CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM – Phát triển sản phẩm mới:  Phát triển sản phẩm mới là tập hợp các công việc – StuDocu

Mục Lục

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

1. Phát triển sản phẩm mới:

 Phát triển sản phẩm mới là tập hợp các công việc liên quan đến thiết kế,

xây dựng và phát triển để tạo ra một sản phẩm có thể thương mại hóa, và

mang những đặc điểm khác biệt với những sản phẩm mà doanh nghiệp

đang có.

Qui trình: gồm 7 bước:

 Bước 1: Lên ý tưởng phát triển

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm mới là lên ý tưởng phát
triển cụ thể và rõ ràng. Trong bước này, bạn cần tìm kiếm ý tưởng cho sản
phẩm mới một cách rõ ràng và cụ thể. Vậy ý tưởng mới cho sự phát triển
sản phẩm này bắt nguồn từ đâu?

 Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng

Dựa vào các tiêu chí dưới đây để đánh giá ý tưởng của mình:

 Độ mới của ý tưởng được đề xuất

 Khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

 Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

 Tính khả thi của ý tưởng phát triển sản phẩm mới

 Bước 3: Thử nghiệm các concept

 Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing

Có 1 số vấn đề chính cần lưu ý khi xây dựng chiến lược Mar cho sản phẩm mới:

 Mục tiêu marketing sản phẩm mới theo từng giai đoạn

 Mô tả về thị trường mục tiêu

 Mô tả về khách hàng tiềm năng

 Kế hoạch marketing sản phẩm mới cụ thể

 Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuận

 Bước 6: Thử nghiệm trên thị trường

 Bước 7: Thương mại hóa

 Nguyên nhân thất bại:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thất bại khi phát triển 1 sản phẩm mới:

1 Đánh giá sai tiềm năng thị trường.

2. Các phản ứng bất ngờ từ các đối thù cạnh tranh.

3. Thời gian giới thiêu sản phẩm ngắn.

4. Có sự thay đổi mạnh mẽ trên thị trường (nền kinh tế) sau khi sản phẩm đã

được ủng hộ.

5. Điều khiển chất lượng không phù hợp.

6. Đánh giá sai chi phí sản xuất

7. Tiêu dùng vào việc khuếch trương ban đầu không hợp lý.

8. Kiểm định thị trường sai.

9. Kênh phân phối thiếu triển vọng.

Tuy nhiên, có thể nói một số nguyên nhân cốt lõi sau đây:

Hiểu thị trường và người tiêu dùng

1. Bỏ qua hoặc thờ ơ với nghiên cứu thị trường:

Một sản phẩm mới hay thương hiệu mới không thể tự nhiên mọc lên thị trường,

mà ẩn sau đó là quyết định của cá nhân hay cả tập thể. Các doanh nghiệp

thường tạo ra sản phẩm trước rồi chào bán ra thị trường bỏ qua bước hiểu thị

trường, nghiên cứu thị trường. Điều đó đem lại nhiều rủi ro. Việc không tìm

hiểu trước thị trường, sẽ khiến doanh nghiệp không xác định được thị trường có

thật sự cần, hay có nhu cầu đối với sản phẩm mình đưa ra hay không. Và không

thấy hay hiểu được nhóm khách hàng tiềm năng, không xác định được nguồn

tăng trưởng ngành hàng của mình đến từ đâu.

2. Bỏ qua bước kiểm chứng Insight- sự thật ngầm hiểu từ người tiêu dung:

Đa số doanh nghiệp đều bỏ qua giai đoạn kiểm chứng lại với người tiêu dùng để

xem họ có thật sự cần, sản phẩm có đủ đặc biệt để thu hút khách hàng hay dung

size của thị trường đó có đủ lớn để tung ra sản phẩm đó. Điều này dẫn đến

việc, sản phẩm tạo ra bị dung hòa vào thị trường, vì đã có rất nhiều sản

phẩm tương tự như vậy đã chiếm lĩnh thị trường từ trước, môi trường

cạnh tranh đã khốc liệt nay càng khốc liệt hơn

Nguồn lực và các bước triển khai, truyền thông sản phẩm

1. Tính năng và lợi ích sản phẩm

Sự thiếu hụt về nhân sự, về khoa học kỹ thuật -công nghệ để tạo ra sản phẩm,

dẫn đến các tính năng và lợi ích sản phẩm không thõa được nhu cầu người tiêu

dùng. Hoặc tính năng bị lỗi, gây ra các thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh

nghiệp.

