
nhau.
mỗi người đều có vai trò trong gia đình và trong xã hội vì vậy có sự
mâu thuẩn giữa hai vai trò
này.
Ví dụ, trước đây người phụ nữ chỉ biết đến công việc nội trợ, nhưng ngày nay
sự bình đẳng trong gia đình và công việc thì người phụ nữ quan tâm đến hoạt động
bên ngoài nhiều hơn, vì vậy khi xem xét đến sự khác nhau về động cơ du lịch và
mối quan tâm du lịch của hai phái chúng ta không còn thấy sự khác nhau rõ rệt
như trước.
Tuy nhiên nếu có xảy ra mâu thuẩn giữa gia đình và công việc, xã hội
thì phụ nữ vẫn ưu tiên gia đình hơn đặc biệt là sau khi có con, khi đã có con thì nhu
cầu của con cái sẽ ảnh hưởng đến cả động cơ du lịch và sự lựa chọn
của bố mẹ.
*Tuổi tác đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn các loại hình du
lịch và điểm du lịch. Ví dụ, thanh niên thường là người dễ tiếp cận những loại
hình du lịch mới
và điểm du lịch mới bởi vì những người thanh niên dễ tiếp thu
những ý kiến mới và họ cảm thấy ít bối rối lúng túng khi gặp những hoàn cảnh bất
ngờ vì họ tin rằng người ta dễ tha thứ cho họ với lý do họ còn trẻ, do đó trong du lịch
những người thanh niên trẻ tuổi thích đi đến những nơi mới, tìm những cảm
giác mạnh.
Là người trẻ tuổi, họ chưa có địa vị xã hội nên họ dễ dàng chấp nhận
những tiện nghi khiêm tốn.

Nhưng đối với những người ở lứa tuổi trung niên , họ đã đạt được một địa vị xã
hội nhất định và đã đạt được các tiện nghi liên quan đến địa vị của mình, đối với họ
quan trọng nhất là sự sung túc ; lứa tuổi trung niên và lứa tuổi lớn hơn thích đi du
lịch theo từng nhóm
bởi vì ở lứa tuổi này, nhu cầu về bạn bè đồng hành mạnh hơn
và nhu cầu thám hiểm giảm đi. Khi đi theo nhóm, người trung niên sẽ có cảm giác
an toàn hơn vì anh ta có thể xem xét cách cư xử của những người đồng hành
để
có cách cư xử thích hợp; lứa tuổi này thích đi theo cả gia đình.
*Trình độ văn hóa: Sự khác nhau về trình độ văn hóa làm cho người khác