[CHUẨN NHẤT] Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì?

Trắc nghiệm: Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì?

A. phân tử ARN                      

B. chuỗi polypeptit.                

C. phân tử ADN                     

D. phân tử Xenlulôzơ.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. phân tử ARN

Phiên mã là quá trình tổng hợp phân tử ARN 

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về quá trình phiên mã nhé!

– Là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang ARN mạch đơn.

– Ở tất cả các virút có ADN mạch kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực đều có quá trình phiên mã.

– Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa hai lần phân bào, khi đó nhiễm sắc thể (NST) dãn xoắn.

[CHUẨN NHẤT] Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì?

Quá trình phiên mã có những giai đoạn chính sau:

a. Mở đầu

– Enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch mã gốc có chiều 3’-5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (điểm khởi đầu)

b. Kéo dài

– ARN-polimeraza trượt dọc theo mạch gốc của gen theo chiều 3’-5’ tổng hợp mạch mARN theo chiều từ 5’ => 3’ và theo nguyên tắc bổ sung (A-U, G-X).

c. Kết thúc

Enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên mã, phân tử mARN được giải phóng.

– Ở sinh vật nhân sơ: mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.

– Ở sinh vật nhân thực: mARN sau phiên mã phải cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau mới tạo thành mARN trưởng thành, sau đó mARN trưởng thành đi qua màng nhân, ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp protein.

Kết luận: Trong hai mạch của gen chỉ có mạch khuôn (mạch mã gốc) được phiên mã thành mARN theo nguyên tắc bổ sung rồi từ nhân ra tế bào chất để tham gia vào quá trình dịch mã. Quá trình dịch mã được tiến hành từ điểm khởi đầu và chấm dứt ở điểm kết thúc của gen.

– Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN pôlimeraza di chuyển dọc theo mạch khuôn giúp cho các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A – U, G – X) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’ → 3’.

– Đối với sinh vật nhân thực khi toàn bộ gen được phiên mã thì mARN sơ khai được cắt bỏ intron và nối các êxôn với nhau thành mARN trưởng thành.

a) Khác nhau

– Tự nhân đôi ADN:

+ Chịu sự điều khiển của enzim ADN pôlimeraza.

+ Thực hiện trên cả 2 mạch (mạch gốc tổng hợp liên tục, mạch bổ sung tổng hợp gián đoạn).

+ 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A, T, G, X.

+ Sản phẩm tạo thành là ADN mạch kép.

– Phiên mã:

+ Chịu sự điều khiển của enzim ARN pôlimeraza

+ Chỉ thực hiện trên mạch gốc (vì ARN chỉ có 1 mạch đơn).

+ 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A, U, G, X.

+ Sản phẩm tạo thành là ARN mạch đơn.

b) Giống nhau

– Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng thái tháo xoắn.

– Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu.

– Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN.

– Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.

[CHUẨN NHẤT] Sản phẩm của quá trình phiên mã là gì? (ảnh 2)

Khác với dịch mã, quá trình phiên mã bao gồm các yếu tố sau đây:

– Enzim: Có rất nhiều loài enzim khác nhau cũng như các yếu tố trợ giúp tham gia vào phiên mã. Trong đó enzim có tác động nhiều nhất chính là ARN polimeraza hay còn được gọi là ARN pol.

– Khuôn: Phiên mã diễn ra trên một đoạn mạch của ADN. Đoạn mạch này có chiều dài từ 5′-3′.

– Nguyên liệu: Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của riboNu và các nguồn cung cấp năng lượng như ATP, UTP, GTP…