2. Truyền thông sản phẩm và giá cả

Sản phẩm truyền thông không thu hút được nhóm khách hàng tại các điểm chạm

thương hiệu (bao bì không bắt mắt, các đoạn quảng cáo sai thông điệp, người

tiêu dùng tiềm năng không thấy họ trong các thông điệp hình ảnh quảng cáo),

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể bắt đầu nhìn thấy sự tăng
trưởng một cách rõ rệt thông qua kết quả doanh thu. Tại giai đoạn
1, càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm càng tạo nên thành
công trong giai đoạn 2 này

Giai đoạn 3: Đạt đỉnh và bão hoà thị trường

Trong giai đoạn 3 chu kỳ sống của sản phẩm, chúng ta sẽ không
nhìn thấy được sự phát triển vượt bậc như ở giai đoạn 2. Thậm chí,
tại một thời điểm nhất định, chúng ta sẽ cảm nhận rõ ràng sự chững
lại và các chỉ số có dấu hiệu đi xuống.

Giai đoạn 4: Suy thoái

Không một sản phẩm nào có thể tránh được giai đoạn cuối cùng của
chu kỳ sống của sản phẩm đó là suy thoái. Đây cũng là thời điểm
chủ doanh nghiệp dễ rơi vào trạng thái bị động nhất.

2. Chiến lược Marketing trong từng giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lựa chọn 1 trong 4 chiến lược

 Đưa ra mức giá cao + tiến hành các hoạt động quảng bá với
các chiến dịch và thông điệp sản phẩm tương xứng với giá
thành để thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng.
 Đưa ra mức giá cao + hoạt động quảng cáo, viral thương hiệu
diễn ra từ từ, tiếp cận khách hàng chậm rãi.
 Đưa ra mức giá thấp + các hoạt động marketing sôi nổi với
mục đích đưa sản phẩm thâm nhập thị trường nhanh chóng.
 Đưa ra mức giá thấp + không dành nhiều chi phí cho các hoạt
động marketing, sản phẩm sẽ thâm nhập vào thị trường một
cách tự nhiên, từ từ.

Giai đoạn 2: Đề ra các chiến lược kinh doanh quyết liệt

Khi này, doanh nghiệp cần tập trung đề ra những chiến lược kinh
doanh để thúc đẩy doanh thu cũng như duy trì hoạt động.

 Mở rộng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
 Không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm
 Tìm thêm những kênh chất lượng để phân phối và tiêu thụ sản
phẩm
 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tham khảo và điều chỉnh giá
thành sản phẩm (nếu cần)
 Tập trung tạo dựng uy tín, niềm tin và hình ảnh thương hiệu

Giai đoạn 3: Thay đổi

Trong 4 chu kỳ sống của sản phẩm thì giai đoạn 3 là giai đoạn buộc
doanh nghiệp cần phải tạo ra những thay đổi, những bước đột phá
để duy trì tính hiệu quả của sản phẩm.

 Tiếp tục củng cố thương hiệu

 Thay đổi chiến lược marketing: Cho khách hàng thấy sự khác
biệt giữa sản phẩm của mình với các sản phẩm cùng loại trên
thị trường.
 Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, tổ chức thêm nhiều chương
trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng
 Thay đổi về sản phẩm (chất lượng, mẫu mã…)

Giai đoạn 4: Kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm

Trong giai đoạn 4, các chỉ số như doanh thu, lượng khách hàng mới,
tỉ lệ quay lại của khách hàng cũ..ẽ sụt giảm một cách rõ rệt. Khi
này, doanh nghiệp sẽ cần đưa sản phẩm của mình rút dần khỏi thị
trường.

 Nếu cần thiết hãy tiếp tục cải thiện sản phẩm hoặc không bạn
có thể giữ nguyên. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cân
đối sao cho hạn chế tối đa lượng hàng tồn trong kho sau khi
doanh nghiệp đã rút sản phẩm.
 Mở ra nhiều đợt khuyến mãi đại hạ giá, thu hồi..ới mục đích
thanh lý toàn bộ sản phẩm.
 Thu hẹp và dần loại bỏ các điểm, kênh phân phối để giảm thiểu
các chi phí duy trì trước đó.
 Lên ý tưởng và kế hoạch cho sản phẩm mới.

3. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm:

 Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm là gì:

Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm là những dịch vụ được thực hiện bởi nhà sản

xuất hay đại lý. Với các dịch vụ đảm bảo cho sản phẩm về chất lượng giá

trị trong khoảng thời gian nhất định sau khi bán ra thị trường. Với tính chất

do những lỗi của nhà sản xuất sẽ được bên bán chịu trách nhiệm đổi trả

hay sửa chữa. Ngoài ra còn có các dịch vu khác tùy theo nhu cầu quan

tâm của khách hàng mà bên bán có thể đảm bảo nghĩa vụ. Diễn ra với

nghĩa vụ kéo dài ở một thời gian nhất định sau khi đã bán sản phẩm.