CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH LÀ GÌ?
Xây dựng chiến lược kinh doanh và triển khai chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp trong giai đoạn cuối năm là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà nhà đội ngũ lãnh đạo của tổ chức cần tập trung. Đâu là những yếu tố tác động trực tiếp đến chiến lược canh tranh của doanh nghiệp? Nhà quản lý cần làm gì để nâng cao cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đang có nhiều biến động, đặc biệt là trong thời điểm sắp bước sang năm mới 2021? Hãy cùng Acabiz tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Khái niệm của chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh là hệ thống các kế hoạch triển khai ngắn hạn và dài hạn mà tổ chức vạch ra với mong muốn đạt được mục tiêu là gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác, đồng thời chủ động đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, mọi cơ hội và thách thức trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thực hiện so sánh với chính mình trong cách thức triển khai trước kia.
Mục đích của việc lên chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp là nhằm tạo dựng một vị trí của doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực của họ và tạo ra sự vượt trội đối với lợi tức đầu tư (ROI). Hiện nay, chiến lược cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi ngành công nghiệp đang ngày càng phát triển, thay đổi với tốc độ nhanh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao đối với những sản phẩm, dịch vụ đang được các doanh nghiệp cung cấp gần như giống nhau.
Phân loại 4 chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
Chiến lược đi đầu về chi phí
Một trong bốn loại chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đó là chiến lược đi đầu về chi phí. Đối với nội dung chiến lược này, mục tiêu then chốt của doanh nghiệp đó là trở thành một nhà sản xuất, nhà cung ứng có giá thành được đánh giá là thấp nhất trong ngành hoặc trên thị trường hiện tại.
Muốn đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần đầu tư sản xuất ở quy mô lớn vì hiệu quả của chiến lược tập trung chủ yếu vào quy mô doanh nghiệp. Do đó, những công ty, tổ chức có quy mô nhỏ và vừa nên cân nhắc khi lựa chọn chiến lược đi đầu về chi phí này bởi nó đòi hỏi điều kiện cao liện quan đến những hợp đồng về cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất trên thị trường mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại khó có tiềm lực thực hiện được.
Chiến lược dẫn đầu về chi phí có thể áp dụng hiệu quả cho những doanh nghiệp sản xuất và các nhà phân phối bởi đặc điểm cốt lõi của chiến lược này chủ yếu là cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn ở trong ngành. Và để thực hiện chiến lược này thành công, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như: sản xuất quy mô lớn, nguồn nguyên liệu giá thấp, quy trình quản lý chất lượng, quy trình phân phối đảm bảo hiệu quả, …
>> Tất tần tật kiến thức về đào tạo quản lý bán lẻ hiệu quả
>> Những bài học từ văn hóa công sở của người Nhật
Chiến lược tạo sự khác biệt
Chiến lược tạo sự khác biệt là chiến lược giúp cho các doanh nghiệp duy trì được những tính năng khác biệt, sự độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mình sở hữu trên thị trường. Với một chiến lược thành công, sản phẩm của công ty có thể tạo ra sự đột phá, khác biệt cũng như tạo dấu ấn đặc biệt hơn với khách hàng so với các sản phẩm tương tự của đối thủ. Đó có thể là sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, giá cả, tính năng đa dạng, chi phí hợp lý, … Nhiều khi một chiến lược tạo sự khác biệt còn tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp trở thành xu hướng duy nhất và dẫn đầu trên thị trường. Bạn có thể nhìn thấy rõ ràng một ví dụ điển hình đó là hãng điện thoại thông minh Apple với đặc trưng nổi bật trong sản phẩm được cả thế giới đón nhận dù chi phí không phải là thấp.
Chiến lược tập trung chi phí
Mặc dù có sự tương đồng với chiến lược dẫn đầu về chi phí, nhưng đối với chiến lược tập trung chi phí lại có sự khác biệt trong cách thức triển khai. Đối với loại chiến lược này, doanh nghiệp chỉ tập trung vào phát triển một phân khúc thị trường cụ thể, áp dụng giá thành thấp nhất cho phân khúc thị trường đó và cung cấp sản phậm, dịch vụ tới tay khách hàng với một mức chi phí hấp dẫn.
Mục tiêu của chiến lược tập trung chi phí đó là giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu quả nhân và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng có thói quen bị thu hút bởi những sản phẩm giá rẻ, các chương trình khuyến mại.
Chiến lược phân biệt
Chiến lược tập trung phân biệt là một loại chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc áp dụng cho kế hoạch của mình. Mục tiêu của chiến lược này được hiểu là giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt khi đánh vào một phân khúc thị trường nhất định nào đó.
Mục tiêu trọng tâm của chiến lược cạnh tranh đó là doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tìm ra được những ưu điểm đặc biệt, vượt trội và bỏ xa đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực. Tuy nhiên, thời gian duy trì lợi thế cạnh tranh còn phụ thuộc vào nhiều các yêu tố khác như: thách thức kinh doanh, năng lực đối thủ, sự thay đổi, tác động từ môi trường bên ngoài,… Đánh giá chính xác những yếu tố này, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược cạnh tranh hiệu quả và bỏ xa đối thủ để trở thành doanh nghiệp mạnh mẽ, phát triển không ngừng trong tương lai.