CHIA SẺ THÔNG TIN CÁCH TÍNH LƯƠNG – CÁCH TRẢ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP – Công ty CP Phần mềm EFFECT

Cách tính lương cho nhân viên hay người lao động trong doanh nghiệp sẽ có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm – tính chất của công việc, thậm chi phụ thuộc vào đặc điểm của người lao động. Dưới đây Cty CP Phần mềm EFFECT sưu tầm và chia sẻ về cách tính lương.

 

 

1. Cách tính lương theo thời gian

 

 Với việc tính lương, trả lương cho người lao động theo thời gian thì doanh nghiệp căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của người lao động và căn cứ vào mức lương thỏa thuận ban đầu giữa doanh nghiệp với người lao động.

 

Thời gian thường được áp dụng là: theo tháng, theo tuần theo ngày, theo giờ.

 

Để biết được thời gian làm việc thực tế của người lao động thì doanh nghiệp căn cứ vào bảng chấm công với từng người lao động.

 

Với hình thức tính lương theo thời gian này thì việc tính lương thực tế sẽ được áp dụng như sau:

 

Lương tháng = Lương thỏa thuận / số ngày làm việc trong tháng x số ngày đi làm thực tế

 

Hoặc

   Lương tháng = Lương thỏa thuận / 26 x số ngày công đi làm thực tế trong tháng

 

Lương thỏa thuận: là mức lương thỏa thuận khi làm vào việc (có thể bao gồm cả phụ cấp)

 

Ví dụ: 5tr/tháng + 300.000 phụ cấp tiền xăng, 10tr/tháng + 500.000đ tiền ăn…

 

– Với việc tính lương theo tháng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ phận chấm công cho từng nhân viên.

 

– Người lao động sẽ bị trừ lương vào những ngày nghỉ

 

Ví dụ: Công ty ABC  ký hợp đồng lao động với A với mức lương thỏa thuận là 10.000.000đ/tháng và có phụ cấp 1.000.000đ/tháng tiền ăn + 500.000đ/tháng tiền xăng xe đi lại.

 

Tháng 3/2015 có 22 ngày làm việc (do công ty chỉ làm việc từ T2 đến T6) nhưng A chỉ đi làm 20 ngày.

 

=> Lương tháng 3 của A được nhận:

 

Lương tháng = (10tr + 1tr + 500.000đ) / 22 x 20 = 10.455.000đ

 

Lưu ý: Với những doanh nghiệp chỉ nghỉ chủ nhật tức số ngày đi làm trong tháng thường là 26, 25, 27 ngày hoặc ít hơn (với tháng 2) thì có thể áp dụng cách tính lương với số ngày công chuẩn trong tháng là 26 ngày.

 

Cách trả lương: Có thể là ngày cuối cùng trong tháng sau khi đã hoàn thiện bảng chấm công. Nhưng thường các doanh nghiệp sẽ trả vào ngày mùng 5 đến mùng 10 tháng của tháng kế tiếp.

 

2. Cách tính lương theo sản phẩm

                                       

Cách tính lương theo sảm phẩm sẽ thể hiện được sự công bằng dựa trên năng suất lao động của từng người lao động.

 

Công thức tính:

 

Lương theo sản phẩm = Khối lượng sản phẩm làm ra x Đơn giá sản phẩm

 

Ví dụ: Công ty A chuyên về may áo và áp dụng việc tính lương theo sản phẩm hoàn thành với đơn giá 100.000đ/áo.

 

Trong tháng nhân viên B may được 100 chiếc áo

 

=> Lương của B = 100.000 x 100 = 10.000.000đ

 

 – Các tính lương theo sản phẩm có ưu điểm là sẽ thúc đẩy được năng suất lao động tuy nhiên nhược điểm của nó là chất lượng sản phẩm cần phải được kiểm tra chặt chẽ tránh việc làm ẩu, làm vội…

 

– Doanh nghiệp có thể khuyến khích người lao động bằng cách đưa ra mức thưởng khi hoàn thành được một mức khối lượng sản phẩm nào đó.

 

Ví dụ như nhân viên sẽ được thưởng 500.000đ nếu 1 tháng may được trên 15 chiếc áo…

 

 

3. Cách trả lương theo doanh thu

 

 – Việc trả lương theo doanh thu sẽ gắn chặt giữa mức lương người lao động nhận được với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp với mức tỉ lệ thuận: doanh nghiệp có lãi càng cao => nhân viên có mức lương càng lớn.

 

– Hình thức trả lương theo doanh thu sẽ phù hợp với những vị trí như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn…

 

– Việc tính lương theo doanh thu sẽ làm giảm sự rỏi ro, thâm hụt ngân quỹ khi doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả tốt do sẽ bị trả ít tiền lương.

 

 Ví dụ: Doanh nghiệp A chuyên bán Sơn trả lương cho nhân viên bán hàng như sau:

 

Lương cứng 2.000.000đ/tháng + 1% doanh số.

 

Trong tháng 5/2015 công ty thu về 100.000.000đ từ tiền bán sơn

 

=> Lương = 2.000.000 + 1% x 100.000.000 = 3.000.000đ/tháng

 

Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên làm việc bằng cách thưởng khi doanh số đạt được mức nào đó.

 

4. Cách tính lương theo hình thức khoán

 

 Lương khoán thường được áp dụng cho những sản phẩm có tính chất thời vụ, ngắn hạn, sản phẩm không theo quy chuẩn nào…

 

Cách tính lương khoán dựa trên khối lượng hoàn thành theo đúng chất lượng và đơn giá lương khoán:

 

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm hoàn thành

 

Ví dụ: công ty ABC khoán cho Đơn vị A xây dựng toàn bộ tường rào quanh trụ sở công ty với mức giá là 100.000.000đ, xây theo đúng bản vẽ thiết kế. Công ty A sẽ tự lo liệu nhân công, vật tư…

 

– Khi làm xong nghiệm thu đúng chất lượng và khối lượng thì ABC sẽ thanh toán toàn bộ số tiền cho Đơn vị A.

 

– Nếu Đơn vị A làm bỏ rở thì sẽ căn cứ vào khối lượng hoàn thành thực tế để thanh toán (có thể sẽ bị phạt tùy theo hợp đồng đã ký).

 

Cách trả lương Khoán thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng, giao thông…

 

Các lưu ý khi doanh nghiệp trả lương cho nhân viên:

 

– Doanh nghiệp được phép tự áp dụng các cách tính lương cho nhân viên trong doanh nghiệp mình sao cho phù hợp.

 

– Với lương tháng sẽ phải trả 1 tháng 1 lần (không chậm quá 1 tháng). Khi trả lương chậm sẽ phải tính lãi cho người lao động theo lãi suất tại Ngân hàng ở thời điểm trả lương.

 

– Nếu hưởng lương theo giờ, theo ngày, theo tuần thì sẽ phải trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc trả lương gộp nhưng không quá 15 ngày gộp.

 

– Với lương khoán thì được phép ứng lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành khi khối lượng công việc lớn, kéo dài…

 

– Các ngày nghỉ lễ theo quy định người lao động sẽ không bị trừ lương.

 

(Nguồn Internet)

Đánh giá trên Facebook

Đánh giá trên Facebook